Alpha lipoic acid có những tác dụng gì?

Ngày viết:
5/5 - (1 bình chọn)

Nhathuoitppharma – Alpha lipoic acid là một hoạt chất hữ cơ mà cơ thể con người có thể tự tổng hợp được. Nó là một chất chống oxy hóa mạnh và là một hợp chất dithiol tự nhiên, hoạt chất Alpha lipoic acid đóng một vai trò quan trọng trong các phản ứng tạo thành năng lượng sinh học của ty thể. Vậy Alpha lipoic acid là gì? và Alpha lipoic acid có tác dụng gì đối với cơ thể, ở bài viết này nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Tổng quan về Alpha lipoic acid

Nguồn gốc

Alpha lipoic acid (ALA) được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà nghiên cứu Irwin Gunsalus của trường Đại Học Illinois vào năm 1948, sau đó vào tháng 3 năm 1951, hoạt chất được nhà hóa sinh học J. Lester Reed của Đại học Texas mô tả lại những đặc điểm điển hình một cách cụ thể. Tuy nhiên chỉ những năm gần đây Alpha lipoic acid mới được nghiên cứu một cách chuyên sâu về ứng dụng của nó trong y học.

Hoạt chất Alpha lipoic acid là gì?

Alpha lipoic acid (ALA) là một hợp chất hữu cơ, gốc Sunfat mà con người, thực vật và động vật đều có thể tự tổng hợp được. Hoạt chất có khả năng chống oxy hóa mạnh và là một hợp chất dithiol tự nhiên (các hợp chất hữu cơ chứa nhóm sulfhydryl -SH gắn vào nguyên tử cacbon).

Alpha lipoic acid đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các phản ứng hóa sinh tạo ra năng lượng sinh học của ty thể.

Ở người khỏe mạnh bình thường, cơ thể có khả năng tự tổng hợp đủ Alpha lipoic acid để loại bỏ các loại oxy phản ứng đồng thời làm tăng nồng độ các chất chống oxy hóa nội sinh. Tuy nhiên, lượng Alpha lipoic acid bên trong cơ thể sẽ giảm dần theo sự gia tăng của tuổi tác, từ đó dẫn đến hàng loạt những rối loạn chức năng nội mô.

Alpha lipoic acid có khả năng tạo thành phức với các kim loại nặng, trung hòa các phản ứng oxy hóa trong cơ thể đồng thời hoạt hóa giúp tăng cường hoạt động của Glutathione, Vitamin E và Vitamin C trong cơ thể.

Hoạt chất Alpha lipoic acid có rất nhiều ứng dụng lâm sàng nhưng phần lớn những tác dụng trên đều xuất phát từ đặc tính chống oxy hóa của nó.

Alpha lipoic acid (ALA) là một hợp chất hữu cơ
Alpha lipoic acid (ALA) là một hợp chất hữu cơ

Cấu trúc hóa học của Alpha lipoic acid

Alpha lipoic acid thường được tìm thấy chủ yếu ở ty thể và có mặt trong nhiều phản ứng enzym chuyển hóa, hình thành liên kết cộng hóa trị với Protein và đóng vai trò quan trọng trong chu trình Krebs. Trong các phức hợp enzym liên quan đến phản ứng trao đổi chất và tạo ra năng lượng cho tế bào, Alpha lipoic acid hoạt động như một đồng yếu tố.

Hoạt chất có cấu tạo bất đối xứng, và thường tồn tại ở hai dạng đồng phân là R-enantiomeric và S-enantiomeric. Đồng phân R-enantiomeric thường xuất hiện trong các loại thực phẩm tươi đặc biệt là thịt và rau, trong khi đồng phân S-enantiomeric lại được điều chế thông qua các phản ứng hóa học tổng hợp.

Tính chất hóa lý của Alpha lipoic acid

Alpha lipoic acid có khối lượng phân tử là 206,318 g/mol và có nhiệt độ nóng chảy nằm trong khoảng từ 60 đến 62 °C. Alpha lipoic acid tồn tại độc lập ở dạng chất rắn kết tinh từ vàng nhạt đến vàng, và có chu kì bán rã từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ.

Alpha lipoic acid có thể hòa tan trong Methanol, Chloroform và DMSO.

Hoạt chất cần được bảo quản trong môi trường mát, tối và khô ráo, nhiệt độ luôn được duy trì ở mức 0 độ C, đối với thời gian bảo quản ngăn và cần bảo quản ở -20 độ C nếu yêu cầu bảo quản trong thời gian dài.

Đồng phân R-enantiomeric của Acid lipoic acid thường không bền và có độ ổn định kém đặc biệt là khi tiếp xúc với môi trường có độ pH thật hoặc nhiệt độ cao, do đó rất khó để điều chế dạng đồng phân này thành thuốc điều trị.

Acid dihydrolipoic có khả năng phản ứng với Acid lipoic acid, cặp oxi hóa khử được tạo thành bởi phản ứng này rất mạnh (có thế oxy hóa khử là -0,32 V) và được xem là chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng mạnh nhất.

Tính chất hóa lý của Alpha lipoic acid
Tính chất hóa lý của Alpha lipoic acid

Dược động học của Alpha lipoic acid

Alpha lipoic acid là một đồng yếu tố cần thiết cho quá trình trao đổi chất của ty thể và được tổng hợp mới bằng cách sử dụng các chất trung gian từ quá trình tổng hợp axit béo ty thể loại II, S-adenosylmethionine, và các cụm sắt – lưu huỳnh.

Giá trị Tmax của Alpha lipoic acid trong khoảng từ 10 đến 45 phút sau khi uống. Alpha lipoic acid được hấp thụ rất nhanh nhưng cũng nhanh chóng bị đào thải, thời gian bán thải trong huyết tương của hoạt chất là 0,56 giờ. Và có khoảng 20% Alpha lipoic acid được bài tiết ra bên ngoài dưới dạng hoạt chất không liên hợp.

Hỗn hợp racemic ngoại sinh của Alpha lipoic acid thường được dùng đường uống để điều trị bệnh đa dây thần kinh gây ra do tiểu đường, và nó được chứng minh là có thể hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hoá.

Tác dụng của Alpha lipoic acid trong điều trị ung thư

Alpha lipoic acid đóng vai trò hàng đầu trong sự phát triển của tế bào nhờ khả năng loại bỏ các loại oxy phản ứng và tái tạo các chất chống oxy hóa nội sinh. Từ đó góp phần gây chết tế bào phụ thuộc vào Alpha lipoic acid trong các loại ung thư khác nhau như ung thư vú, ung thư phổi, các bệnh ung thư do chuyển hóa và ung thư đại trực tràng.

Cơ chế hoạt động của Alpha lipoic acid là trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, kích hoạt tín hiệu Akt và các tế bào sát thủ, từ đó thúc đẩy quá trình chết theo chương trình trong các tế bào gây ung thư ở người.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Đường huyết cao nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như: biến chứng chi dưới, giảm thị lực, suy thận. Sử dụng Alpha lipoic acid có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu của những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Alpha lipoic acid có khả năng làm giảm lượng đường trong máu lên đến 64%. Theo một nghiên cứu lâm sàng, việc bổ sung Alpha lipoic acid giúp giảm trọng lượng cơ thể cũng như chỉ số khối cơ thể, tăng đáp ứng với Hormone Insulin, đồng thời giảm mức đường huyết lúc đói và chỉ số HbA1c.

ALA và Coenzyme Q10 có khả năng ngăn ngừa quá trình chết theo chương trình và thoái hóa của tế bào thần kinh hạch gốc lưng (DRG) qua trung gian điều hòa biểu hiện tách protein 2 (UCP2) và caspase-3. Đồng thời tạo ra ATP và cải thiện bệnh lý thần kinh do tiểu đường gây ra.

Tuy nhiên, hoạt chất lại không được coi như là một biện pháp thay thế cho các thuốc điều trị tiểu đường. Do đó trước khi muốn sử dụng các chế phẩm chứa ALA để điều hòa đường huyết, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Bảo vệ các tế bào thần kinh

Các gốc tự do trong cơ thể góp phần quan trọng vào việc gây ra những tổn thương thần kinh thứ phát ở bệnh nhân đột quỵ. Với đặc tính chống oxy hóa mạnh ALA được chứng minh là có khả năng bảo vệ hệ thống thần kinh, giảm thiểu những biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đột quỵ. Sử dụng ALA với liều lượng 20 mg/kg qua đường tĩnh mạch cổ giúp giảm tỷ lệ tử vong, điểm thiếu hụt thần kinh, nhồi máu, đồng thời tăng sự hình thành tế bào thần kinh và chuyển hóa của tế bào não.

Căng thẳng, và sự oxy hóa là những nguyên nhân chính gây ra sự thoái hóa các tế bào thần kinh Dopaminergic ở bệnh nhân Parkinson. ALA làm trung gian ức chế tế bào protein p53 từ đó gia tăng sự hiện diện của các kháng nguyên tế bào, qua đó cải thiện được những yếu tố kể trên.

Ngoài ra, ALA còn ức chế quá trình sụt giảm khối lượng của não, giảm thiểu sự tổn thương ở mô gây ra do oxy hóa dẫn đến mất tế bào thần kinh. Đồng thời phục hồi trí nhớ và chức năng vận động, giảm sự tăng sinh tế bào hình sao phản ứng và giảm quá trình phân hủy sắc tố ở vỏ não-hồi hải mã.

Axit α-Lipoic cũng có ích trong các bệnh thoái hóa thần kinh khác như bệnh Huntington, chứng mất điều hòa giãn mạch.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết hợp ALA với omega-3 còn có tác dụng hiệp đồng trong việc làm chậm sự suy giảm chức năng và nhận thức trong bệnh Alzheimer.

Bảo vệ các tế bào thần kinh
Bảo vệ các tế bào thần kinh

Hỗ trợ điều trị tim mạch

Sự thay đổi oxy hóa của Lipoprotein tỷ trọng thấp có thể làm gia tăng khả năng xơ vữa mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đại thực bào, tế bào cơ trơn và các tế bào đơn nhân đều lấy LDL bị oxy hóa một cách không kiểm soát, từ đó dẫn đến tích tụ lipid và hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Sự căng thẳng, cũng là nguyên nhân gây gia tăng hoạt động viêm, từ đó tăng phát sinh ác gốc hydroxyl, peroxide và superoxide bên trong nội mô, từ đó làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh tim mạch.

ALA có khả năng giảm stress, ngăn ngừa các phản ứng viêm đồng thời kiểm soát nồng độ Lipid trong máu từ đó tạo ra tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, các nghiên cứu mới đây còn chứng minh được rằng khi nồng độ ALA trong khẩu phần ăn tăng nên sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Hỗ trợ điều trị tim mạch
Hỗ trợ điều trị tim mạch

Hỗ trợ giảm tình trạng viêm

Alpha lipoic acid điều chỉnh sự biểu hiện của các cytokine tiền viêm và yếu tố hoại tử khối u (TNF) đồng thời ức chế yếu tố phiên mã NF-κB – trung gian của các phản ứng viêm. Từ đó giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm mãn tính có liên quan đến những căn bệnh mãn tính điển hình như tiểu đường và ung thư.

Alpha lipoic acid giúp cải thiện triệu chứng đau dây thần kinh

Alpha lipoic acid có thể giảm các triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh gây ra do tiểu đường. Năm 2012 các nhà nghiên cứu ở Hà Lan đã tiến hành một nghiên cứu có quy mô lớn, kết luận được đưa ra rằng sử dụng 600mg ALA tiêm tĩnh mạch hàng ngày trong liên tục 3 tuần cho bệnh nhân đái tháo đường, giúp giảm đáng kể các cơn đau thần kinh.

Hoạt chất còn giúp làm chậm tiến triển của hội chứng ống cổ tay trong giai đoạn khởi phát. Sử dụng cho những bệnh nhân trước và sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay cũng cho kết quả hồi phục rất khả quan.

Ngoài ra, sử dụng ALA như là một chế phẩm bổ sung còn giúp cải thiện nhận thức liên quan đến tuổi tác, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, rối loạn chức năng tim mạch và cương dương, mất thần kinh cơ và ung thư. Tham gia vào quá trình chuyển hóa Lipid, Glucose và quản lý quá trình phiên mã gen.

Giúp bảo vệ da

Trong các nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc sử dụng kem có chứa ALA ở người có nhiều khuyết điểm trên da như nếp nhăn, tàn nhang, da khô ráp giúp cải thiện đáng kể những tình trạng này. Alpha Lipoic acid giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, trung hòa các gốc tự do, qua đó cải thiện đáng kể các dấu hiệu lão hóa.

Ngoài ra, ALA giúp tái tạo glutathione, cùng với vitamin C và E, đồng thời thúc đẩy quá trình tổng hợp glutathione giúp tăng khả năng bảo vệ da và làm chậm quá trình lão hóa da.

Một số cảnh báo đặc biệt khi dùng Alpha Lipoic acid

Thai phụ: Liều lượng của ALA cho thai phụ là 600mg/ngày tối đa trong 4 tuần. Có thể dùng từ tuần thứ 10 của thai kỳ và liên tục cho đến muốn nhất là tuần thứ 37. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng ALA.

Phụ nữ cho con bú: Không có dữ kiện về việc sử dụng Alpha Lipoic acid cho phụ nữ cho con bú.

Trẻ nhỏ: Alpha Lipoic acid liều cao có thể gây ra những bất lợi nhất định cho trẻ em. Đã có báo cáo liên quan đến phản ứng không mong muốn khi dùng ALA với liều duy nhất chứa 2400mg.

Bệnh nhân bị đái tháo đường: ALA có thể giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết đồng thời hạn chế biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên bạn cần thông báo với bác sĩ của bạn trước khi có ý định phối hợp ALA trong phác đồ điều trị.

Bệnh nhân sắp tiến hành phẫu thuật: Về mặt lý thuyết tì ALA có thể gây cản trở việc kiểm soát đường huyết trong và sau khi phẫu thuật, do đó để đảm bảo an toàn cần ngừng sử dụng ALA 2 tuần trước khi đến ngày phẫu thuật.

Bệnh nhân tuyến giáp: Sử dụng ALA đường uống có thể tạo thành những ảnh hưởng không tốt đến các phương pháp điều trị cường giáp hoặc suy giáp, do đó cần đặc biệt cân nhắc khi sử dụng.

ALA có khả năng chống oxy hóa mạnh, đồng thời kích hoạt các yếu tố chống oxy hóa khác trong cơ thể như Glutathione, Vitamin A, E. Giúp cải thiện trí nhớ, kiểm soát đường huyết, hỗ trợ tăng cường trí nhớ và bảo vệ thần kinh ở bệnh nhân Parkinson. Tuy nhiên nên khuyến khích bổ sung ALA bằng các nguồn thực phẩm tự nhiên, chỉ sử dụng các chế phẩm chứa ALA khi có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Tài liệu tham khảo

1.Molecular and Therapeutic Insights of Alpha-Lipoic Acid as a Potential Molecule for Disease Prevention, nguồn NCBI, truy cập ngày 11/4/2023.

2.Insights on the Use of α-Lipoic Acid for Therapeutic Purposes, nguồn NCBI, truy cập ngày 11/4/2023.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn