Mô tả
Các triệu chứng của hệ tiêu hóa rất đa dạng, đặc biệt là các bệnh ở dạ dày. Trong bài viết này, Nhà thuốc online ITP Pharma sẽ giới thiệu đến bạn các thông tin về thuốc Mecosol – sản phẩm giúp giải quyết một số vấn đề tại dạ dày và cải thiện chất lượng cuộc sống.
1, Thuốc Mecosol là gì?
Mecosol là thuốc được bán theo đơn của bác sĩ điều trị, là sản phẩm thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa.
Thuốc Mecosol là sản phẩm được sản xuất và đồng đăng kí bởi chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương Mediplantex, tại Việt Nam.
Thuốc được sản xuất theo dây chuyền khép kín hiện đại, máy móc trang thiết bị tiên tiến đảm bảo điều kiện sản xuất đạt tiêu chuẩn cơ sở. Sản phẩm Mecosol được kiểm tra thường xuyên và kiểm nghiệm nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn cho từng lô thuốc. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCCS.
Hiện tại, thuốc Mecosol đã được cấp số đăng ký và được phê duyệt lưu trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Mecosol được phân phối và bày bán rộng rãi tại nhiều cơ sở bán buôn, bán lẻ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Sản phẩm Mecosol được rất nhiều khách hàng tin tưởng và ưu tiên lựa chọn sử dụng.
Số đăng ký trên thị trường: VD-20900-14.
Hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Kiểm tra chi tiết trên bao bì sản phẩm.
Thuốc Mecosol được bào chế dưới dạng viên nang cứng.
Đóng gói thành hộp. Trên thị trường, Mecosol hiện đang có hai dạng đóng gói là hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 7 viên và dạng hộp 1/ vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang cứng. Tùy vào số lượng và thời gian sử dụng thuốc mà khách hàng có thể lựa chọn các dạng đóng gói phù hợp.
Mỗi viên nang cứng chứa thành phần hoạt chất chính là Esomeprazol (dưới dạng pellet bao tan trong ruột của Esomeprazol magnesi dihydrat 8.5%) hàm lượng 40 mg. Kết hợp với các tá dược cần thiết khác với hàm lượng vừa đủ để đóng viên nang cứng.
2, Thành phần chính Esomeprazol của thuốc Mecosol có tác dụng như thế nào?
Esomeprazol là một dẫn chất thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton trên tế bào thành dạ dày. Esomeprazol ức chế men H+/ K+ ATPase, làm giảm sự tạo thành acid HCl và giảm bài tiết acid. Esomeprazol hiệu quả cao do tác động vào giai đoạn cuối cùng của quá trình tạo acid dạ dày.
Esomeprazole là đồng phân S- của omeprazole. Esomeprazole là tiền chất, sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được hoạt hóa ở pH< 5 và chuyển thành acid sulfenic và sulfenamic. Hai chất chuyển hóa này liên kết thuận nghịch với nhóm sulfhydryl trên kênh H+/K+ ATPase của tế bào thành dạ dày. Do đó, ức chế quá trình bài tiết H+ để tạo thành acid. Esomeprazol ức chế bài tiết acid do bất kỳ nguyên nhân gì, không ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị và sự bài tiết yếu tố nội tại của dạ dày.
3, Thuốc Mecosol có công dụng và chỉ định như thế nào?
Công dụng
Thuốc Mecosol ức chế sự bài tiết acid dạ dày do bất kì nguyên nhân gì.
Chỉ định
Đối tượng sử dụng thuốc là người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân mắc hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản( GERD) hay tình trạng viêm trợt xước niêm mạc thực quản do trào ngược, loét hoặc thắt hẹp được chẩn đoán do nội soi.
- Điều trị duy trì và dự phòng trên các bệnh nhân viêm thực quản đã điều trị lành, phòng ngừa tái phát.
- Hỗ trợ điều trị kết hợp với kháng sinh trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày, tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Sử dụng kết hợp để dự phòng và điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng trên bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
- Điều trị duy trì để phòng ngừa tái xuất huyết tiêu hóa khi dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch.
- Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.
4, Thuốc Mecosol phải sử dụng như thế nào là hợp lý?
Liều dùng
Tùy thuộc vào từng đối tượng sử dụng khác nhau, bệnh điều trị, tình trạng bệnh và đáp ứng với thuốc ra của người dùng mà lựa chọn liều dùng sao cho phù hợp.
- Đối với người lớn và trẻ em trên 18 tuổi:
- Viêm trợt thực quản do trào ngược dạ dày: mỗi ngày 1 viên, liên tục trong 4 tuần. Nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc tình trạng viêm chưa lành thì có thể tiếp tục điều trị bằng thuốc thêm 4 tuần.
- Viêm loét dạ dày, tá tràng: mỗi ngày 1 viên, liên tục kéo dài trong 4-8 tuần.
- Dự phòng loét dạ dày, tá tràng có vi khuẩn HP khi điều trị kết hợp với kháng sinh trong phác đồ chống nhiễm khuẩn: mỗi ngày 1 viên, kéo dài 7-10 ngày.
- Hội chứng Zollinger- Ellison: liều khởi đầu mỗi ngày 1 viên, sau đó từ thuộc vào đáp ứng trên bệnh nhân mà hiệu chỉnh cho phù hợp. Phần lớn với liều 1-2 viên/lần, ngày 2 lần sẽ kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
- Đối với các đối tượng đặc biệt, gồm người cao tuổi, người bị suy giảm chức năng gan, thận từ mức độ nhẹ đến trung bình: thuốc tương đối an toàn và không cần hiệu chỉnh liều.
Cách dùng
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng chứa các hạt pellet bao tan trong ruột nên đường uống là đường dùng thích hợp nhất.
Bạn nên uống Mecosol trước bữa ăn ít nhất là 1 giờ và tốt nhân là uống thuốc vào trước bữa ăn sáng hàng ngày. Thuốc nên được uống bằng nước đun sôi để nguội, không nên sử dụng nước hoa quả, rượu bia hoặc sữa để uống thuốc. Do các loại chất lỏng này có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu và tác dụng của Esomeprazol.
Trước khi sử dụng thuốc, cần kiểm tra kĩ tính chất cảm quan của viên thuốc. Không sử dụng thuốc khi có màu sắc, mùi vị lạ hoặc viên thuốc chảy nước, dính bề mặt. Các viên thuốc bị vỡ nát hay sứt cạnh cũng không nên sử dụng.
Trong quá trình dùng thuốc, nên uống thuốc nguyên viên. Tuyệt đối không bẻ vỡ, nghiền hoặc nhai viên thuốc khi uống. Thuốc nên được uống đều đặn hàng ngày để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến của bác sỹ, dược sĩ về liều dùng và cách dùng an toàn, hiệu quả.
5, Thuốc Mecosol có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú hay không?
Phụ nữ có thai: chưa có đầy đủ bằng chứng nào chứng minh độ an toàn và hiệu quả của Mecosol đối với phụ nữ có thai. Do các nghiên cứu thực nghiệm trên đối tượng này còn hạn chế. Việc sử dụng thuốc Mecosol trên phụ nữ có thai phải hết sức thận trọng, không được tự ý chỉ định khi chưa có sự tham khảo của thầy thuốc và phải cân nhắc lợi ích và nguy cơ trong các trường hợp cần thiết trước khi sử dụng thuốc.
Phụ nữ đang cho con bú: không có đầy đủ tài liệu chứng minh độ an toàn của Mecosol đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Do vậy, không sử dụng Mecosol cho phụ nữ đang cho con bú. Tốt nhất là nên ngừng cho trẻ bú tạm thời trong lúc dùng thuốc để tránh ảnh hưởng của thuốc đến đứa trẻ.
6, Thuốc Mecosol có được sử dụng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc hay không?
Esomeprazol có thể gây các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt ,ngủ gà,… ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc trên các đối tượng này nên không sử dụng Mecosol trước và khi làm việc để đảm bảo an toàn.
7, Thuốc Mecosol giá bao nhiêu?
Thuốc Mecosol hiện nay được bán với giá thành khoảng 110.000VNĐ/hộp 1 vỉ x 10 viên. Tùy thuộc vào các khu vực khác nhau, các nhà thuốc, quầy thuốc và đại lý phân phối khác nhau trên thị trường mà giá cả sản phẩm này có thể có sự khác biệt nhỏ. Bạn có thể lựa chọn các địa điểm với giá thành hợp lý khác nhau để mua thuốc.
Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng thuốc, bạn nên lựa chọn các nhà thuốc nào uy tín, có đủ các điều kiện về kinh doanh dược, các sản phẩm đảm bảo nguồn gốc và điều kiện bảo quản hợp lý để mua thuốc Mecosol.
Tham khảo ý kiến thầy thuốc để biết thêm thông tin và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
8, Có thể mua thuốc Mecosol ở đâu?
Thuốc đã được cấp giấy phép lưu hành trên thị trường Việt Nam, được nhiều người tiêu dùng sử dụng và tin tưởng lựa chọn. Hiện nay thuốc được phân phối và bày bán tại nhiều nhà thuốc tư nhân và các nhà thuốc bệnh viện tại nhiều khu vực khác nhau.
Thuốc Mecosol là thuốc kê đơn nên bạn cần có đơn thuốc của bác sĩ để mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc. Để biết thêm thông tin về thuốc và nhận được sự tư vấn, hướng dẫn sử dụng cũng như là thông tin tham khảo, khách hàng nên truy cập vào trang chủ hoặc gọi điện đến hotline của nhà thuốc, đại lý chính hãng.
9, Thuốc Mecosol chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng nào?
Mecosol không nên sử dụng điều trị trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với esomeprazole, phân nhóm Benzimidazole hay quá mẫn với các thành phần của thuốc.
- Trẻ em< 18 tuổi.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Tuyệt đối không kết hợp hoạt chất Esomeprazole với Atazanavir.
10, Các tác dụng không mong muốn nào có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng thuốc Mecosol?
Trong quá trình sử dụng thuốc Mecosol, trên bệnh nhân có thể xuất hiện một số phản ứng phụ. Các triệu chứng phụ được ghi nhận hay nghi ngờ thông qua các chướng trình nghiên cứu trên lâm sàng theo tần suất xuất hiện là:
Thường gặp:
- Trên đường tiêu hóa: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy.
- Khác: đau đầu.
Ít gặp: các phản ứng dị ứng như viêm da, nổi mề đay, ngứa, nổi mẩn. Đôi khi gặp các phản ứng khác như choáng váng, khô miệng.
Hiếm gặp:
- Phản ứng quá mẫn như phù mạch, phản ứng phản vệ, tăng men gan.
- Máu: giảm tiểu cầu, bạch cầu.
- Trên tiêu hóa: rối loạn vị giác, viêm miệng.
- Khác: viêm gan có hoặc không có vàng da, nhạy cảm với ánh sáng, đau cơ, hói đầu, đau khớp, khó ở, tăng tiết mồ hôi, sốt, nhìn mờ, co thắt phế quản.
Nếu xuất hiện bất kỳ phản ứng phụ nào ngoài các triệu chứng trên trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị. Việc báo cáo các trường hợp nghi ngờ là phản ứng phụ này rất quan trọng. Điều này cho phép tiếp tục theo dõi tỷ lệ giữa lợi và nguy cơ của thuốc này trên các đối tượng sử dụng khác nhau. Đồng thời, thầy thuốc phải báo cáo bất kỳ trường hợp nghi ngờ tác dụng không mong muốn này qua hệ thống thông báo quốc gia.
11, Những lưu ý nào bạn cần biết khi sử dụng thuốc Mecosol điều trị?
Khi sử dụng thuốc Mecosol, bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Tuân thủ điều trị và làm theo hướng dẫn của thầy thuốc hoặc dược sĩ, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
- Dùng thuốc đều đặn hàng ngày để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng dưới 30oC. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh nấm mốc, ẩm ướt.
- Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi dùng. Không sử dụng thuốc quá hạn.
- Để xa tầm tay và tầm nhìn trẻ em. Không để trẻ em chơi với thuốc, kể cả bao bì đóng gói.
- Kiểm tra thuốc trước khi sử dụng và trong quá trình sử dụng, ngưng sử dụng nếu thuốc có mùi, màu sắc lạ (màu sắc loang lổ, hoặc thay đổi hẳn màu sắc) hoặc thay đổi thể chất (như viên thuốc bề mặt chảy nước, dính ướt).
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ các chất cần thiết hàng ngày. Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể.
- Cần loại trừ nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính tại dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày trước khi sử dụng thuốc. Vì Esomeprazol có thể gây che lấp triệu chứng bệnh, làm chậm quá trình phát hiện bệnh trên bệnh nhân này.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc liên tục kéo dài vì thuốc có thể gây teo dạ dày trên một số bệnh nhân.
12, Dược động học
- Hấp thu: sau khi uống, Esomeprazol hấp thu nhanh tại ruột vào huyết tương. Sau khi uống 1-2 giờ, thuốc đạt nồng độ đỉnh trong máu. Sinh khả dụng thay đổi tùy thuộc vào liều dùng thuốc và số lần dùng thuốc trong ngày. Sinh khả dụng có thể đạt được là khoảng 68% đến 89% nếu dùng liều lượng lần lượt là 20mg và 40mg. Thuốc bị giảm hấp thu bởi thức ăn nhưng sự tác động này là không đáng kể đến tác dụng của Esomeprazol trên sự giảm bài tiết acid dạ dày.
- Phân bố: Esomeprazol có tỷ lệ liên kết với protein huyết tương cao, khoảng 97%.
- Chuyển hóa: tại gan, thông qua hệ thống enzym Cytochrom P450 (CYP) Esomeprazol được chuyển hóa hoàn toàn thành các chất không có hoạt tính. Trong đó, tác động chính trong quá trình này là enzyme CYP2C19 và sản phẩm chuyển hóa thu được lần lượt là hydroxyl Esomeprazol và Desmethyl esomeprazole. Các chất này không có tác dụng ức chế sự bài tiết acid dịch vị. Phần còn lại của quá trình chuyển hóa tạo Esomeprazole sulphone phụ thuộc vào enzyme CYP3A4. Nếu sử dụng nhiều liều lặp lại thì quá trình chuyển hóa qua gan lần đầu và độ thanh thải toàn thân có thể bị giảm. nguyên nhân có thể do men CYP2C19 bị ức chế.
Sau khi chuyển hóa Esomeprazol bị đào thải hoàn toàn giữa các liều dùng và không nhận thấy có sự tích lũy thuốc trên bệnh nhân dùng liều khuyến cáo 1 lần/ngày.
- Thải trừ: Thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm đi một nửa là 1,3 giờ. Phần lớn Esomeprazol bị thải trừ qua thận vào nước tiểu (khoảng 80%) dưới dạng các chất chuyển hóa. Phần nhỏ thải trừ qua phân.
13, Tương tác thuốc
Một số tương tác thuốc- thuốc có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Mecosol điều trị như sau:
- Esomeprazol làm giảm hấp thu các thuốc như Ketoconazol, Itraconazol,… do sự hấp thu của các thuốc này phụ thuộc vào nồng độ acid dạ dày. Esomeprazol làm tăng độ pH của dạ dày nên làm giảm hấp thu thuốc khi dùng đồng thời.
- Esomeprazol làm giảm nồng độ và tác dụng của Atazanavir khi kết hợp. Do đó, không phối hợp hai thuốc với nhau và không nên tăng liều của Atazanavir do việc tăng liều này không có hiệu quả.
- Esomeprazol làm chậm sự chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa bởi enzyme CYP2C19 như diazepam, imipramine, phenytoin,…Do đó, làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương, tăng nguy cơ quá liều thuốc. Cần hiệu chỉnh liều trước khi sử dụng hoặc tránh phối hợp các thuốc với nhau.
- Trên lâm sàng, Esomeprazol đã được nghiên cứu chứng minh là không ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của Amoxicillin và quinidin.
Tuy nhiên, ngoài các tương tác được báo cáo trên, bệnh nhân vẫn cần thận trọng khi sử dụng thuốc Mecosol kết hợp với các thuốc khác. Bệnh nhân nên báo cáo với bác sĩ điều trị tất cả các thông tin liên quan đến các thuốc đang dùng khi tiến hành trị liệu bằng Mecosol, kể cả các thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng và vitamin, nhằm hạn chế tối đa các tương tác có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Đảm bảo an toàn dùng thuốc và hiệu quả điều trị của thuốc.
14, Quá liều, quên liều
Quá liều: Mecosol với liều dùng 160mg/ lần vẫn có thể dung nạp tốt. Các triệu chứng cho thấy sự quá liều của Esomeprazol rất đa dạng và thường gặp là lơ mơ, tim nhanh, toát mồ hôi, đỏ bừng, nhức đầu, khô miệng, nhìn mờ, nhầm lẫn. Đặc biệt các triệu chứng này thường xuất hiện khi dùng liều cao tới 2400mg.
Xử trí: Hiện tại chưa có thuốc đặc trị quá liều, chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, duy trì chức năng sống. Nếu bệnh nhân có biểu hiện quá liều, biện pháp tốt nhất là nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc kịp thời.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, dược sĩ để dùng thuốc đúng, tránh tình trạng quá liều. Nếu xuất hiện các triệu chứng quá liều cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Nếu quên uống một liều thuốc trong ngày, bạn nên uống bổ sung ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời điểm đó gần với liều uống tiếp theo thì hãy bỏ qua liều quên và tiếp tục uống các liều thuốc như bình thường. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều dùng.Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Sử dụng thuốc Mecosol kết hợp với các biện pháp điều chỉnh lối sống sẽ giúp bạn chữa trị được dứt điểm tình trạng bệnh, xua tan đi nỗi lo lắng về bệnh tật và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Xem thêm:
Dạ dày Koras – Hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra
Tuấn –
Cơn đau dạ dày giảm hẳn sau khi dùng thuốc Mecosol