Thuốc Roctolido là gì?
Roctolido là thuốc kê đơn có thành phần chính là fexofenadin hàm lượng 30mg/5ml được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống. Thuốc lưu hành ở Việt Nam với số đăng ký VN-18245-14 do công ty Globe Pharmaceuticals Ltd.; BSCIC Industrial Estate, Begumgonj, Noakhali Bangladesh sản xuất.
Thành phần chính và hàm lượng:
- Fexofenadine hydrochloride.
- Các tá dược khác vừa đủ.
Thành phần của thuốc Roctolido có tác dụng gì?
Dược chất chính là Fexofenadin, đây là một chất thuộc nhóm kháng histamin thế hệ thứ hai, có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi. Ở liều điều trị, thuốc không vượt qua hàng rào máu não nên không gây ngủ hay ảnh hưởng đến thần kinh trung ương.
Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài do thuốc gắn chậm vào thụ thể H1, tạo thành phức hợp bền vững và tách ra chậm. Từ đó ngăn chặn sự liên kết của histamin với thụ thể của nó hoặc giảm hoạt tính của histamin trên dây thần kinh, cơ trơn mạch máu, tế bào tuyến, tế bào nội mô và tế bào mast. Các triệu chứng như sổ mũi và chảy nước mắt đến phát ban, đỏ da, phù nề, khó thở, ngứa, ho,… nhờ vậy giảm dần.
Công dụng của thuốc Roctolido
Roctolido thường được sử dụng điều trị các bệnh liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết, côn trùng đốt, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Chỉ định
Thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi, côn trùng đốt, dị ứng nhẹ do thuốc hay các tác nhân từ môi trường như bụi bẩn, nấm mốc hay phấn hoa. Hoặc trường hợp nổi mề đay tự phát mãn tính với các biểu hiện như: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, mắt ngứa đỏ, chảy nước mắt ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Cách sử dụng thuốc Roctolido
Liều dùng
Liều dùng chỉ có ý nghĩa khuyến cáo. Liều dùng và thời gian dùng thuốc ở mỗi bệnh nhân là khác nhau tùy thuộc chỉ định của bác sĩ điều trị.
Liều dùng thông thường như sau:
- Viêm mũi dị ứng: 180 mg/ngày (1 viên), uống 1 lần/ ngày.
- Mày đay mạn tính vô căn: 180mg/ngày (1 viên), uống 1 lần/ ngày.
Cần hiệu chỉnh liều ở các đối tượng đặc biệt như bệnh nhân suy gan, suy thận, người già.
Cách dùng
Thuốc hấp thu ở đường tiêu hóa, uống đúng liều theo chỉ định. Do thức ăn không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc nên không nhất thiết phải uống thuốc sau bữa ăn.
Thuốc Roctolido có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?
Đối với phụ nữ mang thai: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ rõ ràng tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai hay liệu có ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi. Vì thế chỉ nên dùng fexofenadin cho phụ nữ mang thai khi đã cân nhắc lợi ích thuốc mang lại nhiều hơn nguy cơ.
Đối với phụ nữ đang cho con bú: Hiện nay vẫn chưa rõ fexofenadine có khả năng bài tiết qua sữa mẹ hay không vì vậy cần cẩn trọng khi dùng fexofenadin cho phụ nữ đang cho con bú hoặc nên sử dụng thuốc cách xa thời điểm cho con bú để đảm bảo sức khỏe của trẻ.
Thuốc Roctolido giá bao nhiêu?
Thuốc Roctolido có giá khoảng 125.000 VND một lọ. Từng nhà thuốc giá cả có thể chênh lệch nhưng không đáng kể.
Thuốc Roctolido có thể mua ở đâu ở Hà Nội, TPHCM?
Thuốc Roctolido hiện được bán tại các nhà thuốc, hiệu thuốc trên toàn quốc, độc giả có thể đến 1 số nhà thuốc uy tín để mua như:
- Nhà thuốc Lưu Anh – 748 Kim Giang
- Nhà thuốc An Huy – KĐT Xa la
Chống chỉ định
Chống chỉ định với bệnh nhân mẫn cảm với fexofenadin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc Roctolido
Các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra thường chỉ nhẹ và mất khi ngưng dùng thuốc.
Thường gặp, ADR >1/100 | – Ảnh hưởng đến thần kinh: gây buồn ngủ, khó ngủ, đau đầu, chóng mặt, người mệt mỏi.
– Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá: Buồn nôn, cảm giác ăn không tiêu. – Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dễ bị cảm cúm do nhiễm virus, nhiễm khuẩn hô hấp trên, ngứa họng, ho, sốt, viêm tai giữa, viêm xoang. – Gây đau nhức toàn thân, rối loạn kinh nguyệt. |
Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100 | – Ảnh hưởng đến thần kinh: gây cảm giác sợ hãi, giấc ngủ không sâu, hay gặp ác mộng.
– Tác dụng phụ trên đường tiêu hoá: gây khô miệng, đau bụng. |
Hiếm gặp, ADR < 1/1000 | – Tác dụng phụ cho Da: nổi mày đay, ngứa, ban đỏ.
Có thể xảy ra các phản ứng quá mẫn như phù mạch, đau tức ngực, khó thở, mặt đỏ bừng, shock phản vệ. |
Lưu ý khi sử dụng thuốc Roctolido
- Để phòng ngừa khả năng gây độc cho tim (mặc dù fexofenadine không gây độc như chất mẹ terfenadine) vẫn nên thận trọng theo dõi khi dùng thuốc cho người đã có tiền sử mắc các bệnh lý về tim, hay có các yếu tố nguy cơ hoặc đã có khoảng Q-T kéo dài từ trước.
- Không nên tự ý sử dụng thêm thuốc kháng histamin nào khác khi đang sử dụng fexofenadin để tránh trường hợp quá liều thuốc và tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
- Thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, bệnh nhân cần thận trọng khi phải lái xe hoặc điều khiển máy móc đòi hỏi tinh thần tỉnh táo.
- Thuốc có thời gian tồn tại khá lâu trong cơ thể vì thế cần phải điều chỉnh liều thích hợp khi dùng thuốc cho người có chức năng thận suy giảm hoặc người cao tuổi (trên 65 tuổi).
- Vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về độ an toàn và tính hiệu quả của thuốc ở trẻ em dưới 6 tuổi vì thế nên cân nhắc sử dụng cho trẻ ở lứa tuổi này.
- Trước khi tiến hành các thử nghiệm kháng nguyên tiêm trong da nên ngừng fexofenadin ít nhất 24 – 48 giờ nếu có sử dụng để đảm bảo tính chính xác của thử nghiệm.
Dược động học
Hấp thu: Thuốc hấp thu tốt ở đường tiêu hóa. Khi uống l viên nén 60mg, sau khoảng 2 đến 3 giờ nồng độ thuốc đạt tối đa ở mức khoảng 142 nanogam/ml. Thức ăn không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thu thuốc. Sử dụng thuốc trong bữa ăn tuy làm giảm nồng độ đỉnh trong huyết tương nhưng chỉ khoảng 17%, đồng thời không làm chậm thời gian đạt nồng độ đỉnh của thuốc.
Phân bố: Thuốc phân bố trong cơ thể chủ yếu bằng cách liên kết với protein. Tỉ lệ liên kết với albumin và alpha1- acid glycoprotein trong huyết tương của thuốc là 60 đến 70%. Thể tích phân bố là 5,4 – 5,8 lít/kg. Vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng đầy đủ về khả năng đi qua hàng rào nhau thai hay nồng độ tồn tại trong sữa mẹ của thuốc, nhưng khi dùng terfenadin, nghiên cứu đã phát hiện được fexofenadin (là chất chuyển hóa của terfenadin) trong sữa mẹ. Vì là thuốc kháng histamin thế hệ 2, fexofenadin không qua được hàng rào máu não.
Chuyển hóa: Phần lớn thuốc sau khi hấp thu được giữ nguyên ở dạng có hoạt tính dược lý. Chỉ một phần nhỏ khoảng 5% lượng thuốc đưa vào cơ thể được chuyển hoá.
- Khoảng 0,5 – 1,5% được chuyển hoá qua gan lần đầu nhờ hệ enzym cytochrom P450. Chất chuyển hóa không có hoạt tính dược lý.
- 3,5% còn lại được vi khuẩn ở ruột chuyển hóa thành dẫn chất este metyl.
Bài tiết: Thời gian tồn tại của fexofenadin trong máu khá dài. Thời gian bán thải khoảng 14,4 giờ, kéo dài hơn ở người suy thận (do đó cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận). 80% thuốc được cơ thể thải trừ chủ yếu qua phân.Phần nhỏ còn lại khoảng 12% lượng thuốc đưa vào cơ thể được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng chưa chuyển hóa.
Tương tác thuốc
- Dùng đồng thời fexofenadin với erythromycin hoặc ketoconazol sẽ làm tăng nồng độ của fexofenadin trong máu nhờ cơ chế tăng hấp thu và giảm thải trừ thuốc này, do đó làm tăng tác dụng dược lý. Tuy nhiên, tương tác này thường không đáng lo ngại.
- Dùng đồng thời với fexofenadin với thuốc kháng acid chứa nhôm, magnesi sẽ làm giảm hấp thu fexofenadin, sử dụng các thuốc này cách nhau 2 giờ để tránh tương tác thuốc.
Quá liều
Biểu hiện: Thuốc gây buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng khi dùng quá liều.
Xử trí: Vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu đối với trường hợp ngộ độc fexofenadin. Có thể sử dụng các biện pháp thông thường như rửa dạ dày, dùng than hoạt tính để loại bỏ phần thuốc còn lại chưa được hấp thu ở ống tiêu hóa. Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.
Biện pháp thẩm phân máu nhằm làm giảm nồng độ thuốc trong máu không có tác dụng đáng kể (chỉ giảm nồng độ xuống khoảng 1,7 %).
Viêm mũi dị ứng có dùng thuốc được không ạ?
Có bạn nhé!