BÓC PHỐT GHV Bone có tốt không hay chỉ lừa đảo người dùng rất tinh vi?

Ngày viết:
GHV Bone có tốt không hay chỉ lừa đảo người dùng rất tinh vi?
GHV Bone có tốt không hay chỉ lừa đảo người dùng rất tinh vi?
5/5 - (1 bình chọn)

Ngày 02/11/2018, một bài phóng sự được phát sóng trên Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC có nhắc đến câu chuyện của một người tên Hoàng An Linh từng bị viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng. Rất nhiều trang quảng cáo đưa tin rằng người đàn ông này đã hồi phục hoàn toàn như người khỏe mạnh bình thường khi chỉ sử dụng một sản phẩm duy nhất là Viên khớp GHV Bone. Liệu GHV Bone có thật sự tốt như quảng cáo không hay chỉ lừa đảo người dùng rất tinh vi? ITP Pharma sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây

Ngày 6/1-2022, trang chủ Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã phát cảnh báo về việc sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV Bone đã vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

GHV Bone được sản xuất, công bố và chịu trách nhiệm bởi Công ty cổ phần dược phẩm Goldhealth (Số 38 Liền kề 3, khu đô thị Đại Thanh, Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội). Giấy tiếp nhận công bố bản đăng ký sản phẩm ngày 5/6/2020 theo Tiêu chuẩn nhà sản xuất số: 185/19-TCSP ngày 1/6/2019.

Giấy tiếp nhận công bố bản đăng ký sản phẩm
Giấy tiếp nhận công bố bản đăng ký sản phẩm

Dù chỉ sản xuất theo Tiêu chuẩn nhà sản xuất tại Việt Nam, nhưng trên các sàn thương mại điện tử, sản phẩm TPBVSK Viên khớp GHV Bone được bán với giá rất cao dao động từ 525.000 đồng/hộp đến 1.050.000 đồng/hộp. cao hơn rất nhiều so với các TPBVSK cùng công dụng được sản xuất theo tiêu chuẩn Quốc tế.

Lý do sản phẩm có giá thành cao như vậy là do quảng cáo có phần hơi thái quá về chất lượng cũng như công dụng của sản phẩm.

Truy cập vào trang web mà Cục An toàn Thực phẩm cảnh báo, Viên khớp GHV Bone được giới thiệu là “Tiên phong ứng dụng bột đạm thủy phân”. Công dụng chính của sản phẩm này được giới thiệu là hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp; Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp; Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp – Hỗ trợ khớp vận động linh hoạt; Hỗ trợ giảm đau do khô khớp”

Thông tin được quảng cáo trên bone.vn
Thông tin được quảng cáo trên bone.vn

Không những thế, trang web này còn đưa ra hàng loạt câu quảng cáo tâng bốc để thuyết phục vì sao người bệnh nên chọn sản phẩm này như: “Công nghệ sản xuất hiện đại, hợp tác khoa học song phương với Viện Hàn lâm KH liên bang Nga”; “Sản phẩm hàng đầu ứng dụng hoạt chất bột đạm thủy phân, giúp giảm đau an toàn, tăng dịch khớp, tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả. Cam kết hoàn toàn không chứa Corticoid”.

Một trang web khác là: “https://www.chuyentrangxuongkhop.com/hoan-tien-bone”, sản phẩm này được khẳng định rằng có thể: Giảm đau an toàn; Nuôi dưỡng sụn khớp; Giảm nguy cơ thoái hóa khớp; Hỗ trợ tăng tiết dịch.

Theo Nghị định 54 năm 2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược 2016, những nội dung, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc, các cụm từ khóa như “hàng đầu”, “cam kết hoàn toàn”, “tiên phong” là những từ khóa thuộc danh mục nội dung cấm được sử dụng trong quảng cáo thuốc.

Và việc trang web nói trên quảng cáo rằng: “Cam kết hoàn tiền 100% nếu không cải thiện triệu chứng đau xương khớp sau một liệu trình sử dụng”. Điều này dẫn đến người sử dụng dễ nhầm tưởng TPCN Viên khớp GHV Bone là thuốc và có tác dụng chữa bệnh, thay vì là chỉ là thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

GHV Bone có tốt không hay chỉ lừa đảo người dùng rất tinh vi?
GHV Bone có tốt không hay chỉ lừa đảo người dùng rất tinh vi?

Hành vi này còn vi phạm nghị định 158 của Chính phủ về xử lý vi phạm về quảng cáo, hành vi sử dụng thư tín, hình ảnh của nhân viên và cơ sở y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, quảng cáo gây hiểu lầm thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh.

Trước sự việc này, công ty đã gửi Cục An toàn thực phẩm công văn giải trình về việc website https://bone.vn không phải của Công ty cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV Bone trên website này”.

Không những thế, hàng loạt trang web lên hàng loạt các bài đăng với tiêu đề: “GHV Bone lừa đảo” nhưng nội dung thật chất bên trong là PR cho sản phẩm và nói rằng họ “Bức xúc vì bị lợi dụng hình ảnh” do các cá nhân, tổ chức khác lấy hình ảnh của họ ra để quảng cáo và không hề thừa nhận website https://bone.vn thuộc sở hữu của công ty. Những bài này được lên top với tốc độ chóng mặt thậm chí còn “chôn vùi” bài viết cảnh báo của Bộ Y tế như đã nói ở trên, khiến nhiều người đọc không tiếp cận được thông tin của Bộ Y tế đưa ra cảnh báo về sản phẩm.

CẢNH BÁO Về việc sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV Bone đang được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo trên Website của Cục An toàn thực phẩm
CẢNH BÁO Về việc sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV Bone đang được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo trên Website của Cục An toàn thực phẩm

Do đó, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng, ITP Pharma khuyến cáo tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, trong lúc các cơ quan chức năng xác minh vụ việc.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn