Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Metovance – Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

Thuốc Metovance – Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

(1 đánh giá của khách hàng)

130.000

Danh mục: Thương hiệu:

Mô tả

1, Thuốc Metovance là gì?

Thuốc Metovance thuộc nhóm thuốc hormon, nội tiết tố. Metovance là thuốc đầu tay sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin typ 2 nhằm mục đích kiểm soát đường huyết.

Ở bệnh nhân đái tháo đường Metovance được chứng minh là thuốc có hiệu quả trong việc phòng ngừa các biến chứng mạch máu lớn như: tai biến mạch máu não…, và các biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh: thận, bệnh lý võng mạc…

Ngoài ra, Metovance cũng có thể coi là lựa chọn cuối cùng, kết hợp với insulin cho bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin.

Thuốc được bào chế dưới dạng: viên nén bao phim. Thành phần của thuốc gồm: Metformin hydroclorid hàm lượng 500mg, Glibenclamid hàm lượng 5mg và 1 số tá dược khác vừa đủ 1 viên.

Metovance có số đăng ký là: VD-29195-18.

Thuốc Metovance do Chi nhánh Công Ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ  –  Việt Nam sản xuất, và Công Ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ đăng ký.

Quy trình đóng gói: mỗi hộp 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên.

Mặt trước của hộp thuốc Metovance
Mặt trước của hộp thuốc Metovance

2, Công dụng và chỉ định của thuốc Metovance

  • Công dụng:

Hạ đường huyết ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Giảm glucose trong huyết tương.

Kích thích tuyến tụy bài tiết và sinh tổng hợp insulin.

  • Chỉ định:

Điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin typ II nhằm mục đích kiểm soát đường huyết.

Điều trị ngắn hạn các bệnh nhiễm khuẩn nặng, nhạy cảm với vi khuẩn gram âm như: Pseudomonas, Escherichia, coli…

3, Thành phần của Metovance có tác dụng gì?

Hoạt chất gồm: Metformin hydroclorid hàm lượng 500mg và Glibenclamid hàm lượng 5mg

Metformin HCl:

  • Ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường Metformin có tác dụng làm hạ đường huyết, tuy nhiên không có tác dụng hạ đường huyết ở người bình thường. Ngoài ra, còn tạo thuận lợi cho sự chuyển hóa của lipid.
  • Metformin còn làm gia tăng khả năng vận chuyển glucose qua màng.

Cơ chế tác dụng:

Metformin có thể tác dụng theo 3 cơ chế sau:

  1. Ở gan, ban đầu là quá trình làm giảm sự tân tạo glucose bằng cách ức chế sự tạo thành glucose và hủy glycogen.
  2. Ở cơ, khi Metformin vào trong cơ thể insulin lúc này sẽ tăng sự nhạy cảm và ở ngoại biên lúc này glucose cũng sẽ được sử dụng đến nhiều hơn.
  3. Ở ruột quá trình hấp thu glucose trong cơ thể sẽ diễn ra chậm.

Glibenclamid:

Có các tác dụng sau: Làm giảm nồng độ glucose trong máu và tăng mức insulin với cơ chế như sau:

Glibenclamid cơ chế trong điều trị bệnh đái tháo đường khá là phức tạp. Ban đầu khi sử dụng Glibenclamid cho người bị bệnh không phụ thuộc insulin nó sẽ làm tăng giải phóng insulin ở tuyến tụy. Ở những tháng đầu tiên sử dụng đáp ứng với insulin do các sulfonylure, khi sử dụng lâu dài nồng độ insulin trong máu lại quay trở lại như trước khi bắt đầu điều trị nhưng nồng độ glucose trong huyết tương vẫn giữ được ở mức thấp.

4, Cách sử dụng thuốc

4.1 Liều dùng:

Liều khởi đầu: ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 viên.

Sau 1-2 tuần: bệnh nhân có biểu hiện đáp ứng tốt thì tiến hành tăng liều, ngày 2 viên, uống vào buổi sáng và buổi tối.

Liều tối đa: mỗi ngày 3 viên có trường hợp có thể sử dụng 4 viên trên 1 ngày khi có chỉ định của bác sĩ. Chia thuốc uống vào 3 buổi trong ngày: sáng – trưa – tối.

Đối với người lớn tuổi khi sử dụng thuốc cần phải hiệu chỉnh liều cho phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân.

Trường hợp lớn tuổi và có bệnh kèm theo ( suy thận) cần phải theo dõi chức năng thận thường xuyên khi sử dụng thuốc.

4.2 Cách dùng:

  • Thuốc hấp thu tốt theo đường tiêu hóa nên sử dụng chủ yếu theo đường uống.
  • Uống nguyên viên, không nhai, không bẻ viên hay làm vỡ khi uống.
  • Uống trước bữa ăn.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dựng.
Hình ảnh hộp và vỉ thuốc Metovance
Hình ảnh hộp và vỉ thuốc Metovance

5, Thuốc Metovance có sử dụng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú không?

Không khuyến cáo sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

6, Thuốc Metovance có giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường thuốc Metovance có giá dao động khoảng 130.000 – 150.000VNĐ. Tùy thuộc vào từng khu vực nhà thuốc, quầy thuốc mà Metovance có thể có những mức giá cả khác nhau.

7, Thuốc Metovance có thể mua ở đâu?

Metovance đang được bày bán và phân phối rộng rãi khắp các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể mua sản phẩm trên các trang thương mại hay các ứng dụng như: shopee, tiki,… Do đó Khách hàng có thể dễ dàng mua được thuốc Metovance tại các nhà thuốc uy tín. Lưu ý để tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng khách hàng nên mua tại các nhà thuốc uy tín.

Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline Nhà thuốc Online ITP Pharma để được tư vấn và mua thuốc chính hãng với giá cả phải chăng.

8, Chống chỉ định?

  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân suy hô hấp,suy tim, shock, thận nặng, suy chức năng thận, suy gan, nhiễm độc gan do rượu.
  • Người nghiện rượu.
  • Trường hợp nhiễm trùng nặng, mất nước.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường typ I.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

9, Tác dụng phụ

  • Thường gặp như: rối loạn mạch máu và hệ bạch huyết, tuy nhiên các rối loạn này sẽ mất đi khi ngừng điều trị.
  • Trường hợp hiếm gặp: đó là tình trạng bạch cầu và tiểu cầu trong máu đều giảm, phản ứng quá mẫn cũng có thể xảy ra, dị ứng.
  • Trường hợp rất hiếm có thể xảy ra đó là thiếu máu tan huyết, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và chất dinh dưỡng như: giảm glucose huyết, rối loạn vị giác ăn không ngon, đắng miệng.
  • Rối loạn hệ thống thần kinh thường gặp là rối loạn vị giác.
  • Ngoài ra, các tác dụng phụ khác có thể gặp là: Rối loạn mắt, rối loạn gan mật, rối loạn da và mô dưới da.

10, Lưu ý khi sử dụng

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.

Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý.

Mặt bên của hộp thuốc Metovance
Mặt bên của hộp thuốc Metovance

11, Dược động học

  • Metformin:

Hấp thu: hoạt chất được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và hệ thống lọc tập chung chủ yếu ở niêm mạc ruột.

Bài xuất: qua nước tiểu dưới dạng không bị chuyển hóa. Thời gian bán hủy khoảng 4 giờ và thời gian tác dụng của metformin lên đến 8 giờ.

  • Glibenclamide:

Hấp thu: thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nên sử dụng thuốc trước bữa ăn 30 phút vì khi no sự tăng glucose trong huyết thanh sẽ ức chế sự nhu động của dạ dày và ruột dẫn đến tình trạng Glibenclamide sẽ bị giảm hấp thu.

Phân bố: khả năng liên kết với protein huyết tương của Glibenclamide rất cao khoảng 90-99% đặc biệt là với albumin. Thể tích phân bố của thuốc là 0,2 lít/kg.

Chuyển hóa: Glibenclamide chuyển hóa qua gan.

Bài xuất: chủ yếu qua nước tiểu.

12, Tương tác thuốc

Thuốc Metovance có thể tương tác với 1 số thuốc sau:

  • Thuốc ức chế acid mật: nên sử dụng cách xa nhau ít nhất là 4 giờ.
  • Không nên sử dụng chung với thuốc kháng nấm miconazole, fluconazole vì khi sử dựng chung khả năng hạ đường huyết sẽ tăng dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không nên sử dụng thuốc với các đồ uống kích thích, cồn hoặc rượu bia vì sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc và suy gan.
  • Phenylbutazone: Metovance tương tác với thành phần của Glibenclamide sẽ làm tăng tác dụng hạ đường hueets của thuốc do đó không nên sử dụng chung 2 thuốc này với nhau.
  • Chlorpromazine liều cao: không nên dùng chung vì có thể làm tăng đường huyết.
  • Khi tương tác với thuốc lợi tiểu sẽ có nhiều tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
  • Tương tác với chất cản quang có iod sec làm tăng nguy cơ nhiễm toan máu.
  • Kết hợp với thuốc chẹn beta giao cảm sẽ làm giảm đi tác dụng của Metovance. Ngoài ra, còn làm giảm đường huyết quá mức.

13, Xử trí khi quên liều hoặc quá liều

  • Quá liều: khi gặp trường hợp bệnh nhân sử dụng Thuốc Metovance bị quá liều cần ngưng sử dụng thuốc ngày và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
  • Chú ý: khi đi mang đầy đủ các loại thuốc đang sử dụng để giúp bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Quên liều: thông thường nếu quên uống thuốc sau thời gian 1-2 giờ được kê trong đơn thì bệnh nhân vẫn có thể uống liều đã quên. Tuy nhiên trường hợp thuốc có quy định nghiêm ngặt về giờ sử dụng thì bệnh nhân có thể uống thuốc sau 1 vài tiếng khi phát hiện quên nhưng nếu đã quá xa thời điểm sử dụng thuốc thì bệnh nhân không được sử dụng liều đã quên, mà phải chờ đến giờ sử dụng thuốc của lượt tiếp theo. Chú ý: không được uống liều đã quên cùng với liều tiếp theo.

Trên đây là 1 số thông tin cơ bản về thuốc Metovance. Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp được những thắc mắc và cung cấp được lượng thông tin hữu ích tới cho bạn đọc.

Xem thêm một số bài viết dành cho bệnh nhân tiểu đường như:

1 đánh giá cho Thuốc Metovance – Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

  1. Hoa

    Đường huyết của tôi đã giảm sau khi sử dụng thuốc Metovance, tuy không quá nhiều nhưng đó là dấu hiệu đáng mừng.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới