Bài viết Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung các trường hợp ASCUS hoặc LSIL có nhiễm HPV tại Bệnh viện Từ Dũ tải pdf Tại đây.
Tác giả Phạm Hồ Thuý Ái (1), Trịnh Ngọc Hà Thư (1), Bùi Chí Thương (2), Vũ Thế Bình (1), Hà Hiếu Thảo (1) – (1) Bệnh viện Từ Dũ; (2) Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trong các bệnh lý ung thư của phụ nữ và đứng thứ 2 trong các bệnh lý phụ khoa ác tính ở nữ giới. Trên thế giới, năm 20’2 ước tính có 266.000 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, tương đương cứ mỗi 2 phút có ’ phụ nữ tử vong. Và 90% trong số’ đó ở các nước thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam [1].
Tại Việt Nam, năm 2018 ước tính số’ ca mới mắc là 164.671 (0,17% dân số) và số’ ca tử vong do UTCTC là 114.871 ca (0,12% dân số). Tỷ lệ mắc mới UTCTC là 7,1/100.000 dân và tử vong là 4,0/100.000 dân [2]. Tại TP.HCM, tỷ lệ mắc UTCTC có xu hướng tăng dần, có 2.046 ca mắc UTCTC năm 2005 – 2009 nhưng từ năm 2010- 2014 số’ ca mắc là 2.666 [3]. Một chương trình tầm soát UTCTC giúp phát hiện, điều trị sớm các tân sinh trong biểu mô CTC (CIN) bằng phết tế bào cổ tử cung, xét nghiệm Human Papilloma virus (HPV), soi CTC, nạo kênh và sinh thiết CTC để chẩn đoán là nhiệm vụ quan trọng nhằm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư CTC [4]. Hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung của ASCCP chỉ ra rằng phương pháp sàng lọc tối ưu là co-testing cho phụ nữ từ 30 – 65 tuổi vì làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của tầm soát ung thư cổ tử cung [5].
Tế bào học ASCUS hoặc LSIL là những bất thường tế bào học CTC mức độ thấp hay găp nhất trong các kết quả tế bào học CTC và khả năng tiến triển thành tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung khá thấp. Tuy nhiên, theo y văn thế giới, nguy cơ ung thư cổ tử cung sẽ tăng lên ở các trường hợp tế bào học ASCUS hoặc LSIL có nhiễm HPV nguy cơ cao. Các nghiên cứu được thực hiện cho thấy tỷ lệ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung mức độ cao của các đối tượng có tế bào học ASCUS và LSIL có nhiễm HPV nguy cơ cao vẫn còn sự dao động khá nhiều từ 7,3% đến 25,8% [6], [7], [8].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu đa phần tập trung vào điều trị và tiên lượng sau điều trị của các nhóm bệnh hoặc mối liên quan với HPV nhưng chưa có nghiên cứu về tân sinh trong biểu mô CTC ở nhóm bất thường tế bào học mức độ thấp kèm nhiễm vi rút HPV. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm ra tỷ lệ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 2 trở lên của các đối tượng có tế bào học mức độ thấp ASCUS/LSIL có nhiễm HPV nguy cơ cao tại Bệnh viện Từ Dũ là bao nhiêu và các yếu tố có liên quan đến tình trạng này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: phụ nữ từ 30 tuổi trở lên có tế bào học cổ tử cung là ASCUS hoặc LSIL có nhiễm HPV nguy cơ cao đến khám tại Đơn vị kỹ thuật chẩn đoán- Khoa Khám Phụ khoa của Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 12/2020 đến tháng 4/2021. Tổng cộng có 184 đối tượng tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn nhận vào
- Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên có kết quả tế bào học là ASCUS hoặc LSIL được đọc tại Bệnh viện Từ Dũ và nhiễm HPV nhóm nguy cơ cao.
- Có kết quả mô bệnh học cổ tử cung.
- Tái khám ít nhất 2 lần theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị trong khoảng thời gian theo dõi 12 tháng.
- Phụ nữ có trạng thái tinh thần khoẻ mạnh và giao tiếp bình thường.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Phụ nữ có tiền căn bệnh lý tân sinh trong biểu mô cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.
- Phụ nữ đang mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Phụ nữ đang mang thai.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả loạt ca hồi cứu.
Tiến hành nghiên cứu:
Qua hồ sơ lưu trữ từ phòng 7 của Đơn vị kỹ thuật chẩn đoán – khoa Khám phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ (M1307), chúng tôi chọn tất cả phụ nữ từ 30 tuổi trở lên có tế bào học ASCUS hoặc LSIL có nhiễm HPV nhóm nguy cơ cao đã được theo dõi tại Đơn vị kỹ thuật chẩn đoán – khoa Khám phụ khoa thời gian 12 tháng trước thời gian dự định lấy mẫu. Cụ thể là các trường hợp ghi nhận ASCUS hoặc LSIL có nhiễm HPV lần đâu đến khám tại Đơn vị kỹ thuật chẩn đoán thuộc khoa khám phụ khoa từ tháng 12/2019 đến tháng 4/2020.
Nếu đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, chúng tôi sẽ hướng dẫn ký cam kết đồng thuận tham gia nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số câu hỏi về phần hành chính, các yếu tố nhân khẩu học và tiền sử sinh hoạt – sản phụ khoa theo bảng thu thập số liệu đã soạn sẵn. Các câu trả lời sẽ được nghiên cứu viên điền trực tiếp vào bảng thu thập số liệu. Sau đó, chúng tôi sẽ thu thập các thông tin qua hồ sơ bệnh án là các dữ liệu lâm sàng như kết quả tế bào học cổ tử cung, xét nghiệm HPV và giải phẫu bệnh lý ở tất cả các lần thăm khám.
=> Tham khảo thêm: Các yếu tố liên quan đến tăng nồng độ CA125 trên bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát tại Bệnh viện Từ Dũ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ tân sinh trong biểu mô cổ tửcung các trường hợp ASCUS hoặc LSIL có nhiễm HPV nguy cơ cao
Nhận xét: Có 55 trường hợp tân sinh trong biểu mô cổ tử cung và ung thư cổ tử cung. Trong số các tổn thương ở cổ tử cung thì tỷ lệ tân sinh trong cổ tử cung mức độ 3 chiếm cao nhất là 13,6% với 25 trường hợp. Và có 3 trường hợp là ung thư cổ tử cung với 1,6%.
Nhận xét: Độ tuổi trung bình ở nhóm có tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 2, 3 và ung thư (42,3 tuổi) cao hơn nhóm lành tính và tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 1 (40,8 tuổi).
Các yếu tố liên quan đến tình trạng tân sinh trong biểu mô cổ tử cung
Bảng 1. Phân tích mô hình hồi quy đa biến các yếu tố’ và tình trạng tân sinh trong biểu mô cổ tử cung
Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung
Đặc điểm | < CIN1 (n = 145) | > CIN1 (n = 39) | PR | KTC 95% | P* |
Nơi sống | |||||
Tỉnh khác | 118 (83,7) | 23 (16,3) | 1 | ||
TPHCM | 27 (62,8) | 16 (37,2) | 1,70 | 0,76 – 3,82 | 0,196 |
Số bạn tình | |||||
1 bạn tình | 130 (89,0) | 16 (11,0) | 1 | ||
> 1 bạn tình | 15 (39,5) | 23 (60,5) | 3,39 | 1,56 – 7,36 | 0,002 |
Vệ sinh âm hộ sau quan hệ | |||||
Thường xuyên | 137 (83,5) | 27 (16,5) | 1 | ||
Thỉnh thoảng | 8 (40,0) | 12 (60,0) | 2,94 | 1,41 – 6,13 | 0,004 |
Tiếp xúc khói thuốc lá |
|||||
Không | 89 (91,8) | 8 (8,3) | 1 | ||
Có | 56 (64,4) | 31 (35,6) | 2,75 | 1,21 – 6,25 | 0,016 |
Số lần mang thai | |||||
0 – 1 lần | 31 (86,1) | 5 (13,9) | 1 | ||
> 1 lần | 114 (77,0) | 34 (23,0) | 2,20 | 0,77 – 6,32 | 0,141 |
HPV 16 | |||||
m tính | 118 (86,8) | 18 (13,2) | 1 | ||
Dương tính | 27 (56,3) | 21 (43,8) | 3, 80 | 1,37 – 10,53 | 0,010 |
HPV 12hr | |||||
m tính | 31 (60,8) | 20 (39,2) | 1 | ||
Dương tính | 114 (85,7) | 19 (14,3) | 1,31 | 0,49 – 3,51 | 0,591 |
*: Multivariate Poisson Regression
Nhận xét: Nghiên cứu nhận thấy có mối liên quan giữa 4 yếu tố’ gồm số’ bạn tình, tiếp xúc khói thuốc lá, vệ sinh âm hộ sau giao hợp và nhiễm HPV 16. Cụ thể, các đối tượng có nhiều hơn 1 bạn tình có nguy cơ tăng lên 3,39 lần; những phụ nữ có tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ cao hơn 2,75 lần; đối tượng không thường xuyên vệ sinh âm hộ sau quan hệ có nguy cơ hơn 2,94 lần và phụ nữ có nhiễm HPV tuýp 16 có nguy cơ cao gấp 3,8 lần so với các tuýp HPV khác.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 2 trở lên các trường hợp ASCUS hoặc LSIL có nhiễm HPV nguy cơ cao giữa các nghiên cứu
Bảng 2. So sánh tỷ lệ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung giữa các nghiên cứu
Tác giả | Quốc gia | Cỡ mẫu | TBH | > CIN1* |
C. Dane [9], 2009 | Thổ Nhĩ Kỳ | 167 | ASCUS/LSIL | 15,0% |
PE. Castle [7], 2009 | Mỹ | 1838 | ASCUS/LSIL | 25,8% |
E. Shipitsyna [10], 2011 | Nga | 823 | ASCUS/LSIL | 22,7% |
E.Y. Ki [11], 2019 | Hàn Quốc | 285 | ASCUS/LSIL | 14,4% |
T.N.Hà Thư, 2021 | Việt Nam | 184 | ASCUS/LSIL | 21,2% |
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần như tương đồng với nghiên cứu của tác giả E. Shipitsyna [10] năm 2011 là 22,7%. Đối tượng nghiên cứu của tác giả có bao gồm nhóm phụ nữ có tế bào học ASCUS/ LSIL có nhiễm HPV tương tự với chúng tôi. Bên cạnh đó, các đối tượng nghiên cứu đều được phỏng vấn và thực hiện lấy mẫu bởi 2 bác sĩ phụ khoa có kinh nghiệm nên tính đồng nhất trong mẫu nghiên cứu có thể cao hơn. Vì thế, kết quả nghiên cứu có thể cao hơn của chúng tôi chút ít.
Khi so sánh với nghiên cứu của PE. Castle [7] tại Mỹ là 25,8% thì nghiên cứu của chúng tôi có kết quả thấp hơn. Mục đích nghiên cứu của tác giả nhằm so sánh các chiến lược quản lý của phụ nữ có tế bào học bất thường mức độ nhẹ trong thời gian 2 năm. Không giống như nghiên cứu của chúng tôi chỉ xác định tình trạng bệnh trong thời gian 12 tháng. Tế bào học bất thường và nhiễm HPV kéo dài dai dẳng là những yếu tố làm tăng tỷ lệ tiến triển tân sinh trong biểu mô cổ tử cung. Tỷ lệ CIN 2+ sau 2 năm theo dõi cao hơn tại thời điểm 1 năm [12].
Nghiên cứu của hai tác giả C. Dane (2009) [9] và E.Y. Ki (2019) [11] có kết quả tương tự nhau và thấp hơn nghiên cứu chúng tôi. Nghiên cứu của C. Dane [9] có cỡ mẫu tương đối thấp hơn chúng tôi. Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu được ghi nhận khi soi cổ tử cung và thực hiện sinh thiết hoặc nạo kênh lần đầu. Nghiên cứu của chúng tôi sẽ ghi nhận tất các trường hợp có thực hiện sinh thiết, nạo kênh và khoét chóp điện trong 12 tháng. Như vậy, tác giả sẽ không ghi nhận được những trường hợp soi cổ tử cung có bất thường sau đó, những trường hợp này vẫn có khả năng tiến triển thành CIN nên có thể tỷ lệ CIN 2+ sẽ thấp hơn chúng tôi. Tuy nhiên, tỷ lệ CIN 1 thì lại cao hơn nghiên cứu của chúng tôi rất nhiều là 39%.
Mối tương quan giũa tân sinh trong biểu mô cổ’ tử cung độ 2 trở lên và các yếu tố
Chúng tôi nhận thấy những phụ nữ có nhiều hơn 1 bạn tình sẽ có tỷ lệ CIN 2+ cao hơn gấp 3,39 lần (p = 0,002, KTC 95%: 1,56 – 7,36) so với những phụ nữ chỉ có 1 bạn tình tính đến thời điểm khảo sát. Tác giả Lê Thị Kiều Dung [13] cũng cho kết quả tương tự chúng tôi. Nghiên cứu của Clements [14] và Charlton [8] cũng ghi nhận mối tương quan giữa tân sinh trong biểu mô cổ tử cung và số lượng bạn tình. Nhìn chung, những phụ nữ có nhiều bạn tình có nguy cơ tiếp xúc nhiều hơn với vi rút HPV cũng như tăng nguy cơ đồng nhiễm nhiều loại vi rút HPV hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 47,3% phụ nữ có tiếp xúc khói thuốc lá. Các nước Châu Á vẫn còn quan niệm khắt khe về nữ giới hút thuốc lá nhưng tỷ lệ nam giới hút thuốc lá vẫn còn cao ở tại nhà hoặc nơi làm việc. Việc phụ nữ có tiếp xúc khói thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ gây tân sinh trong biểu mô cổ tử cung hơn những phụ nữ không có tiếp xúc với khói thuốc lá [15]. Trong nghiên cứu, những phụ nữ có tiếp xúc với khói thuốc lá có tỷ lệ CIN 2+ cao gấp 2,75 lần (KTC 95%: 1,21 – 6,25; p = 0,016) so với phụ nữ không có tiếp xúc thuốc lá. Nghiên cứu của Kyung-Jin Min [16] tại Hàn Quốc ghi nhận hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ CIN 1 và CIN 2/3 lên gấp 1,43 lần và 1,57 lần, sau phân tích đa biến chỉ nhận thấy phụ nữ hút thuốc lá thụ động làm tăng tỷ lệ CIN 1 lên 1,53 lần (KTC 95%: 1,07 – 2,18). Bên cạnh đó, tác giả cũng ghi nhận thời gian tiếp xúc khói thuốc lá hơn 2 giờ là yếu tố nguy cơ của tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (p < 0,0001). Tác giả Hong Zhou [17] cũng cho rằng hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ tiến triển tân sinh trong biểu mô cổ tử cung và ung thư cổ tử cung với p = 0,01. Có thể mối liên quan là do khói thuốc lá làm cản trở quá trình thanh thải vi rút HPV bằng cách làm suy giảm phản ứng miễn dịch, làm giảm số lượng tế bào lympho CD4 và tế bào Langerhans cũng như giảm hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên [18].
Chúng tôi nhận thấy những phụ nữ không thường xuyên vệ sinh âm hộ sau giao hợp sẽ có tỷ lệ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 2 trở lên cao gấp 2,94 lần so với những phụ nữ thường xuyên vệ sinh âm hộ sau giao hợp (KTC 95%: 1,41 – 6,13; p = 0,004). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Zhilian Wang [19] tại Trung Quốc, tác giả sau khi thực hiện phân tích đa biến kết luận rằng những phụ nữ không vệ sinh âm hộ sau giao hợp sẽ làm tăng nguy cơ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung lên 1,831 lần so với những phụ nữ có vệ sinh âm hộ sau giao hợp (KTC 95%: 1,324 – 2,535; p < 0,001). Một số phụ nữ chưa chú trọng việc vệ sinh âm hộ sau quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, đa phần phụ nữ tham gia nghiên cứu sinh sống ở các tỉnh lẻ, nguồn nước sử dụng cho vệ sinh, sinh hoạt ở những địa phương này đa phần vẫn còn là nước sông, nước giếng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ có nhiễm vi rút HPV 16 chiếm 26,1% và những phụ nữ này tỷ lệ có tân sinh trong biểu mô cổ tử cung cao hơn 3,8 lần so với phụ nữ nhiễm các tuýp HPV khác (KTC 95%: 1,37 – 10,53; p = 0,01). Tác giả Kyeong A So [20] khi thực hiện nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 1158 phụ nữ có tế bào học ASCUS và LSIL cũng cho kết quả tương tự với chúng tôi, tác giả cho rằng những phụ nữ này khi nhiễm HPV 16 sẽ có nguy cơ cao hơn những phụ nữ nhiễm tuýp HPV khác gấp 1,75 lần (RR = 1,75; KTC 95%: 1,08 – 2,84; p = 0,028). Nghiên cứu ATHENA kết luận khi so sánh với các tuýp HPV khác thì nhiễm HPV 16 có liên quan đến nguy cơ CIN 2+ (31,5% và 8,6%) [21].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 184 phụ nữ từ 30 tuổi trở lên có tế bào học ASCUS hoặc LSIL có nhiễm HPV nguy cơ cao tại đơn vị Kỹ thuật chẩn đoán khoa Khám phụ khoa – Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 12/2020 đến tháng 4/2021, chúng tôi ghi nhận được kết quả sau:
- Tỷ lệ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 2 trở lên (CIN 2+) ở những phụ nữ có tế bào học ASCUS/LSIL có nhiễm HPV là 21,2%. Trong đó:
- Tỷ lệ CIN 2 là 6,0%.
- Tỷ lệ CIN 3 là 13,6%.
- Tỷ lệ ung thư là 1,6%.
- Các yếu tố liên quan đến tân sinh trong biểu mô cổ tử cung ở những phụ nữ có tế bào học ASCUS/LSIL có nhiễm HPV là:
- Phụ nữ có nhiều hơn 1 bạn tình có tỷ lệ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung cao 3,39 lần phụ nữ chỉ có 1 bạn tình (PR = 3,39; KTC 95%: 1,56 – 7,36; p = 0,002).
- Phụ nữ không vệ sinh âm hộ thường xuyên sau giao hợp sẽ làm tăng tỷ lệ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung 2,94 lần so với phụ nữ thường xuyên vệ sinh âm hộ sau giao hợp (PR = 2,94; KTC 95%: 1,41 – 6,13; p = 0,004).
- Phụ nữ có tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng tỷ lệ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung cao gấp 2,75 lần so với phụ nữ không tiếp xúc khói thuốc lá (PR = 2,75; KTC 95%: 1,21 – 6,25; p = 0,016).
- Phụ nữ có nhiễm HPV 16 có tỷ lệ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung cao gấp 3,80 lần so với nhiễm các tuýp HPV khác (PR = 3,80; KtC 95%: 1,37 – 10,53; p = 0,01).
=> Đọc thêm: Nghiên cứu chất lượng phôi nang thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng sau trữ lạnh bằng thủy tinh hoá.