Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc nhỏ tai Otifar – Điều trị viêm tai giữa xung huyết, viêm tai ngoài, ù tai

Thuốc nhỏ tai Otifar – Điều trị viêm tai giữa xung huyết, viêm tai ngoài, ù tai

(1 đánh giá của khách hàng)

6.500

Mô tả

Chắc hẳn trong chúng ta không phải ai cũng biết về thuốc Otifar cũng như công dụng chính của nó. Bài viết hôm nay của nhà thuốc online ITP Pharma về thuốc Otifar mong sẽ giải đáp được hầu hết thắc mắc cho bạn các thông tin về thuốc này. Mong mọi người sẽ có thêm thông tin hữu ích về thuốc để có thể sử dụng thuốc một cách chính xác nhất.

1, Otifar là thuốc gì?

Otifar thuộc nhóm thuốc dùng điều trị bệnh về tai với tác dụng chính là điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn tai như viêm tai giữa xung huyết, viêm tai ngoài…

Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ tai

Đóng gói: Lọ 8ml

Số đăng ký: VD 15744 – 11

Thuốc được sản xuất bởi: Công ty cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic – VIỆT NAM.

Ngoài dạng thuốc nhỏ tai Otifar xanh 8ml, công ty còn sản xuất Otifar đỏ 8ml. Không có chế phẩm Otifar 10ml trên thị trường.

Thuốc nhỏ tai Otifar
Thuốc nhỏ tai Otifar

2, Công dụng của thuốc Otifar 8ml

Thuốc Otifar có công dụng chính là điều trị hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn ở tai như: Viêm tai giữa xung huyết, viêm tai ngoài, ù tai, tai có mủ,….

3, Chỉ định

Thuốc được sử dụng để điều trị cho các trường hợp:

  • Ù tai, tai có mụn, có mủ
  • Tai sưng, ngứa, lở loét tai, thối tai
  • Viêm tai giữa xung huyết cấp tính

4, Thành phần Chloramphenicol, Dexamethasone acetate của thuốc Otifar có tác dụng gì?

Thuốc Otifar có các thành phần sau:

Chloramphenicol:

  • Cloramphenicol ở nồng độ cao thường có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, nhất là những vi khuẩn có độ nhạy cảm cao.
  • Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm thông qua việc gắn vào tiểu thể 50S của ribosom ở trong tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, Cloramphenicol còn có tác dụng ngăn cản quá trình tổng hợp protein ở những tế bào tăng sinh nhanh của động vật có vú.
  • Ngoài các tác dụng có lợi, Cloramphenicol khi dùng liều toan toàn thân có thể gây ức chế tủy xương sản sinh hồng cầu, bạch cầu gây thiếu máu; ức chế miễn dịch làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm.
  • Thuốc không có tác dụng diệt Escherichia coli, Shigella flexneri, Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và gần như không có tác dụng đối với nấm.

Dexamethasone acetate:

  • Là một glucocorticoid tổng hợp, có tác dụng chống viêm mạnh.
  • Dexamethasone tác động đến một số gen được dịch mã ở vi khuẩn bằng cách gắn kết vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị vào nhân tế bào. Dexamethason có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.
  • Dexamethason còn được chỉ định để điều trị một số bệnh như: sốc do mất máu, do chấn thương, phẫu thuật hoặc do nhiễm khuẩn; phù não, các bệnh viêm khớp…

Tá dược: Propylen glycol, Glycerin, Ethanol 96%, Nước tinh khiết vừa đủ 8ml.

5, Cách sử dụng thuốc nhỏ tai Otifar

Liều dùng: 

  • Đối với người lớn: Dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần nhỏ 1-5 giọt, dùng trong 6 – 10 ngày.
  • Đối với trẻ em: Tùy theo độ tuổi mà liều dùng sẽ khác nhau, thường thì dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 – 2 giọt, dùng trong 6 – 10 ngày.

Cách dùng: 

  • Nhỏ thuốc trực tiếp vào tai bị viêm nhiễm, vệ sinh tai trước khi nhỏ thuốc
  • Có thể nhờ người thân nhỏ thuốc hộ.
  • Ngửa tai bị viêm lên sau đó nhỏ thuốc theo liều quy định hoặc liều được bác sĩ kê.
  • Để thuốc phát huy được tác dụng tối đa thì nên dùng thuốc đều đặn mỗi ngày và tại các thời điểm cố định.
Thành phần thuốc Otifar
Thành phần thuốc Otifar

6, Thuốc Otifar 8ml có sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

Chưa xác định được sự an toàn của Otifar đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

Đối với phụ nữ mang thai:

  • Cloramphenicol dễ đi qua nhau thai, vì vậy nên không được tự ý dùng Otifar cho phụ nữ mang thai gần kỳ sinh nở vì có thể xảy ra những tác dụng độc đối với thai nhi.

Đối với phụ nữ cho con bú:

  • Thận trọng cho bà mẹ cho con bú bởi Cloramphenicol có thể được phân bố vào trong sữa.

7, Thuốc nhỏ tai Otifar có giá bao nhiêu?

Thuốc Otifar được sản xuất với giá thành khá bình dân, phù hợp với khả năng mua của tất cả mọi đối tượng. Otifar lọ 8ml có giá tham khảo là: 6.500 Đ/ lọ.

Lưu ý: Hiện nay trên thị trường có thể có các thuốc giả mạo, không có giấy phép lưu hành cũng như chưa qua kiểm duyệt. Ở các trường hợp này thuốc thường được bán với giá thấp hơn, thậm chí là ngang hoặc vượt so với giá cả thị trường.

Nếu như không có kiến thức về thuốc có thể chúng ta sẽ mua phải thuốc giả mạo không có tác dụng, thậm chí còn có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Để có thể cập nhập được giá chính xác nhất thì bạn nên liên hệ tới các nhà thuốc uy tín. Ở các cơ sở kinh doanh khác nhau thì giá thuốc sẽ khác nhau nhưng chênh lệch không nhiều.

8, Thuốc Otifar có thể mua ở đâu?

Đối với những khách hàng muốn mua thuốc với số lượng lớn thì có thể liên hệ tới các nhà phân phối Dược phẩm uy tín. Còn với những cá nhân muốn mua thuốc trực tiếp thì có thể tới trực tiếp các nhà thuốc tư nhân hoặc các nhà thuốc bệnh viện để mua được sản phẩm chính hãng nhất.

Hình ảnh lọ thuốc nhỏ tai Otifar
Hình ảnh lọ thuốc nhỏ tai Otifar

9, Chống chỉ định

Không sử dụng Otifar trong các trường hợp sau:

  • Có tiền sử hoặc có nguy cơ mẫn cảm với bất kỳ thành phần của thuốc.
  • Đã bị thủng màng nhĩ do nhiễm khuẩn, do viêm tai giữa ứ mủ hay chấn thương.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính với các biểu hiện như nôn, buồn nôn, đau bụng, tăng nhịp tim, huyết áp tăng, liệt nửa người….
  • Bệnh nhân suy gan nặng với các biểu hiện như: Vàng mắt, vàng da, nước tiểu vàng, dị ứng, mẩn ngứa….
  • Bệnh nhân mắc các bệnh về máu nặng do tủy xương: như thiếu máu, máu khó đông….
  • Trẻ sơ sinh.
  • Tiền sử gia đình có người mác các bệnh về máu như thiếu máu, ung thư máu, bệnh bạch cầu cấp…
  • Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng với các biểu hiện như: đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua,…
  • Bệnh đái tháo đường với các biểu hiện như: gầy sút cân. nhìn mờ, đi tiểu nhiều,…
  • Các bệnh do nhiễm virus như; Sốt xuất huyết, HIV, thủy đậu,….
  • Tăng huyết áp

10, Tác dụng phụ của thuốc Otifar

Khi sử dụng Otifar có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Khi dùng kéo dài có thể gặp một số tác dụng phụ: loét dạ dày tá tràng, ứ nước và muối gây phù nhẹ, hội chứng Cushing, teo vỏ thượng thận teo cơ, loãng xương…
  • Rất hiếm gặp: Loạn sản máu, thiếu máu không hồi phục một phần, viêm dây thần kinh có hồi phục.

Tác dụng phụ của thuốc thường hiếm gặp, hầu hết là nhẹ hoặc tạm thời.

Nếu gặp cá biểu hiện trên hoặc bất cứ biểu hiện nào khác thường sau khi dùng thuốc thì ngưng dùng thuốc và tới các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời

11, Lưu ý khi sử dụng

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Otifar:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
  • Khi nhỏ thuốc nên đặt đầu lọ thuốc cách xa tại để tránh cho vi khuẩn dính vào bình và giảm tác dụng điều trị
  • Không sử dụng thuốc quá liều quy định của bác sĩ.
  • Lưu ý các tác dụng phụ của sản phẩm và lưu ý sử dụng đối với phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Đối với trẻ em thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường cần ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến kiến bác sĩ.
  • Tránh để thuốc dính vào da tay hoặc da mặt do trong thành phần của thuốc có chứa Tá dược Propylen glycol có thể gây kích ứng da, nổi mẩn.

12, Dược động học

Dược động học của thành phần Chloramphenicol:

  • Hấp thu: Cloramphenicol hấp thu nhanh da và đường tiêu hóa.
  • Phân bố: Khoảng 60% Cloramphenicol gắn kết được với protein huyết tương.
  • Chuyển hóa: Cloramphenicol bị chuyển hóa chủ yếu ở gan do tác dụng của  enzym glucuronyl transferase.
  • Thải trừ:Chloramphenicol được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu..

Dược động học thành phần Dexamethasone acetate:

  • Hấp thu: Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá khi dùng đường uống và hấp thu tốt ở ngay vị trí dùng thuốc khi dùng đường tại chỗ.
  • Phân bố: Dexamethasone acetate được phân bố vào trong tất cả các mô trong cơ thể, có thể qua được nhau thai và qua sữa mẹ nhưng với hàm lượng nhỏ. Thuốc cũng liên kết với protein huyết tương (chủ yếu là albumin) tới 77%.
  • Chuyển hóa: Thuốc chuyển hoá ở chạm ở gan.
  • Thải trừ: Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở dạng steroid tự do. Thời gian thải trừ được một nửa ra khỏi cơ thể là khoảng 36-54h.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Otifar
Hướng dẫn sử dụng thuốc Otifar

13, Tương tác thuốc

Khi sử dụng các thuốc khác nhau để điều trị các bệnh khác nhau trong cùng một thời điểm có thể gặp hai trường hợp đó là: Hiệp đồng (tăng tác dụng của một hoặc hai thuốc) hoặc đối kháng (giảm tác dụng của một thuốc hoặc cả hai).

Lưu ý khi sử dụng Otifar với một số thuốc điều trị các bệnh khác:

  • Thành phần Chloramphenicol có thể làm tăng tác dụng của một số thuốc như: Clorpropamid, Dicumarol, Phenytoin
  • Thành phần Chloramphenicol tác động đến sự sinh sản Vitamin K của vi khuẩn đường ruột.
  • Dùng kết hợp với Phenobarbital với thuốc Otifar có thể làm giảm nồng độ kháng sinh Chloramphenicol trong huyết tương. Phenobarbital có tác dụng gây cảm ứng enzym P450 nên có khả năng phá hủy Cloramphenicol.
  • Dùng đồng thời Otifar với các sản phẩm thuốc có chứa sắt, Vitamin B12 hoặc acid folic do có thể làm chậm đáp ứng của những thuốc này.
  • Nếu kết hợp Otifar với Rifampicin có thể làm giảm nồng độ Cloramphenicol trong huyết tương.
  • Khi sử dụng kết hợp Otifar với các thuốc như: barbiturat, phenytoin, rifampicin, rifabutin, carbamazepine, ephedrine, aminoglutethimide có thể làm tăng đào thải dexamethason và làm giảm tác dụng điều trị.
  • Dexamethason trong thuốc khi sử dụng với các thuốc như acetazolamid, các thuốc thiazid lợi niệu quai, carbenoxolon… thì làm tăng tác dụng hạ kali huyết.
  • Kết hợp Otifar với các dẫn chất coumarin có thể làm tăng hiệu lực chống đông máu của Coumarin ( nhưng không đáng kể)..

14, Xử lý quá liều hoặc quên liều thuốc

  • Trong trường hợp sử udnjg thuốc quá liều quy định để thể gây ra những hậu quả khó lường. Nếu bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện bất thường như: đau đầu, buồn nôn và nôn, dị ứng da và niêm mạc… trên hoặc bất cứ các biểu hiện bất thường nào khác, thì người nhà cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đưa tới Cơ sở Y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cần phải cung cấp thông tin về bệnh tình và tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng cho bác sĩ. Nội dung cung cấp bao gồm đơn thuốc được kê toa và không được kê toa, tiền sử bệnh, có như vậy bác sĩ mới có thể đưa ra liệu pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
  • Trong trường hợp quên liều thuốc thì nên dùng lại càng sớm càng tốt, nếu như quên  gần đến thời gian dùng liều kế tiếp thì bỏ qua luôn liều trước đó. Lưu ý không được dùng gấp đôi liều đã quy định vì như vậy có thể gây quá liều.

15, Nhỏ nhầm Otifar vào mắt và vào mũi có sao không?

Nếu phát hiện nhỏ nhầm ngay khi vừa nhỏ, cần rửa sạch lại thuốc ngay với nước bằng nước muối sinh lý. Mắt có thể có hiện tượng kích ứng, hơi đỏ nhưng sẽ ổn định sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nếu liên tục nhỏ nhầm thuốc Otifar vào mắt có thể dẫn đến hiện tượng loét giác mạc, đục thủy tinh thể…. rất nguy hiểm. Vì vậy, cần chú ý khi dùng thuốc đặc biệt là khi nhỏ thuốc cho trẻ.

Nhỏ nhầm thuốc Otifar vào mũi cũng nên rửa ngay lập tức. Đã có trường hợp nhỏ nhầm vào mũi bé và làm chảy máu mũi. Dù mũi không nhạy cảm như giác mạc nhưng sử dụng nhầm thuốc có thể làm ảnh hưởng đến chức năng niêm mạc mũi.

Xem thêm một số thuốc nhỏ tai khác:

Thuốc nhỏ tai Otipax – Giảm đau, kháng viêm cho các bệnh về tai

1 đánh giá cho Thuốc nhỏ tai Otifar – Điều trị viêm tai giữa xung huyết, viêm tai ngoài, ù tai

  1. minh anh

    Dùng thuốc Otifar điều tri viêm tai giữa rất nhanh khỏi.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

0853.549.696