Mô tả
Cathaxin là một loại thuốc được nhiều người biết đến và được phân phối rộng rãi trên thị trường hiện nay. Vậy Cathaxin là thuốc gì? Nó có tác dụng như thế nào? Cùng trả lời những câu hỏi này qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc ITP Pharma nhé.
1, Thuốc Cathaxin là gì?
Cathaxin thuộc nhóm thuốc hô hấp có tác dụng tốt trong điều trị các chứng ho khan, đặc biệt có hiệu quả trên những trường hợp ho do kích ứng. Đây là một trong những sản phẩm được sản xuất và phân phối trực tiếp bởi công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam.
Dạng bào chế: Viên nang.
Quy cách đóng gói: Hộp 12 vỉ x 10 viên nang.
Thành phần:
- Oxomemazin Hydroclorid: 1,65mg.
- Guaifenesin: 33,33mg.
- Paracetamol: 33,33mg.
- Natri benzoat: 33,33mg.
- Tá dược (tinh bột lúa mì, lactose, magnesi stearat): vừa đủ 1 viên.
2, Công dụng, chỉ định của thuốc Cathaxin
Cathaxin có tác dụng trên được hô hấp và được chỉ định điều trị đối với những trường hợp ho khan khó chịu, đặc biệt là ho do kích thích, do kích ứng, ho nhiều về đêm. Thuốc còn có tác dụng hỗ trợ các triệu chứng gặp trong trường hợp cảm cúm, sốt, các bệnh lý hô hấp, giúp thông thoáng đường thở.
3, Thành phần Cathaxin có tác dụng gì?
Sự kết hợp các thành phần chính trong Cathaxin là cơ sở tạo nên tác dụng điều trị ho khan hiệu quả của thuốc. Dưới đây là tác dụng cụ thể của từng thành phần:
Oxomemazin: Một loại dẫn xuất phenothiazin – một chất kháng histamin. Oxomemazin kết hợp với thụ thể histamin (H1) để ức chế tác dụng dược lý của nó. Ngoài ra oxomemazin còn có tác dụng an thần, kháng serotonin và hệ đối giao cảm.
Guaifenesin: tác dụng chủ yếu là long đờm, loại bỏ chất nhầy trên đường hô hấp. Ngoài ra còn có tác dụng làm trơn đường hô hấp đang bị kích thích.
Paracetamol: Là hoạt chất rất phổ biến trong các chế phẩm thuốc giảm đau hạ sốt cho người bệnh gặp tình trạng thân nhiệt cao. Ngoài ra, thành phần này còn có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Natri benzoat: Công dụng chính là long đờm, tống đờm ra khỏi đường hô hấp thông qua phản xạ ho.
4, Cách sử dụng thuốc Cathaxin
Liều dùng: Liều dùng cho từng đối tượng nên điều chỉnh theo sự chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là liều tham khảo cho người lớn và trẻ em:
Người lớn: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên.
Trẻ em: Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 viên.
Cách dùng: Uống trực tiếp với nước lọc. Thời gian uống thuốc là sau bữa ăn. Đối với trẻ em, khi uống thuốc nên có sự giám sát của người lớn. Cathaxin nên
5, Thuốc Cathaxin có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?
Tuy chưa có những nghiên cứu cụ thể về tác động của Cathaxin trên trẻ nhỏ nhưng các hoạt chất thành phần trong Cathaxin có thể thấm qua hàng rào nhau thai và vào trong sữa mẹ. Vì vậy, phụ nữ có thai và cho con bú tốt nhất không nên sử dụng thuốc. Các đối tượng này chỉ nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp và chỉ duy trì sử dụng khi không có những dấu hiệu bất thường.
6, Thuốc Cathaxin có giá bao nhiêu?
Cathaxin được bán phổ biến trên thị trường với một mức giá khá bình dân, khoảng 45.000 VNĐ/ hộp 12 vỉ x 10 viên. Mức giá này có thể thay đổi tại những đơn vị phân phối khác nhau. Tuy nhiên, so với mức giá niêm yết của nhà sản xuất chênh lệch không quá nhiều. So sánh với các loại thuốc khác với cùng công dụng, Cathaxin có một mức giá khá cạnh tranh mà hiệu quả lại rất tốt nên loại thuốc này là sự lựa chọn của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng bệnh lý.
7, Thuốc Cathaxin có thể mua ở đâu?
Cathaxin là một loại thuốc trị ho được bán phổ biến tại nhiều địa chỉ nhà thuốc, quầy thuốc bệnh viện trên toàn quốc. Bạn cũng có thể tìm mua thuốc trên các kênh phân phối thuốc trực tuyến uy tín. Hãy lựa chọn cho mình những địa chỉ đáng tin cậy để tìm mua được thuốc chính hãng, đảm bảo chất lượng.
8, Chống chỉ định
Một số trường hợp được khuyến cáo không nên sử dụng Cathaxin:
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Người già, trẻ em dưới 6 tuổi. Thuốc có thể gây ngừng thở đối với trẻ dưới 1 tuổi.
Bệnh nhân suy thận nặng, thiếu hụt G6PD, suy tế bào gan.
Người bệnh gặp tình trạng co thắt phế quản.
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
9, Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng Cathaxin cho người lái xe, vận hành máy móc vì nguy cơ buồn ngủ khi uống thuốc.
Khi sử dụng Cathaxin tuyệt đối không nên uống rượu.
10, Tác dụng phụ của thuốc Cathaxin
Tác dụng phụ do Oxomemazin: Thường gặp nhất là cảm giác buồn ngủ. Bên cạnh đó là gây khô miệng, táo bón, bí tiểu. Có thể gặp tình trạng chóng mặt, nổi mẩn đỏ. Trong một số ít trường hợp gây chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy. Dù rất hiếm gặp, cũng có tình trạng loạn vận động khi dùng thuốc kéo dài, bạch cầu giảm và kích thích ở trẻ em còn bú mẹ.
Tác dụng phụ do Guaifenesin rất ít gặp, một số biểu hiện bất thường là: chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nổi mày đay, mẩn đỏ.
Nếu gặp một trong những tình trạng trên khi sử dụng Cathaxin, người dùng nên ngưng thuốc ngay. Đối với các triệu chứng nặng, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng.
11, Lưu ý khi sử dụng
Một số lưu ý khi sử dụng Cathaxin:
Cathaxin là loại thuốc chỉ nên sử dụng điều trị ngắn ngày.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng phù hợp cho từng đối tượng.
Không nên uống thuốc trước bữa ăn, khi bụng đói.
Khi mua thuốc nên để ý kỹ hạn sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng thuốc đã quá hạn hoặc có những biểu hiện bất thường về màu sắc, thuốc bị chảy.
Bảo quản thuốc ở điều kiện thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
12, Dược động học
Chưa có thông tin về dược động học thành phần oxomemazin.
Thành phần Guaifenesin: Hoạt chất phát huy tác dụng sau 30 phút và có tác dụng trong 4-6 giờ. Thể tích phân bố trung bình trên người trưởng thành là . Guaifenesin được chuyển hóa bởi gan thông qua chất chuyển hóa acid β-(2-methoxyphenoxy) lactic. Hoạt chất có thời gian bán thải khoảng 1 giờ, được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.
Thành phần Paracetamol: hấp thu nhanh và hoàn toàn thông qua đường tiêu hóa. Hoạt chất phân bố đều tại các mô của cơ thể, 25% phân bố trong máu dưới dạng kết hợp với protein huyết tương. Paracetamol được chuyển hóa qua các phản ứng hydroxyl hóa và khử acetyl. Sau 1 ngày, paracetamol thải trừ 90% đến hoàn toàn qua nước tiểu.
13, Tương tác thuốc
Cathaxin làm tăng tác dụng đối với các thuốc ức chế thần kinh trung ương.
Sử dụng Cathaxin phối hợp với các chất kháng Cholinergic khác làm tăng các tác dụng phụ khô miệng, táo bón, tiểu ít, lú lẫn hoặc kích động ở người già.
Không nên sử dụng thuốc cùng với Zidovudin, Levodopa, Guanethidin.
Thận trọng khi sử dụng thuốc với muối, oxyd và hydroxyd của Mg, Al, Ca.
Báo cáo đầy đủ với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu liệu trình điều trị với Cathaxin để đảm bảo không có tương tác thuốc không mong muốn.
14, Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Trên thực tế chưa ghi nhận trường hợp sử dụng quá liều Cathaxin. Nếu vô tình sử dụng quá liều, hãy đến gặp ngay bác sĩ và báo cáo về liều dùng và thể trạng của người bệnh để được tư vấn phù hợp.
Về trường hợp quên liều thuốc, sẽ không ảnh hưởng quá nhiều nếu người bệnh quay lại dùng thuốc sớm. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên uống bù liều thuốc bị quên vào liều tiếp theo. Dùng quá liều trong một lần uống có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn.
Trên đây là một số thông tin cần biết về thuốc Cathaxin. S=Hãy sử dụng thuốc cẩn thận dưới sự chỉ định của các bác sĩ hoặc dược sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Xem thêm:
An Phế Nam Dược – Viêm ngậm giảm ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết
Mai –
Sau khi dùng thuốc Cathaxin theo chỉ định của bác sĩ, mình đã giảm ho đáng kể