Mô tả
1, Thuốc Manitol là gì?
Thuốc Manitol được biết đến là một loại thuốc lợi tiểu. Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần hoá – dược phẩm Mekophar, Việt Nam. Số đăng ký lưu hành tại thị trường Việt Nam của thuốc là VD-33008-19.
Thuốc Manitol được bào chế dưới dạng dung dịch truyền. Thành phần chính của Manitol là D-Mannitol.
Thuốc được đóng gói với nhiều các khác nhau tương ứng với hàm lượng khác nhau:
- Chai dung dịch truyền Manitol 20% với dung tích 250ml, hàm lượng D-Mannitol 50mg
- Chai dung dịch truyền Manitol 20% với dung tích 500ml, hàm lượng D-Mannitol 100mg
- Chai dung dịch truyền Manitol 10% với dung tích 250ml, hàm lượng D-Mannitol 25mg
Hạn sử dụng của thuốc là 3 năm kể từ ngày sản xuất.
2, Công dụng của thuốc Manitol
Thuốc Manitol có các tác dụng chính như sau:
- Ngăn ngừa hoại tử thận cấp do hạ huyết áp.
- Tăng đào thải các chất độc qua đường thận bằng cách gây lợi niệu ép buộc.
- Thiểu niệu sau mổ.
- Làm giảm nhãn áp.
- Giảm áp lực nội sọ.
- Trong cắt nội soi tuyến tiền liệt dùng để làm dịch rửa.
- Tiêm trước và trong các ca phẫu thuật mắt.
- Làm test về chức năng của thận.
3, Chỉ định
Các bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia y tế chỉ định sử dụng thuốc Manitol cho những trường hợp dưới đây:
- Tăng áp lực nội sọ như phù não.
- Tăng nhãn áp.
- Lợi niệu để tăng đào thải chất độc.
- Test thiểu niệu.
- Thiểu niệu do suy thận cấp.
4, Thành phần chính của Manitol có tác dụng gì?
– Tác dụng chính của Manitol:
Manitol là đồng phân của sorbitol, là thuốc lợi tiểu
Manitol gây lợi niệu thẩm thấu và làm tăng lưu lượng máu thận, làm tăng độ thẩm thấu của huyết tương và dịch trong ống thận.
Manitol giúp thận không bị tắc nghẽn và cũng tăng tốc độ loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể nhờ tăng lọc nước tiểu ở những người bị suy thận cấp.
Mannitol cũng được sử dụng để làm giảm sưng tấy và áp lực xung quanh não hoặc bên trong mắt.
– Cơ chế tác động của Manitol:
Sau khi tiêm vào tĩnh mạch, manitol phân bố vào khoảng gian bào.
Ở cầu thận, Mannitol được lọc tự do và dưới 10% được tái hấp thu trở lại từ ống thận.
Do ít bị chuyển hoá trong cơ thể và ít bị ống thận tái hấp thu nên tác dụng của manitol mạnh hơn dextrose. Manitol gây hiệu quả ngang urê nhưng ít gây tác dụng phụ hơn urê
5, Cách sử dụng thuốc Manitol
5.1. Liều dùng
Liều dùng cho người lớn
- Làm test:
- Truyền 12,5 g dung dịch 15% hoặc 25% hay truyền tĩnh mạch 200mg/kg thể trọng. Sau 3 -5 phút, bài xuất nước tiểu mỗi giờ từ 30 đến 50ml, bài xuất trong 2 đến 3 giờ tiếp theo.
- Làm lại lần 2 nếu lần thứ nhất đáp ứng không tốt. Thận đã bị tổn thương thực thể nếu lưu lượng nước tiểu 2 – 3 giờ sau khi làm test dưới 30 – 50ml/giờ
- Dùng liều 50 đến 100g tiêm truyền tĩnh mạch với dung dịch từ 5 đến 10% đối với phòng ngừa suy thận cấp.
- Nước tiểu thải ra 1 giờ ít nhất 100ml, duy trì mỗi giờ 500ml để tăng đào thải các độc tố.
- Trước khi dùng cisplatin, bệnh nhân cần truyền nhanh 12,5g, sau đó truyền 10g/giờ, dùng dung dịch 20% để giảm độc tính của cisplatin lên thận, truyền trong 6 giờ.
- Dùng liều 1 đến 2g/kg, truyền dung dịch 15% – 25% đối với trường hợp làm giảm áp lực nội sọ, truyền trong 30 đến 60 phút
- Liều 1,5 đến 2g/kg, truyền trong 30 – 60 phút với dung dịch 15 – 20% với trường hợp làm giảm áp lực nhãn cầu
- Dùng dung dịch Manitol từ 2,5% đến 5% được dùng để tưới, rửa bàng quang trong phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo.
Liều dùng cho trẻ em
- Chưa có liều dùng cho ở trẻ em dưới 12 tuổi.
- Làm test với liều 200 mg/kg sau đó dùng liều 2g/kg, truyền dung dịch 15 – 20% đối với điều trị thiểu niệu hoặc vô niệu, truyền trong 2 – 6 giờ.
- Dùng liều 2g/kg, dùng dung dịch 15 – 25% trong việc giảm áp lực nội sọ hoặc áp lực nhãn cầu, truyền trong 30 – 60 phút.
- Dùng liều 2g/kg, dùng dung dịch 5 – 10% đối với điều trị ngộ độc.
Liều dùng cho người cao tuổi: Liều bắt đầu thấp nhất và điều chỉnh theo nhu cầu người bệnh.
5.2. Cách dùng
- Thuốc Manitol được dùng băng đường tiêm truyền tĩnh mạch và truyền chậm trong vòng 1 giờ.
- Bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên và kiểm tra chức năng tim để chắc chắn thuốc Mannitol cải thiện tình trạng của bạn và không gây tác hại
6, Thuốc Manitol được dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú không?
– Đối với phụ nữ có thai: Manitol được báo cáo là an toàn cho người mang thai vì thế có thể dùng Manitol cho phụ nữ mang thai.
– Đối với bà mẹ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
7, Thuốc Manitol giá bao nhiêu?
Mức giá niêm yết của 1 chai dung dịch tiêm Manitol là 23.000 đồng. Tuy nhiên, đối với mỗi địa điểm khác nhau, mức giá có thể thay đổi. Để đảm bảo chất lượng, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, bệnh nhân nên tìm những cơ sở bán thuốc uy tín để mua sản phẩm với giá niêm yết.
8, Thuốc Manitol có thể mua ở đâu?
Khách hàng có thể mua trực tiếp các quầy thuốc, các cơ sở y tế trên toàn quốc hoặc tìm mua trên các trang thương mại điện tử như Sendo, Tiki, Shopee, hoặc các website của các nhà thuốc uy tín như nhà thuốc ITP Pharma, nhà thuốc Lưu Anh,…
Khách hàng cần phải thật chú ý tìm mua và sử dụng những sản phẩm chất lượng và an toàn, tránh ham rẻ mà mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
9, Chống chỉ định
Các bác sĩ chỉ định không được sử dụng thuốc Manitol với những trường hợp dưới đây:
- Bệnh nhân đang trong tình trạng mất nước.
- Bệnh nhân mắc suy tim sung huyết, các bệnh tim nặng, suy thận nặng do tổn thương thực thể.
- Bệnh nhân bị phù phổi, sung huyết phổi., phù do rối loạn chuyển hóa có kèm theo dễ vỡ mao mạch.
- Bệnh nhân đang mắc phải tình trạng chảy máu nội sọ sau chấn thương sọ não.
- Bệnh nhân đang gặp tình trạng thiểu niệu hoặc vô niệu sau khi làm thử nghiệm với Manitol.
10, Tác dụng phụ của thuốc Manitol
Khi sử dụng thuốc Manitol có thể gây ra 1 số tác dụng không mong muốn như sau:
Các tác dụng phụ thường gặp:
- Đối với hệ tuần hoàn: tăng thể tích dịch ngoài tế bào, quá tải tuần hoàn khi dùng liều cao, viêm tắc tĩnh mạch
- Tác dụng toàn thân: Rét run, sốt, nhức đầu, sổ mũi.
- Đối với hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khát, ỉa chảy, tăng cân
- Phản ứng chuyển hóa: Mất cân bằng nước và điện giải, mất cân bằng kiềm – toan.
- Đối với cơ xương: Đau ngực.
- Đối với mắt: Mờ mắt.
- Tác dụng tại chỗ: Thuốc ra ngoài mạch có thể gây phù và hoại tử da.
- Đối với hệ tuần hoàn: Nhịp tim nhanh.
- Đối với thận: Thận hư từng ổ do thẩm thấu, suy thận cấp khi dùng liều cao, đi tiểu nhiều.
- Các phản ứng dị ứng: Mày đay, nổi mẩn trên da, choáng phản vệ, chóng mặt.
Các tác dụng phụ hiếm gặp:
- Tác dụng tại chỗ: thuốc ra ngoài mạch có thể gây phù và hoại tử da.
- Đối với hệ tuần hoàn: nhịp tim nhanh.
- Đối với thận: thận hư từng ổ do thẩm thấu, suy thận cấp (khi dùng liều cao).
- Tác dụng khác: phản ứng dị ứng như mày đay, choáng phản vệ, chóng mặt.
Có thể có 1 số tác dụng chưa được báo cáo. Cần theo dõi người bệnh trong khi truyền dung dịch manitol và phải truyền chậm. Cần thông báo cho bác sĩ khi gặp những tác dụng phụ không mong muốn.
11, Lưu ý khi sử dụng
Những đối tượng dưới đây cần phải chú ý trong quá trình sử dụng thuốc Manitol:
- Mẫn cảm với thuốc hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em hoặc người cao tuổi.
- Bệnh nhân từng mắc bệnh suy thận nặng hoặc mạn tính, có tình trạng mất nước nghiêm trọng, bị sưng hoặc tắc nghẽn phổi.
- Không dùng thuốc cho những người lái xe và vận hành máy móc.
- Dùng được cho phụ nữ có thai nhưng không dùng được cho bà mẹ đang cho con bú.
Lưu ý:
- Cần theo dõi chặt chẽ cân bằng dịch và điện giải, độ thẩm thấu của huyết tương, chức năng thận, dấu hiệu sinh tồn trong lúc truyền.
- Khi người bệnh nhức đầu cần giảm tốc độ truyền.
- Không được truyền Manitol cùng với máu toàn phần
- Có thể gây ngộ độc nước nếu lưu lượng dịch truyền vào nhiều hơn lưu lượng nước tiểu
- Bộ phận lọc gắn liền cần phải khớp với bộ dây truyền tĩnh mạch.
- Kiểm tra sự tương tác của các chất thêm vào dung dịch Manitol trước khi truyền.
- Xảy ra các tác dụng phụ khi dùng thuốc với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn, các chất kích thích.
- Chỉ tiêm dung dịch manitol vào tĩnh mạch, nếu không có thể gây hoại tử mô do dịch ưu trương
Bảo quản thuốc:
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Tránh để đông lạnh.
- Để thuốc xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
12, Dược động học
– Hấp thu: Khi uống, 17% thuốc được hấp thu.
Khi tiêm tĩnh mạch, với liều 1 g/kg, độ thẩm thấu của huyết thanh giảm đi là 11 mosm/kg, làm hemoglobin giảm 2,2 g/decilit, làm nồng độ natri huyết thanh giảm đi là 8,7 mmol/lít
Khi tiêm tĩnh mạch với liều 2 g/kg, độ thẩm thấu của huyết thanh giảm đi là 32 mosm/kg, làm hemoglobin giảm 2,5 g/decilit, làm nồng độ natri huyết thanh giảm đi là 20,7 mmol/lít.
– Phân bố: Thể tích Vd phân bố là 0,2333 lít/ kg, độ thanh thải là 0,086 lít/ giờ/ kg.
– Chuyển hoá: : Manitol chỉ bị chuyển hoá 7 – 10 %, trong cơ thể, đào thải phần lớn qua nước tiểu. Manitol tích luỹ và làm cho nước chuyển vào lòng mạch khi thận bị suy, dẫn đến mất nước trong tế bào và hạ natri huyết.
– Thải trừ: Với chức năng thận bình thường, nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 100 phút.
13, Tương tác thuốc
Thuốc Manitol có thể tương tác với các loại thuốc khác và làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác hoặc làm gia tăng các tác dụng phụ. Thuốc Manitol có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc sau:
- Droperidol
- Tobramycin
- Levomethadyl
- Asen trioxide
- Lithium.
- Sotalol
- Cam thảo.
14, Xử lý khi uống quá liều thuốc hoặc quên liều thuốc
14.1, Quá liều
- Khi dùng quá liều thuốc Manitol, thận có thể bị tổn thương và suy giảm chức năng.
- Việc của bệnh nhân là cần ngừng ngay việc truyền manitol và điều trị triệu chứng do quá liều gây ra.
- Trong trường hợp khẩn cấp, người bệnh có những biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay 115 và đưa ngay bệnh nhân đến các trung tâm y tế gần nhất. Người nhà cần ghi lại đầy đủ và chính xác về danh sách các thuốc mà người bệnh đã sử dụng, để cho các bác sĩ có giải pháp xử lý kịp thời.
14.2, Quên liều
- Bệnh nhân nên uống thuốc ngay lập tức khi quên liều và uống liều kế tiếp như bình thường khi đã sát giờ với liều dùng tiếp theo.
- Không được phép tăng gấp đôi liều, không được quên hai liều liên tiếp.
- Để tránh trường hợp quên liều thuốc thì người bệnh cần sắp xếp thời điểm uống thuốc ở mỗi ngày là như nhau.
Xem thêm:
Trang –
nhà thuốc có số lượng lớn không