Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Nifedipin T20 – Thuốc điều trị tăng huyết áp, dự phòng đau thắt ngực

Thuốc Nifedipin T20 – Thuốc điều trị tăng huyết áp, dự phòng đau thắt ngực

(1 đánh giá của khách hàng)

70.000

Danh mục: Thương hiệu:

Mô tả

Bệnh tim mạch là một bệnh tiến triển âm thầm nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng tăng. Bài viết sau của nhà thuốc online ITP Pharma sẽ giới thiệu cho bạn đọc về 1 loại thuốc trong điều trị tim mạch là Nifedipin T20.

1, Thuốc Nifedipin T20 STADA là thuốc gì?

Nifedipin T20 có tên gọi đầy đủ là Nifedipin T20 Stada retard 20mg. Đây là một loại thuốc nằm trong nhóm điều trị bệnh tim mạch, cụ thể là thuộc nhóm thuốc chẹn kênh calci. Cụ thể hơn, Nifedipin T20 có chứa nifedipin với hàm lượng cụ thể 20mg trong chế phẩm. Sản phẩm được đăng ký sản xuất bởi công ty STADA Việt Nam.

Hiện nay để đạt được mức độ tác dụng, thời gian tác dụng mong muốn mà thuốc nifedipin được bào chế, đóng gói theo những dạng khác nhau. Nó có thể ở dạng viên nang mềm, viên nén tác dụng kéo dài, viên nén bao phim, viên nén phóng thích kéo dài.

Hàm lượng của các loại thuốc này cũng thay đổi theo nhu cầu của bệnh. Công ty STADA có sản xuất 2 chế phẩm Nifedipin 10mg và Nifedipin 20mg.

Ở đây Nifedipin T20 Stada retard 20mg có thành phần chính là nifedipin cùng với các tá dược vừa đủ khác. Các tá dược đó là: Microcrystalline cellulose, tinh bột ngô, lactose monohydrat, titan dioxyd, oxyd sắt đỏ,….

Dạng bào chế: viên nén bao phim kéo dài tác dụng.

Hình ảnh thuốc Nifedipin T20
Hình ảnh thuốc Nifedipin T20

2, Công dụng của thuốc Nifedipin T20

Nifedipin T20 Stada retard 20mg được dùng để điều trị:

  • tăng huyết áp
  • bệnh Raynaud
  • dự phòng các cơn đau thắt ngực.

3, Chỉ định của thuốc Nifedipin T20 Stada retard 20mg

Nifedipin T20 Stada retard 20mg được chỉ định trong các trường hợp:

  • Dự phòng các cơn đau thắt ngực: Đau thắt ngực do gắng sức, đau thắt ngực tự phát.
  • Hội chứng Raynaud nguyên phát hoặc thứ phát (bệnh thiếu máu đầu chi).
  •  Các cơn tăng huyết áp.

4, Thành phần Nifedipin có tác dụng gì?

Đúng như với tên gọi thì thuốc có thành phần chính là nifedipin và các tá dược vừa đủ. Nhưng cái làm nên tác dụng cho thuốc là chứa nifedipin với hàm lượng phù hợp.

Nifedipin có tác dụng ức chế một cách chọn lọc, ngay cả ở những nồng độ thấp, ion calci đi vào sâu bên trong các tế bào cơ tim và cơ trơn của mạch máu. Ta được biết rằng, ion calci có tác dụng co mạch. Cụ thể trong các trường hợp này nó làm cơ tim và cơ trơn của động mạch có xu hướng co cứng lại.

Nên khi Nifedipin đi vào cơ thể thì  ức chế sự đi vào của của ion calci và nhanh chóng làm giảm trương lực cơ, ngăn chặn sự co mạch, làm giảm sức cản ngoại vi. Từ đó làm giảm huyết áp và dự phòng được các cơn đau thắt ngực.

5, Cách sử dụng Nifedipin T20 Stada retard 20mg

Liều dùng: Theo từng hàm lượng khác nhau thì thuốc được dùng với liều lượng khác nhau và cũng có thể thay đổi giữa các đối tượng và từng bệnh. Tuy nhiên với nifedipin  T20 Stada retard 20mg thì:

  • Dự phòng cơn đau thắt ngực: 1 viên x2 lần/ ngày
  • Tăng huyết áp: 1 viên x2 lần/ ngày.

Cách dùng: Nifedipin T20 Stada retard 20mg dùng trực tiếp bằng đường uống. Thuốc được chủ yếu để dự phòng nên không nhai, nghiền hay bẻ.

Những thông tin in trên bao bì thuốc Nifedipin 20mg
Những thông tin in trên bao bì thuốc Nifedipin 20mg

6, Thuốc nifedipin T20 Stada có sử dụng được cho phụ nữ có thai không?

Theo thực nghiệm trên động vật thì thuốc gây ra tình trạng quái thai và có độc tính với bào thai đối với mẹ. Trên người thì tính đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào dị dạng hay độc tính mạnh đối với thai nhi. Tuy nhiên để tránh tình trạng nguy cơ xấu xảy ra thì thuốc không được chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc có thể hấp thu qua nhau thai và được bài tiết qua sữa mẹ với hàm lượng nhỏ nên thận trọng sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú hạn chế ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu buộc phải sử dụng thuốc với người mẹ thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để kê thuốc khác có tác dụng tương đương hoặc có biện pháp giải quyết hợp lý.

7, Nifedipin T20 Stada giá bao nhiêu?

Nifedipin là thuốc được sản xuất với các hàm lượng khác nhau nên giá thành của các chế phẩm cũng khác nhau. Hàm lượng càng cao thì chế phẩm càng cao.

Nifedipin T20 Stada retard 20mg của công ty Stada Việt Nam được phân phối tới các hiệu thuốc. Thuốc Nifedipin 20mg có giá khoảng 70.000. Giá sản phẩm có thể khác nhau theo từng hiệu thuốc.

8, Thuốc Nifedipin T20 Stada retard 20mg mua ở đâu?

Thuốc Nifedipin được phân phối trên khắp các nhà thuốc trên cả nước. Tuy nhiên, đây là thuốc được kê đơn nên cần có sự đồng ý của bác sĩ khi sử dụng.

Để đảm bảo chất lượng của thuốc thì cần tìm đến các nhà thuốc uy tín để tìm mua thuốc. Chỉ sử dụng khi thuốc đảm bảo màu sắc không bị biến đổi, xuất xứ rõ ràng, ngày sản xuất và hạn sử dụng đầy đủ.

Có rất nhiều công ty sản xuất thuốc từ chế phẩm Nifedipin, ngoại trừ Nifedipin STADA có thể kể đến Nifedipin 30mg Sandoz, Nifedipin Hasan… Vì vậy, khi đến nhà thuốc, bạn cần nói rõ tên nhà sản xuất và hàm lượng để mua được đúng loại thuốc mình cần.

Hình ảnh viên thuốc Nifedipin T20 STADA 20mg
Hình ảnh viên thuốc Nifedipin T20 STADA 20mg

9, Chống chỉ định

Không sử dụng nifedipin nói chung và Nifedipin T20 Stada retard 20mg trong các trường hợp:

  • Quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc cụ thể là nifedipin, nhóm dihydropyridine
  • Mới xảy ra nhồi máu cơ tim (dưới 1 tháng)
  • Cơn đau thắt ngực không ổn định
  • Sốc do tim, hẹp động mạch chủ hay đường tiêu hóa nặng
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin

10, Tác dụng phụ của thuốc Nifedipin T20 Stada

Cơ chế hoạt động chủ yếu của thuốc là chẹn kênh calci gây ra tình trạng giãn mạch. Khi mới sử dụng thuốc, có thể cơ thể chưa thích ứng kịp thì có thể xảy ra các tình trạng như:  Nhồi máu cơ tim, giãn mạch ngoại biên, chân tay phù nề, hạ huyết áp, tim đập nhanh, nóng đỏ bừng, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,….

Để tránh các tác dụng không mong muốn kích ứng mạnh trên cơ thể thì nên sử dụng từ nồng độ thấp rồi tăng dần lên nồng độ cao. Các tác dụng phụ chủ yếu là do chống co mạch của thuốc mà ra nên nếu ở mức độ nhẹ thì chứng tỏ thuốc đang có tác dụng. Trong trường hợp các tình trạng trên không thuyên giảm hay tình trạng càng nặng thêm thì cần dừng ngay thuốc hoặc đến cơ sở ý tế gần nhất để giải quyết kịp thời.

11, Dược động học

  • Hấp thu: Thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa và nhanh chóng đi vào vòng tuần hoàn gây ra tác dụng nhanh chóng. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 3h. Sau khi vào trong cơ thể sinh khả dụng của thuốc khoảng 50% nên để thuốc phát huy đủ tác dụng cần lựa hàm lượng phù hợp.
  • Phân bố: Thuốc chủ yếu gắn với protein mà chỉ có dạng tự do thì thuốc mới có tác dụng trong cơ thể cũng như chuyển hóa và thải trừ nên thuốc khó phân bố.
  • Chuyển hóa: Nifedipin được chuyển hóa qua gan làm giảm hoặc mất hoạt tính. Sau chuyển hóa thuốc chủ yếu được bài tiết qua thận theo nước tiểu ra ngoài. Khoảng 10-15% được đào thải qua phân.

12, Tương tác thuốc

Nifedipin đi vào cơ thể nhanh chóng được hấp thu vào hệ tuần hoàn, đồng thời gắn chủ yếu với protein của huyết tương nên khi sử dụng cùng các thuốc khác rất dễ xảy ra hiện tượng tương tác thuốc. Cụ thể:

  • Thuốc kháng thụ thể H2: Phối hợp cùng với nifedipin sẽ làm tăng nồng độ của nifedipin gây ra tác dụng mạnh đối với cơ thể
  • Thuốc chống động kinh (Phenytoin): Ngược lại nifedipin lại làm tăng nồng độ của nhóm thuốc này gây ra các tác dụng phụ như run, co giật, rối loạn vận động,…
  • Digoxin: Cũng như đối với nhóm thuốc động kinh thì thuốc cũng làm tăng nồng độ lên trong cơ thể đối với Digoxin có thể gây ra tình trạng ngộ độc.
  • Nhóm thuốc NSAID (Thuốc chống viêm): Nifedipin làm ứ muối trong cơ thể do ức chế tổng hợp prostaglandin gây ra tình trạng phù nề, tay chân sưng
  • Các thuốc chẹn kênh calci khác: Bản chất của nifedipin cũng là một loại thuốc chẹn kênh calci nên khí phối hợp với nhau thì chúng đều chuyển hóa qua 1 loại enzyme của gan. Từ đó gây ra tình trạng cạnh tranh, tác động tới enzym làm tăng nồng độ của 1 trong 2 thuốc trong huyết tương, gây ra tác dụng mạnh không mong muốn.
  • Đối với Aspirin, Ticlcodipin: Phối hợp thuốc này hoặc dùng chung với nifedipin thì nifedipin trở thành chất hoạt hóa làm tăng tác dụng ngưng kết tiểu cầu của 2 thuốc này có thể dẫn đến tình trạng đông máu, tạo cục máu đông dễ dẫn đến tắc mạch. Những đối với bệnh nhân máu khó đông thì mang lại tác dụng mong muốn
  • Rifampicin: Gây cảm ứng đối với enzym CYP450. Đây là hệ enzyme chịu trách nhiệm chuyển hóa pha I làm tăng chuyển hóa đối với nifedipin gắn với nhóm phân cực làm thuốc nifedipin đào thải dễ dàng qua thận. Từ đó nồng độ của nifedipin giảm trong cơ thể, làm giảm tác dụng của thuốc gây ra các cơn đau thắt ngực.
  • Ngoại ra 1 số thức ăn, đồ uống khi sử dụng cùng với nifedipin cũng có thể tạo ra các chất tương tác với thuốc. Vì vậy cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc nhất là các thuốc có hàm lượng cao.
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Nifedipin T20 STADA
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Nifedipin T20 STADA

13, Lưu ý khi sử dụng thuốc

Tránh các trường hợp tương tác thuốc, các tác dụng không mong muốn. Khi sử dụng thuốc thì người bệnh cần đảm bảo mua thuốc đúng, đảm bảo chất lượng, sử dụng đúng nồng độ với thể trạng bệnh của cơ thể, cách sử dụng hợp lý theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Cần báo cáo đầy đủ cho bác sĩ chuyên môn các loại thuốc đang sử dụng để tránh các trường hợp tương tác thuốc làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.

14, Xử lý quá liều, quên liều

Quá liều: Trong các trường hợp quá liều do người bệnh uống hoặc uống sai hàm lượng thuốc quá cao mà cơ thể không thích ứng. Ngoài ra trong các trường hợp tương tác thuốc làm tăng nồng độ thuốc trong cơ thể gây ra tác dụng mạnh.  Nifedipin uống với hàm lượng quá cao trong cơ thể gây ra các triệu chứng như hạ huyết áp quá thấp, hạ kali huyết, đau đầu, mệt mỏi,…

Khi đó tiến hành xử lý tại chỗ nếu nắm chắc kiến thức, nếu không phải tiến hành đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất tiến hành rửa dạ dày, điều trị triệu chứng, chăm sóc đặc biệt theo bác sĩ, theo dõi nhịp tim của bệnh nhân.

  • Trong các trường hợp hạ huyết áp thấp, cần đặt bệnh nhân nằm ngửa, kê chân cao lên, tiến hành tiêm vào tĩnh mạch gluconate hoặc bổ sung lượng calci cho cơ thể bằng muối calci clorid.
  • Trong trường hợp nhịp tim chậm quá có thể đặt máy tạo nhịp tim hoặc sử dụng các thuốc như Atropine hoặc các thuốc hỗ trợ tim khác.
  • Trong trường hợp nhịp tim nhanh do dãn động mạch vành quá mức, rung nhĩ, tiếng trống mạnh có thể xử lý bằng cách tiêm procainamide hoặc các sản phẩm tương tự.

Quên liều: Khi bệnh nhân quên uống thì có thể bỏ qua liều trước và uống tiếp liều kế tiếp một cách sớm nhất, chứ không uống bù.

Mọi thắc mắc về bệnh cũng như về thuốc khi sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, sử dụng đúng liều, đúng cách để đạt được hiệu quả như mong đợi.

Tham khảo thêm một số thuốc điều trị huyết áp khác:

THUỐC TRỊ CAO HUYẾT ÁP

1 đánh giá cho Thuốc Nifedipin T20 – Thuốc điều trị tăng huyết áp, dự phòng đau thắt ngực

  1. thanh

    Thuốc Nifedipin T20 giúp huyết áp của tôi ổn định hơn.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

0853.549.696