Mô tả
Thuốc Celivite là loại thuốc như thế nào? Có công dụng gì? Để giải đáp các thắc mắc này thì các bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc online ITP Pharma đi tìm hiểu về thuốc Celivite qua bài viết dưới đây.
1, Thuốc Celivite là gì?
Thuốc Celivite được xếp vào nhóm thuốc khoáng chất và vitamin. Thuốc được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Celogen Pharma Pvt., Ltd tại Ấn Độ. Thuốc được lưu hành tại Việt Nam và được Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Vân Hồ đăng ký với số hiệu VN-16231-13.
Thành phần trong thuốc Celivite bao gồm:
- Vitamin A
- Vitamin D.
- Các vitamin nhóm B: B1, B2, B6, B12.
- Nicotinamide
- Calcium pantothenate
- Anhydrous calcium hydrogen phosphate
- Kali sulfate
- Đồng sulfate.
- Magnesium sulfate monohydrate
- Kẽm sulfate
- Một số các tá dược vừa đủ khác
Dạng bào chế chính của thuốc Celivite là dạng viên nang mềm. Thuốc được đóng gói trong 1 hộp 60 viên và được chia thành 6 vỉ.
2, Công dụng của thuốc Celivite
Thuốc Celivite có tác dụng chính trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể, bổ sung các vitamin và các khoáng chất cho cơ thể, ngăn cản quá trình xâm nhập của virus gây cảm.
3, Chỉ định
Những trường hợp được các bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia y tế chỉ định dùng thuốc Celivite:
- Dùng cho trẻ em chậm phát triển.
- Dùng cho người mắc bệnh quáng gà, bị khô mắt, nhìn màu bị rối loạn.
- Dùng cho người mắc hội chứng tiền kinh.
- Dùng cho người bị xơ teo âm hộ.
- Dùng cho người bị rối loạn mãn kinh.
- Dùng cho người mất khứu giác.
- Dùng cho người bị điếc vì bị nhiễm chất độc.
- Dùng cho người hay bị ù tai.
- Dùng cho người bị nổi trứng cá hoặc mắc bệnh vảy cá.
- Dùng cho người có triệu chứng tóc bị khô và dễ gãy.
- Dùng cho người có dấu hiệu móng chân hoặc móng tay bị biến đổi.
- Dùng cho người bị viêm mũi họng mãn tính.
- Dùng cho người bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp.
- Dùng cho người mới khỏi ốm bị thiếu vitamin A.
- Dùng cho người bị chứng cường giáp.
4, Thành phần vitamin A có tác dụng gì?
- Trên mắt: Vitamin A được biết đến 1 loại vitamin thuộc nhóm vitamin tan trong dầu, giúp cho mắt điều tiết tốt hơn nhờ vitamin A tham gia vào việc tạo sắc tố võng mạc. Từ đó, trong điều kiện không đủ sáng thì mắt vẫn có thể nhìn được sự vật.
Nếu cơ thể thiếu vitamin A thì khả năng nhìn trong bóng tối sẽ giảm đi, gây ra tình trạng quáng gà. Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đó là rất dễ bị mù lòa.
Cơ chế: Trong bóng tối vitamin A kết hợp với opsin (là 1 protein) tạo ra rhodopsin là 1 sắc tố võng mạc nhạy cảm với ánh sáng. Bởi vì sắc tố này có một cường độ thấp nên sẽ giúp cho cho mắt điều tiết và nhìn được trong điều kiện không đủ ánh sáng. Khi gặp ánh sáng, sắc tố rhodopsin sẽ bị phân hủy thành 2 chất chính là opsin và trans – retinal, rồi sau đó chất trans – retinal chuyển đổi thành cis – retinal.
- Trên da và niêm mạc: Đối với các tế bào biểu mô trên da và trên niêm mạc thì vitamin A có vai trò rất quan trọng trong quá trình biệt hóa. Thêm vào đó, đối với biểu mô trên toàn bộ cơ thể thì vitamin A có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn chức năng và cấu tạo, điển hình là biểu mô trụ của nhu mô mắt. Hơn thế nữa, vitamin A còn có vai trò trong việc tăng tiết chất nhầy và khiến cho quá trình sừng hóa bị ức chế.
Nếu thiếu vitamin A thì sự tiết chất nhầy sẽ giảm đi hoặc không còn quá trình này nữa, lúc đó sẽ làm teo đi lớp biểu mô, các lớp biểu mô này sẽ bị thay thế bằng lớp keratin dày, từ đó khiến cho da trở nên khô, sần sùi và nứt nẻ.
- Trên xương: Vitamin A đóng vai trò trong việc phát triển xương và phát triển toàn bộ cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển.
Nếu thiếu vitamin A thì trẻ nhỏ sẽ rơi vào tình trạng còi xương, lớn chậm.
- Trên hệ miễn dịch: Vitamin A góp phần phát triển 2 cơ quan, đó là tuyến ức và lách, tạo ra lympho bào có tác dụng trong việc miễn dịch cho cơ thể, làm tăng quá trình tổng hợp ra các protein miễn dịch. Dạo gần đây, vitamin A được nghiên cứu và chứng minh rằng nó có vai trò chống oxy hóa và giúp cho sức đề kháng của cơ thể được tăng cường.
Nếu thiếu vitamin A thì khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và độ nhạy cảm với các tác nhân ung thư sẽ tăng lên. Ngoài ra, còn dễ thiếu máu nhược sắc; gây ra các tổn thương cho đường hô hấp, đường tiết niệu và đường sinh dục.
5, Cách sử dụng thuốc Celivite
5.1. Liều dùng.
Tùy từng đối tượng thì sẽ có liều dùng khác nhau
- Đối với người lớn: Mỗi ngày uống từ 2 đến 6 viên.
- Đối với trẻ em: Mỗi ngày từ 1 đến 3 viên.
5.2. Cách dùng.
Thuốc Celivite được sử dụng theo đường uống.
Người bệnh nên uống bằng nước đun sôi để nguội và tốt nhất là nước ấm.
Người bệnh nên uống thuốc sau bữa ăn là thích hợp nhất.
6, Thuốc Celivite có giá bao nhiêu?
Giá thuốc Celivite sẽ có mức giá khác nhau ở các nhà thuốc khác nhau, các đại lý thuốc khác nhau. Với mức giá 160.000 đồng thì khách hàng đã sở hữu 1 hộp thuốc Celivite gồm 60 viên. Với công dụng mà thuốc Celivite đem lại cùng với mức giá này thì sẽ là lựa chọn phù hợp với nhiều người.
7, Thuốc Celivite có thể mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Celivite được lưu hành rộng rãi trên thị trường thuốc của Việt Nam. Khách hàng có thể lựa chọn nhiều hình thức mua hàng khác nhau.
Khách hàng có thể tìm mua trực tiếp và được nghe tư vấn từ các dược sĩ tại các cửa hàng thuốc, các nhà thuốc, các đại lý thuốc. Tuy nhiên bây giờ, khách hàng cũng có thể tìm và đặt mua online trên các nhà thuốc online, trên các ứng dụng mua sắm trên điện thoại di động như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki, …
Tuy nhiên trên thị trường thuốc hiện nay có rất nhiều thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Chính vì thế mà người mua phải thật cận trọng trong việc chọn mua và sử dụng thuốc.
Khách hàng có thể tham khảo một số nhà thuốc uy tín dưới đây: Nhà Thuốc Long Châu, Nhà Thuốc An Khang, Hệ thống siêu thị Thuốc Việt, Nhà Thuốc 365, Nhà Thuốc Pharmacity, Nhà thuốc Thái Dương, Nhà thuốc SUMO, …
Khách hàng có thể tham khảo một số nhà thuốc online uy tín như Nhà thuốc Cần Khang, Nhà thuốc Lưu Anh, Trung tâm thuốc Central Pharmacy, …
8, Chống chỉ định
Những trường hợp mà các bác sĩ, các dược sĩ và các chuyên gia y tế chỉ định không nên sử dụng thuốc Celivite.
- Không dùng cho người dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Celivite.
- Không nên dùng cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và đang trong giai đoạn cho con bú.
- Không dùng cho người bị sỏi thận.
- Không dùng cho người bị ngộ độc vitamin D.
- Không dùng cho người bị suy giảm chức năng thận nặng.
- Không dùng cho người dị ứng với vitamin C.
- Không dùng cho người dị ứng với tartiazin hoặc acid acetyl salicylic.
9, Tác dụng phụ của thuốc Celivite
Khi sử dụng thuốc Celivite sẽ xảy ra một số tác dụng phụ sau đây:
- Có thể bị hoa mắt, chóng mặt.
- Ngứa, nổi phát ban.
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
- Khô miệng, cảm thấy có vị kim loại trong miệng.
- Buồn nôn.
10, Lưu ý khi sử dụng
Khi sử dụng thuốc Celivite thì chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
- Để xa tầm tay trẻ em. Không để trẻ lấy chơi và uống phải.
- Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào.
- Khi người bệnh sử dụng liều cao trong 1 thời gian dài thì cần chia thành từng đợt điều trị, cứ dùng được 6 tuần thì phải dừng thuốc 2 tuần.
- Đối với phụ nữ đang mang thai thì phải thật thận trọng.
- Tuyệt đối không được sử dụng chung với các thuốc chứa thành phần là vitamin A.
- Khi phụ nữ đang mang thai thì 1 ngày không được sử dụng vitamin A quá 6000 UI.
- Khi phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú thì kể cả trong khẩu phần ăn, 1 ngày người phụ nữ không được dùng vitamin A quá 6000 UI.
11, Dược động học
- Hấp thu: Vitamin A được hấp thu vào trong cơ thể qua 2 con đường chủ yếu, đó là đường uống và đường tiêm. Ngoài ra nếu muốn hấp thu vitamin A qua con đường tiêu hóa thì cơ thể con người phải đảm bảo đầy đủ yếu tố acid mật làm chất nhũ hóa.
- Phân bố: Khả năng liên kết với protein huyết tương của vitamin A là thấp, liên kết chủ yếu với alpha – globulin. Vitamin A phân bố trong các tổ chức trên toàn bộ cơ thể. Và nơi dự trữ vitamin A nhiều nhất là tại gan.
- Thải trừ: Hai con đường thải trừ chủ yếu của thuốc là qua mật và qua thận.
12, Tương tác thuốc
Phần lớn thì vitamin B12 sẽ bị mất tác dụng nếu như sử dụng thuốc Celivite chung với các thuốc kháng sinh, pyrimethamine và methotrexate.
13, Xử trí khi quá liều, quên liều
13.1. Quá liều.
Nếu phát hiện quá liều thì người bệnh cần dùng thuốc ngay lập tức, càng sớm càng tốt, không nên cố sử dụng liều tiếp theo. Tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Lúc này, người bệnh cần gọi điện cho bác sĩ, báo cáo tình trạng và liều lượng đã dùng để được tư vẫn, theo dõi và có cách xử lý phù hợp.
Nếu có những biểu hiện nguy hiểm thì người nhà cần đưa ngày đến trung tâm ý tế gần nhất hoặc gọi cho trung tâm cấp cứu 115 để kịp thời cứu chữa. Lúc đó, người nhà cần khai báo rõ ràng thuốc mà người bệnh đã dùng, cũng như liều lượng đã uống, để các bác sĩ mới có các phương án phù hợp nhất đẻ chữa trị.
Để tránh trường hợp uống quá liều thì trước khi sử dụng, người bệnh cần đọc kĩ tờ hướng dẫn sử dụng hoặc đơn thuốc mà bác sĩ hoặc dược sĩ đã kê.
13.2. Quên liều.
Nếu thời điểm nhớ rằng mình quên liều cách thời điểm cần uống thuốc từ 1 giờ đến 2 giờ, thì người bệnh cần uống ngay, càng sớm càng tốt.
Nếu thời điểm nhớ rằng mình quên liều cách thời điểm uống liều kế tiếp, thì người bệnh bỏ qua liều đã quên, uống liều tiếp theo như bình thường.
Nghiêm cấm tuyệt đối người bệnh sử dụng gấp đôi liều lượng thuốc để bù lại liều thuốc mình đã quên.
Để tránh trường hợp quên liều thuốc thì người bệnh cần phải cố định các giờ uống thuốc giống nhau ở các ngày khác nhau.
Xem thêm:
hiệp –
sản phẩm tốt quá