Mô tả
Thuốc Ravonol là một thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid được sử dụng rộng rãi trong điều trị. Trong bài viết này, Nhà thuốc online ITP Pharma sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về loại thuốc này nhé!
1. Thuốc Ravonol là thuốc gì?
Thuốc Ravonol là một thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid, thuốc điều trị Gout và các bệnh về xương khớp có thành phần chính gồm: Loratadin, Paracetamol, Dextromethorphan HBr và tá dược vừa đủ.
Hiện nay, thuốc được sản xuất và đăng ký phân phối bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Trường Thọ và được đăng ký với SĐK VD-7280-09.
Sản phẩm được đóng gói theo hộp, mỗi hộp 25 vỉ, mỗi vỉ 4 viên, mỗi viên được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim.
Ravonol đã được chứng nhận an toàn, hiệu quả cho sức khỏe người sử dụng và được cấp phép lưu hành trên toàn quốc
2. Thành phần có công dụng như thế nào?
Thành phần chính trong mỗi viên nén Loratadin, Paracetamol, Dextromethorphan HBr. Trong đó:
Dược lực học
Paracetamol có tác dụng hạ sốt do có khả năng gây ức chế các quá trình tạo ra nhiệt, hoạt hóa các quá trình đào thải nhiệt ra khỏi cơ thể và lập lại cân bằng nhiệt. Bên cạnh đó, paracetamol còn giảm sự tạo thành Prostaglandin E2 (PGE2 ), còn được gọi là dinoprostone, là một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và nhận cảm đau. Do đó, giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.
Loratadin có tác dụng giảm và phòng ngừa hiệu quả các triệu chứng viêm, dị ứng do Loratadin có thể ngăn chặn các tế bào Mast giải phóng Histamin. Do liên quan đến histamin nên Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay.
Dextromethorphan HBr kích thích nhẹ phế quản và họng nên có tác dụng giảm ho nhất thời.
Dược động học
Paracetamol được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hoá và được phân bố à đồng đều trong hầu hết các mô của cơ thể. Paracetamol chuyển hoá tạo ra chất không có hoạt tính do nó chuyển hóa ở cyt P450 ở gan tạo chất trung gian N – acetyl benzoquinonimin sau đó tiếp tục liên hợp với nhóm sulfhydryl của glutathion. Đồng thời, thuốc chủ yếu thải trừ qua nước tiểu với độ thanh thải là 19,3 l/h.
Loratadin được hấp thu nhanh ngay sau khi sử dụng. Loratadin chuyển hoá thành descarboethoxyloratadin – là chất có hoạt tính sinh học. Loratadin bài tiết qua nước tiểu và thận khoảng 80%.
Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và sau khoảng 2 đến 2,5 giờ đạt nồng độ đỉnh trong máu. Dextromethorphan được thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng thuốc ban đầu và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó, đó là dextrorphan.
3. Chỉ định của Ravonol viên nén dài bao phim
Thuốc Ravonol được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Điều trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh cảm cúm (sốt, nhức đầu, ho, nghẹt mũi,…) và bệnh xương khớp (đau cơ, nhức mỏi khớp,…)
- Điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, mẩn ngứa,…
4. Chống chỉ định của thuốc
Thuốc Ravonol không thích hợp để điều trị ở những bệnh nhân sau:
- Bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Bệnh nhân suy giảm chức năng gan như: viêm gan, xơ gan mất bù, ung thư gan,…
- Bệnh bị thiếu hụt men glucose – 6 – phosphat dehydrogenase (G6PD).
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO).
- Bệnh nhân suy giảm chức năng gan như: viêm gan, xơ gan mất bù, ung thư gan,…
- Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 3 tuổi.
5. Cách dùng, liều dùng viên nén Ravonol
Cách dùng
Bệnh nhân đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng.
Thuốc Ravonol được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, thích hợp cho bệnh nhân sử dụng đường uống. Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn, bệnh nhân nên nuốt nguyên viên một lần cùng với nước sôi để nguội hoặc nước lọc.
Liều dùng
Uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần 1-2 viên đối với người lớn.
Uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần ½ viên đối với trẻ em từ 3 đến 6 tuổi và 3-4 lần/ ngày, mỗi lần ½-1 viên đối với trẻ em từ 7 đến 12 tuổi.
6. Lưu ý khi dùng thuốc Ravonol trị cảm cúm, ho, viêm mũi
- Bệnh nhân không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc ngừng thuốc đột
ngột khi không có sự đồng ý của bác sĩ, dược sĩ hoặc người có chuyên môn.
- Cần rất cẩn trọng khi dùng với đối tượng trẻ em.
- Kiểm tra ngày sản xuất, hạn sử dụng cần thận trước khi dùng.
- Tuyệt đối không dùng thuốc đã có những biến đổi bất thường so với ban đầu như: thay đổi màu sắc, mốc, chảy nước.
- Tránh xa tầm tay trẻ em, tránh xa thú nuôi.
- Bảo quản khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp của ánh sáng mặt trời
7. Tác dụng phụ của thuốc Ravonol
Tùy thuộc vào cơ địa, bạn sẽ có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị bằng Ravonol. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện như:
- Kích ứng da, niêm mạc: thường xuất hiện nhất là ban da, nổi mày đau, tổn thương niêm mạc (hiếm khi xuất hiện).
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn (hiếm khi xuất hiện)
- Rối loạn tuần hoàn, hô hấp: khó thở, đau ngực, nhịp tim nhanh, hồi hộp, hạ huyết áp quá mức, ngoại tâm thu( hiếm khi xuất hiện).
Ngoài ra cũng có thể gặp tình trạng:
- Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, giảm huyết cầu dẫn đến loạn tạo máu.
- Phản ứng quá mẫn.
Trong thời gian sử dụng thuốc Ravonol có thể xảy ra những tác dụng phụ khác chưa được nghiên cứu. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường cần ngưng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ, dược sĩ được xử lí kịp thời, tránh ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
8. Tương tác thuốc
- Không dùng đồng thời dùng đồng thời ravonol và phenothiazin do khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh và liệu pháp hạ nhiệt.
- Làm gia tăng tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion khi sử dụng dài ngày liều cao ravonol.
- Không dùng đồng thời isoniazid với ravonol vì có thể làm tăng độc tính trên gan, tổn thương gan.
- Hạn chế dùng đồng thời Ravonol và thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) hoặc isoniazid vì có thể gây tăng chuyển hoá thuốc thành những chất độc hại với gan, gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, tăng tính độc hại gan.
9. Những đối tượng nào cần thận trọng khi sử dụng?
- Ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan nặng (viêm gan, xơ gan, ung thư gan) khiến quá trình đào thải thuốc không hoàn toàn có gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Người bệnh đang dùng thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO).
- Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase (G6PD).
- Trẻ em dưới 3 tuổi.
- Đối với phụ nữ trong thời kỳ cho con bú: Không nên hoặc hạn chế dùng thuốc Ravonol do thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Người mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.
- Đối với người vận hành xe cộ và máy móc, điều khiển phương tiện giao thông: có thể sử dụng vì Ravonol không gây ngủ.
10. Thuốc Ravonol giá bao nhiêu, có thể mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Ravonol đang được bán tại Nhà thuốc online ITP Pharma với giá 89.000 VNĐ/ 1 hộp 100 viên, 25 vỉ, mỗi vỉ 4 viên. Giá có thể chênh lệch tùy vào từng nhà thuốc cụ thể.
Để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của thuốc, bạn nên lựa chọn các quầy thuốc bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc uy tín hoặc các cơ sở kinh doanh thuốc đã được cấp phép.
11. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều
Không nên lạm dụng thuốc, dùng quá liều hoặc bỏ liều vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng.
Tong các trường hợp dùng quá liều có xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường, nguy hiểm cần đến ngay Cơ sở Y tế địa phương gần nhất để được xử lý và theo dõi kịp thời. Gia đình của bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế các thuốc đang dùng và đã dùng để có phác đồ điều trị hợp lý.
Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy cố gắng bổ sung liều đó càng sớm càng tốt. Nếu đã sang ngày tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đó, không được sử dụng 2 lần trong một ngày.
Trên đây là các thông tin hướng dẫn sử dụng của thuốc Ravonol. Bạn đọc cần theo dõi các tình trạng xuất hiện khi sử dụng thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời.
Xem thêm thuốc trị cảm cúm, ho, viêm mũi khác:
Eurosca – Làm giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, cảm cúm
Viên ngậm Viatux Extra – Hỗ trợ ngăn ngừa cảm cúm, giảm ho, nghẹt mũi
Binhminh –
Thuốc dùng tốt, uống xong đỡ ngứa mũi hẳn.
Dược sĩ Lê Duy –
Cảm ơn bạn đã chia sẻ