[Hình ảnh] Nấm Ngọc Cẩu có tác dụng gì? Cách ngâm rượu?

Ngày viết:
Nấm Ngọc Cẩu
Hình ảnh Nấm Ngọc Cẩu với nhiều tác dụng tốt dành cho cả nam và nữ
5/5 - (1 bình chọn)

Trong xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề về sức khỏe sinh lý không còn quá xa lạ với nhiều người. Yếu sinh lý, giảm ham muốn tình dục được coi là vấn đề nhạy cảm nhưng khá phổ biến trong xã hội. Với nền thực vật vô cùng phong phú của nước ta, không khó để tìm kiếm và sử dụng một loài thảo dược có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý. Trong đó, Nấm Ngọc Cẩu là một loài dược liệu với nhiều tác dụng quý giá đến với cả cánh mày râu và nữ giới. Trong bài viết này, ITP Pharma xin gửi tới độc giả những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về loài thảo dược Nấm Ngọc Cẩu.

Nấm Ngọc Cẩu là gì? Đặc điểm của Nấm Ngọc Cẩu

Nấm Ngọc Cẩu có tên khoa học là Cynomorium songaricum Rupr; là một loài nấm thuộc họ Dó đất, được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như cu chó, ký sinh hoàn, gió đất, pín cẩu, hoa đất, ngọt núi những có lẽ với cái tên là “dùng pờ nòm mà” là cái tên chính xác nhất theo tiếng dân tộc. Nấm Ngọc Cẩu được ông bà ta sử dụng nhằm tăng cường sinh lực, và nay được sử dụng làm thuốc tráng dương bổ thận trong Đông Y.

Nấm Ngọc Cẩu mọc chủ yếu ở những vùng núi cao như Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo, Tây Côn Lĩnh, Sapa, Ba Vì… tuy nhiên thường mọc ở núi cao, rừng sâu nên không phải là dễ tìm. Nấm Ngọc Cẩu tươi có thân màu đỏ, phần trên phình to hơn, chiều cao khoảng từ 10 đến 15cm, đường kính chủ yếu phân bố khoảng từ 2 đến 3 cam, thường mọc thành từng đám. Nấm có hai loại đó là nấm ngọc cẩu cái và nấm ngọc cẩu đực

Nấm Ngọc Cẩu
Hình ảnh Nấm Ngọc Cẩu tươi

Tác dụng của Nấm Ngọc Cẩu

Theo nghiên cứu Đông Y tác dụng chủ yếu của Nấm Ngọc Cẩu khô về các bệnh lý liên quan đến sinh lý cho cả nam giới và nữ giới.

Nấm Ngọc Cẩu có tác dụng tráng dương, bổ thận, tăng cường sinh lý, tăng ham muốn, tăng thời gian và cảm hứng trong khi quan hệ, giúp điều trị những bệnh như di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, mộng tinh hay bệnh yếu sinh lý ở nam giới.

Đối với phụ nữ, cây có tác dụng giúp tăng cường sinh lý, sự ham muốn ở nữ giới, đặc biệt nấm còn có tác dụng làm tăng cao khả năng giao hợp thành công giúp cho khả năng sinh sản được nâng, giúp trợ sinh, chữa các bệnh sau sinh đẻ, các bệnh liên quan đến sinh sản, giúp hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, cây còn có những tác dụng trên do có tác dụng tác tiết hormone nữ giới estrogen, ngoài da nấm còn có khả năng chữa nám da, chữa da bị tàn nhang, giúp trắng da, giúp làm tiêu các khối u lành tính.

Bên cạnh những tác dụng đặc biệt liên quan đến sinh lý thì nấm còn có tác dụng giúp bồi bổ cơ thể, bổ máu, nhuận tràng giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp giảm đau nhức chân tay.

Cách sử dụng và chế biến

Nấm Ngọc Cẩu có nhiều tác dụng như vậy nhưng nếu không biết chính xác cách chế biến và sử dụng sao cho đúng thì có thể không phát huy hết tác dụng của nấm mà vẫn có khả năng dẫn đến hậu quả không lường như bị liệt dương. Còn khi dùng đúng cách sẽ giúp ăn khỏe ngủ ngon, tăng cường khả năng sinh lý, “làm việc quần quật” đều đều không mệt, tăng khả năng có con ở những đôi hiếm muộn. Chính vì vậy người đọc nên chú ý tìm hiểu về cách chế biến và sử dụng của loài cây này.

Về cách sử dụng thì tùy theo giới mà được sử dụng khác nhau, nấm được sử dụng ngâm rượu để uống khi dùng cho nam giới, được sử dụng theo đường sắc để uống khi được sử dụng cho nữ giới. Ngoài ra, người dùng có thể hấp nấm với cơm hoặc kết hợp với mật ong rồi vo viên bằng cách sao vàng hạ thổ tán bột, sau đó mỗi ngày uống vài viên với nước cơm. Đặc biệt khi dùng Nấm Ngọc Cẩu với tác dụng dùng để bồi bổ sinh lực, tráng dương bổ thận, chữa bất lực, chữa sinh lý yếu, xuất tinh sớm, di tinh thì chế biến sẽ phức tạp hơn.

Về cách chế biện của Nấm Ngọc Cầu thì khá phức tạp và trải qua nhiều công đoạn như hái, rửa, sao, tẩm, ngâm, phơi… Đặc biệt khi phơi nắng phải là nắng chính ngọ, khi phơi sương phải là sương canh bà, vào đúng thời gian nửa đêm.

Nấm Ngọc Cẩu
Hình ảnh Nấm Ngọc Cẩu khô

Các bài thuốc chữa yếu sinh lí

  1. Bài thuốc giúp điều trị tình trạng rối loạn cương dương, yếu sinh lý, giúp nâng cao khả năng ghi nhớ, bồi bổ sức khỏe.

Nguyên liệu: mật ong (2 muống) , Nấm Ngọc Cẩu (30g).

Đem sắc Nấm Ngọc Cẩu cùng với 1 lít nước, sắc đến khi nào còn khoảng tầm 600 ml thì dừng sắc, gạn lấy thuốc rồi hòa đều với mật ong, chia thành 2 lần uống.

2. Bài thuốc giúp trị tình trạng xuất tinh sớm, tinh dịch loãng, giảm sự ham muốn.

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu (20g), đỗ trọng (30g), địa hoàng tán (30g), táo tàu khô (8 quả), đuôi lợn (150g), gừng tươi (15g).

Cạo sạch lông đuôi lớn sau đó cắt thành các khúc vừa ăn, gừng giã nát ra sau đó cho vào nồi đem hầm trong thời gian 2 tiếng với nước ngập mặt, cho thêm các gia vị. Ăn vài lần trong ngày.

3. Bài thuốc cải thiện, tăng cường khả năng cương cứng trong khi quan hệ.

Nguyên liệu: Nấm Ngọc Cẩu khô (5g), Nhục Thung Dung (5g), bột mỳ (200g), thịt dê (50g).

Đem sắc  Nấm Ngọc Cẩu khô cùng với Nhục Thung Dung, sau đó gạn lấy phần nước thuốc. Trộn nước thuốc với bột mì, nhào cho bột mịn, không còn vón cục sau đó cán mỏng rồi cắt thành những sợi mì. Mỗi ngày nấu mì cùng với thịt dê một lần, dùng đều đặn trong một thời gian.

4. Ngâm rượu giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực. (phần tác dụng của rượu thuốc)

5. Bài thuốc giúp trị liệt dương.

  • Cách 1:

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu khô (20g), mật ong (10ml), quả dâu tằm chín (20g).

Đem tán nhỏ nấm sau đó hãm với nước sôi cùng với dâu tằm, mật ong giống như pha trà, để sau khoảng 15 đến 20 phút là có thể uống. Lưu ý không dùng thuốc khi bị tiêu lỏng, và chỉ uống trong ngày.

  • Cách 2:

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu, sao táo nhân, phục linh, bạch nhân sâm, nhục thung dung, thỏ ty tử, ba kích thục ( mỗi vị 12g); thục địa, sơn thủ nhục, câu ký, sơn dược (mỗi vị 15 g); cam thảo, thiên môn đông (mỗi vị 9g).

Đem tán tất cả dược liệu trên thành bột mịn, sau đó trộn làm viên hoàn có trọng lượng tầm 9g mỗi viên. Mỗi ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần dùng 1 viên cùng với nước sôi để nguội. Lưu ý nên kiêng không ăn các thức ăn lạnh, đồ tanh.

6. Bài thuốc giúp trị dương bất túc, khó thụ thai, chống xuất tinh sớm, tiểu nhiều về đêm, đau mỏi lưng gối.

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu (15g), thịt dê (100g), gạo lứt (1 chén), hành lá, gừng tươi, gia vị thường dùng.

Sắc nấm trong khoảng 20 phút với 700 ml, hầm thịt dê, gạo lứt với nước sắc nấm đến khi chín nhừ, cuối cùng thêm hành lá, gừng, gia vị.

7. Bài thuốc giúp lợi huyết, bổ thận tráng dương, ích tinh.

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu khô, gừng tươi băm nhỏ, hành lá, 2 quả thận lợn.

Bổ đôi quả thận, loại bỏ đi phần màng nhày, sau đó rửa và khử mùi bằng nước gừng. Đem tán nấm thành bột, sau đó rắc vào bên trong giữa quả thận, úp hai nửa lại với nhau và cố định bằng hành lá. Cuối cùng đêm hấp đến chín, ăn nóng với nước mắm gừng sẽ tăng thêm phần ngon miệng.

8. Bài thuốc điều trị hoạt tinh, di tinh, yếu sinh lý đối với nam giới.

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu (120g), long cốt (40g), tang phiêu phiêu (120g), bạch phục linh (40g).

Đem tán mịn các dược liệu trên thành bột. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần lấy khoảng từ  15 đến 20g bột pha với nước muối loãng.

9. Bài thuốc giúp dưỡng thận, giảm mỏi xương khớp.

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu, ngưu tất, hoàng bá, mộc miên, quy bản, hủ trường (mỗi vị 16g); đại hoàng, đương quy (mỗi vị 8g), rượu trắng.

Đem tán tất cả dược liệu ở trên thành bột mịn, sau đó cho vừa đủ một lượng rượu để vo thành các viên nhỏ với trọng lượng 10g, rồi đem đựng vào trong lọ được đóng kín. Sử dụng 2 viên mỗi ngày.

10. Bài thuốc điều trị thận hư, bất lực, di tinh, xuất tinh sớm ở nam giới.

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu (20g), gà trống nhỏ, đảng sâm (50g), ngũ vị tử ( 20g), hoài sơn (50g)

Làm sạch gà, bỏ đi phần nội tạng, rồi cho vào bụng gà các vị thuốc trên. Sau đó đem đi hấp khoảng 1 tiếng, chia thành 2 lần ăn, mỗi tuần làm một lần.

11. Bài thuốc điều trị táo bón, giúp nhuận tràng với người già.

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu (100g), mật ong (250ml), nhục thung dung (100g).

Đem sắc nấm và nhục thung dung với 2 lần nước, trộn lại sau đó tiếp tục sắc đến cao đặc rồi trộn lên với mật ong. Đổ vào lọ thủy tinh để dùng dần. Uống với nước (khoảng từ 2 đến 3 muỗng) trước các bữa ăn chính.

Mật ong
Nấm Ngọc cẩu thường sử dụng kèm với mật ong rừng

12. Bài thuốc điều trị đau lưng, mỏi chân tay cho sản phụ.

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu, rượu trắng.

Đem ngâm 1kg nấm với khoảng từ 4 đến 5 lít, bảo  quản nơi thoáng mát. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 20 ml trước bữa ăn.

13. Bài thuốc bổ thận dương, điều trị khí hư cho phụ nữ.

  • Cách 1:

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu khô (5g); nhục thung dung, phục linh, hồng trà, long cốt, tang phiêu phiêu (mỗi vị 3g).

Đem nấu tất cả vị thuốc với khoảng 1 lít nước, rồi uống thay trà, sử dụng trong ngày.

  • Cách 2:

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu (5g); hồng trà, hoài sơn, đảng sâm (mỗi vị 3g); phúc bồn tử (2g).

Sử dụng tương tự cách 1.

14. Bài thuốc giúp bổ huyết, sáng da, trị tàn nhang, ổn định nội tiết tố.

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu khô

Mỗi ngày sử dụng khoảng 0,5 lạng, hãm thay trà uống.

Tác dụng của Rượu Nấm Ngọc Cẩu là gì? Cách ngâm Rượu Nấm Ngọc Cẩu

Rượu Nấm Ngọc Cẩu có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, tăng cường gân cốt, tốt cho sản phụ, giúp chữa đau lưng, mỏi gối. Rượu thuốc có thể nói là một cách giúp cho Nấm phát huy được hết tác dụng.

Có 2 cách ngâm rượu thuốc với nấm ngọc cẩu đó là:

Cách 1: Ngâm củ tươi.

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu tươi (1 kg), 5 lít rượu, mật ong (200 ml).

Rửa sạch nấm, đối với phần củ có thể sử dụng bàn chải, đổ phần củ, phần hoa đã được rửa sạch vào trong bình, sau đó đổ rượu, mật ong đã được chuẩn bị vào (nên dùng rượu được nấu thủ công, có độ cồn từ 38 đến 40 độ). Bảo quản nơi thoáng mát từ 2 đến 3 tháng.

Cách 2: Ngâm củ khô. ( có mùi đậm đà hơi, không còn vị chát của nấm)

Nguyên liệu: nấm ngọc cẩu khô (500g), rượu trắng (5 lít), mật ong tự nhiên (200 gr)

Cho nấm khô vào bình sau đó cho tiếp mật ong, rượu. Bảo quản trong nơi thoáng mát từ 2 đến 3 tháng là có thể sử dụng được.

Nấm Ngọc cẩu
Hình ảnh rượu Nấm Ngọc cẩu

Tác dụng phụ của Nấm Ngọc Cẩu

Tuy có nhiều tác dụng như vậy nhưng nấm ngọc cẩu cũng có độc tính khá mạnh  nếu không được chế biến đúng cách, lúc này độc tính của nấm sẽ đi thẳng đến hai kinh can có thể dẫn đến các tác dụng phụ không lường trước được, đặc biệt là bị liệt dương.

Lưu ý khi sử dụng Nấm Ngọc Cẩu

Các lưu ý trong quá trình sử dụng rượu nấm ngọc cẩu:

Không được sử dụng rượu nấm cho người đang xạ trị ung thư, người bị nóng trong người, người bị nhạy cảm hay bị dị ứng với rượu, người phải kiêng các chất cồn, người bị mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,…người bị suy giảm chức năng thận, gan, người bị tăng huyết áp, mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Cần ngâm rượu ít nhất từ 2 đến 3 tháng rồi mới được sử dụng. Cần bảo quản rượu tại nơi khô ráo, thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh những nơi bụi bặm, ẩm mốc.

Cách phân biệt Nấm Ngọc Cẩu thật và giả

Với nhiều tác dụng quý hiếm nên trên thị trường có rất nhiều nấm giả được bày bán do vậy nên người tiêu dùng nên cẩn thận, lựa chọn, kiểm tra kỹ càng khi mua. Sau đây là một số kinh nghiệm cho độc giả để biết cách phân biệt nấm ngọc cẩu thật và giả.

Khi đi mua thì nên tìm cho mình một quân sư có nhiều kinh nghiệm theo cùng, khi mua cần quan sát kỹ về hình thái, màu sắc, kích thước, trọng lượng, mùi vị, tuổi nấm, tránh nghe những lời đường mật từ người bán

Nấm Ngọc cẩu
Hình ảnh bên trong Nấm Ngọc cẩu tươi

Xem thêm: [2020] Đông Trùng Hạ Thảo là gì? Tác dụng, Cách dùng hiệu quả

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn