Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Panfor Sr 500- Điều trị đái tháo đường typ 2

Thuốc Panfor Sr 500- Điều trị đái tháo đường typ 2

(1 đánh giá của khách hàng)

150.000

Danh mục: Thương hiệu:

Mô tả

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị chứng đái tháo đường như: Panfor Sr 500, Metformin 500, Glucophage.
Trong bài viết sau, Nhà thuốc online ITP Pharma sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về thuốc Panfor Sr 500 cho mọi người.

Thuốc Panfor Sr 500 là gì?

Thuốc Panfor Sr 500 là thuốc chống đái tháo đường. Có chứa thành phần chính là Metformin được sản xuất và đăng kí bởi công ty Dược phẩm Inventia Healthcare Pvt,.Ltd – Ấn Độ. Thuốc được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ trong quá trình kiểm soát đường huyết bên cạnh chế độ ăn cũng như chế độ luyện tập hợp lí với những người mắc đái tháo đường typ 2 (không phụ thuộc insulin).
Dạng bào chế: Viên nén giải phóng chậm
Đóng gói: Hộp 5 vỉ × 20 viên
Thành phần: Metformin hydrochlorid 500mg
Số đăng kí (SĐK): VN-20018-16

Hình ảnh hộp thuốc Panfor Sr 500
Hình ảnh hộp thuốc Panfor Sr 500

Thành phần của thuốc Panfor Sr 500 có tác dụng gì?

Thuốc Panfor Sr 500 có dược chất chính là: Metformin
So với các thuốc có tác dụng điều trị hạ đường huyết khác thì metformin có cơ chế tác dụng khác, metformin không kích thích giải phóng insulin từ các tế bào beta tuyến tụy. Vì vậy thuốc không có tác dụng hạ đường huyết đối với những người không bị đái tháo đường.

Đối với những người bị mắc bệnh đái tháo đường typ 2 (không phụ thuộc insulin) metformin làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương cả trước và sau bữa ăn.

Metformin có thể tác động thông qua ba cơ chế: Làm chậm sự hấp thu glucose ở trong ruột; làm giảm sản xuất glucose ở gan bằng cách ức chế các quá trình tân tạo glucose và thoái hóa glycogen; làm tăng sự nhạy cảm trên cơ với insulin bằng cách tạo thuận lợi cho sự thu giữ và sử dụng glucose ở ngoại vi.

Hình ảnh vỉ thuốc Panfor Sr 500
Hình ảnh vỉ thuốc Panfor Sr 500

Công dụng và chỉ định của thuốc Panfor Sr 500

Thuốc được chỉ định trong một số trường hợp sau:

• Sử dụng điều trị đái tháo đường typ 2 (không phụ thuộc insulin): trong trường hợp bệnh nhân không thể điều trị bằng chế độ ăn cũng như chế độ tập luyện thì cần phải kết hợp với metformin.
• Đối với những người đã sử dụng metformin để trị liệu mà không kiểm soát được đường huyết thì có thể dùng đồng thời với một số thuốc chống đái tháo đường khác.

Cách sử dụng thuốc Panfor Sr 500

Cách dùng: sử dụng qua đường uống. Lưu ý khi uống nên uống nguyên viên và để thuốc hấp thu tốt nhất thì nên sử dụng sau khi dùng bữa.
Liều dùng: trong quá trình điều trị, liều dùng metformin tùy thuộc theo thể trạng của mỗi đối tượng sử dụng.
• Liều dùng ở người lớn: Sử dụng liều khởi đầu uống 1 viên 500mg/lần mỗi 12 giờ nên uống vào trong hoặc sau các bữa ăn sáng và tối. Sau mỗi một tuần, tăng liều lên một lần là 1 viên với hạn mức tối đa là 2500mg/ngày. Người sử dụng có thể chia làm 3 lần uống với hạn mức 2500mg trong một ngày để tăng khả năng hấp thu của thuốc.
• Đối tượng là người cao tuổi thì các chức năng thận bị suy giảm nên cần kiểm soát liều khởi đầu và liều duy trì chặt chẽ và nếu như không được cho ý kiến của bác sĩ thì không được điều trị đến 2500mg/ngày.
• Liều dùng ở trẻ em: hiện nay theo các báo cáo nghiên cứu thì tỉ lệ béo phì ngày càng gia tăng mà metformin là một thuốc ưu tiên cho những bệnh nhân quá cân. Còn tỉ lệ mắc đái tháo đường typ 2 ở đối tượng này rất ít. Tuy nhiên được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em dưới 17 tuổi.
• Liều sử dụng khi phối hợp với insulin: để đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt hơn đối với những người không đáp ứng với metformin thì việc phối hợp với insulin là cần thiết.
Liều khởi đầu thông thường của metformin là 1 viên 500 mg, 2 – 3 lần mỗi ngày, còn liều của insulin được điều chỉnh tùy theo chỉ số đường huyết của đối tượng đó.

Thuốc Panfor Sr 500 có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

• Phụ nữ mang thai
Cho đến nay, đối với tất cả các thuốc chống đái tháo đường typ 2 được khuyến cáo không sử dụng trong thời kì mang thai. Trong các trường hợp đặc biệt bắt buộc phải sử dụng thì insulin là thuốc được ưu tiên lựa chọn để kiểm soát đái tháo đường.
• Phụ nữ cho con bú
Theo một số bài báo nghiên cứu thì metformin có thể bài tiết qua sữa mẹ. Vì vậy nếu bắt buộc sử dụng Panfor sr 500 trong thời kì này thì cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ bởi có thể gây hạ đường huyết ở trẻ nhỏ.

Thuốc Panfor Sr 500 giá bao nhiêu?

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, giá bán của 1 hộp thuốc Panfor Sr 500 thường dao động trong khoảng 150.000/hộp. Tuy nhiên trên thực tế giá bán của thuốc sẽ khác nhau ở từng địa phương và ở từng cơ sở kinh doanh thuốc.

Để có thể biết chính xác giá thuốc Panfor Sr 500 bạn hãy liên hệ trực tiếp cho nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở có giấy phép kinh doanh thuốc.

Thuốc Panfor Sr 500 có thể mua ở đâu?

Thuốc Panfor Sr 500 đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại thị trường Việt Nam, nên bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các hệ thống nhà thuốc và quầy thuốc.
Tuy được bày bán ở nhiều nơi thuận tiện cho người bệnh nhưng không thể tránh khỏi việc tồn tại hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì vậy, trước tiên bạn nên tìm kiếm và lựa chọn những nhà thuốc uy tín, đạt chuẩn để có thể mua được sản phẩm an toàn, chất lượng.

Thuốc Panfor Sr 500 có thể mua ở đâu?
Thuốc Panfor Sr 500 có thể mua ở đâu?

Chống chỉ định

• Trong các trường hợp mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
• Những người đang ở trong tình trạng nhiễm khuẩn và bị dị hoá cấp tính.
• Người đang bị tình trạng nhiễm toan chuyển hoá cấp tính hay mạn tính.
• Người đang mắc các bệnh về thận làm chức năng thận bị suy giảm.
• Người bị các bệnh về tim mạch như trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính, suy tim.
• Bệnh nhân bị các bệnh về hô hấp diễn biến nặng, hoặc người có chức năng gan suy giảm.
• Những bệnh nhân phải phẫu thuật hoặc có tiêm các chất cản quang hoặc sau chấn thương nghiêm trọng.
• Những người nghiện rượu, người cơ thể yếu suy dinh dưỡng và không sử dụng với trẻ em dưới 10 tuổi.

Tác dụng phụ của thuốc Panfor Sr 500

Thường gặp:
• Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, miệng có vị kim loại, táo bón.
• Trên da: gây đỏ da, ngứa, phát ban, mề đay.
• Các tác dụng khác: tăng enzym gan, giảm hấp thu Vitamin B12 và acid folic trong đường tiêu hóa khi dùng điều trị kéo dài, nhức đầu, chóng mặt.
Ít gặp: Panfor SR có thể gây nhiễm acid lactic.
Khi xuất hiện các triệu chứng như trên thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.

Lưu ý khi sử dụng

• Khi sử dụng metformin cho người bệnh cần theo dõi tình trạng của người bệnh cũng như kiểm soát nồng độ glucose trong máu để có thể đưa ra pháp đồ điều trị và hiệu chỉnh liều dùng phù hợp.
• Việc sử dụng metformin có tác dụng trong hỗ trợ kiểm soát đường huyết cùng với chế độ ăn cũng như chế đồ luyện tập phù hợp.
• Con đường thải trừ chủ yếu của Metformin là qua ống thận nên khả năng tích lũy tăng nếu chức năng thận bị suy giảm. Vì vậy đối với những trường hợp như người cao tuổi, người mắc bệnh thận thì nên thận trọng trong việc sử dụng metformin.
• Khi tiêm các thuốc cản quang có iod vào mạch máu thì có thể gây ra tình trạng suy thận. Do đó phải dừng sử dụng metformin trước hoặc khi thăm dò X-quang và chỉ sử dụng lại metformin sau 48 giờ hoặc sau khi đã xác định được chức năng thận bình thường.
• Không sử dụng đối với những người mắc bệnh về gan gây suy giảm chức năng gan.
• Không được sử dụng metformin mà phải dừng sử dụng trước đó khi phải làm phẫu thuật và chỉ sử dụng lại metformin sau 48 giờ hoặc sau khi đã xác định được chức năng thận bình thường.
• Khi sử dụng Panfor sr 500 với các thuốc kháng histamin hay thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B12 và thuốc cũng có thể gây ra thiếu máu hồng cầu.
• Khi sử dụng đơn độc metformin thì sẽ không làm ảnh hưởng đến các công việc đòi hỏi sự tập trung cao như lái xe và vận hành máy móc. Còn khi dùng cùng với những thuốc khác thì có thể làm hạ đường huyết quá mức, vì vậy trong trường hợp này cần thận trọng.

Dược động học

• Quá trình hấp thu & sinh khả dụng: Metformin được sử dụng đường uống. Nhưng khi vào đường tiêu hóa thì metformin hấp thu chậm và sinh khả dụng thấp. Dù tăng liều lên thì nồng độ metformin luôn luôn ổn định. Và khi sử dụng cùng với thức ăn thì thức ăn sẽ giảm mức độ hấp thu và làm
chậm sự hấp thu của metformin.
• Quá trình phân bố: Metformin là thuốc có khả năng liên kết với protein huyết tương rất thấp. Sau khi uống thì Metformin được phân bố nhanh vào các mô và dịch của cơ thể. Thuốc cũng được phân bố ngay vào trong hồng cầu.
• Quá trình chuyển hóa: Metformin không bị chuyển hóa ở gan và không bài tiết qua mật.
• Quá trình thải trừ: Con đường thải trừ chính của metformin là ở ống thận. Sau khi hấp thu thì khoảng 90% lượng thuốc được thải trừ qua đường nước tiểu trong vòng 24 giờ đầu ở dạng không được chuyển hóa. Đến thời điểm hiện tại thì chưa có các báo cáo phát hiện được một chất chuyển hóa nào của metformin ở người. Thời gian bán thải của thuốc trong huyết tương là khoảng 1,5 -4.5 giờ.

Tương tác thuốc

Khi sử dụng thuốc Panfor Sr 500mg với các thuốc khác cũng như cùng với một số thực phẩm khác thì sẽ xảy ra sự cạnh tranh hoặc tương tác lẫn nhau. Điều đó có thể làm tăng khả năng tác dụng của Panfor Sr 500 cùng như có thể kiềm chế tác dụng của thuốc này như:
• Thuốc lợi tiểu: khi sử dụng furosemid cùng với metformin sẽ làm tăng tác dụng của metformin vì furosemid sẽ làm cho nồng độ tối đa của metformin trong huyết tương và trong máu tăng lên nhưng không làm thay đổi khả năng thải trừ của metformin trong nghiên cứu sử dụng 1 liều.
• Đối với những thuốc có con đường thải trừ qua ống thận như amilorid, digoxin, morphin, procainamid, triamteren, quinidin, quinin, ranitidin, trimethoprim và vancomycin, có thể sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh với metformin trên cùng hệ thống vận chuyển là tăng nồng độ của metformin rồi gây ra độc tính.
• Rượu: đối với những người đang sử dụng metformin thì không được uống rượu bởi vì nguy cơ nhiễm toan acid lactic có thể tăng và có thể gây hạ đường huyết.
• Thuốc kháng histamin H2: Việc phối hợp metformin với cimetidin có thể làm cho nồng độ của metformin trong huyết tương và trong máu toàn phần tăng lên khoảng 60%.

 

Xử trí khi quá liều, quên liều

Hình ảnh một số thông tin của thuốc Panfor Sr 500 trên hộp
Hình ảnh một số thông tin của thuốc Panfor Sr 500 trên hộp

Quá liều

• Những biểu hiện bất thường do quá liều Panfor sr 500 thường phụ thuộc vào lượng thuốc uống và thời gian uống. Tuy nhiên, đã có một số báo cáo về các triệu chứng do quá liều như: cực kỳ mệt mỏi, yếu đuối, khó chịu, nôn, buồn nôn, đau bụng, thở nhanh, khó thở, hoa mắt, lâng lâng, nhịp tim nhanh chậm bất thường, đau cơ, cảm thấy lạnh.
• Trong trường hợp bạn có những biểu hiện bất thường đó thì ngay lập tức liên hệ cho bác sĩ hoặc hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.
• Khi đi đem theo đơn thuốc và hộp thuốc cho bác sĩ xem.
Quên liều
• Đối với việc bạn quên một liều thuốc thì hãy uống ngay càng sớm càng tốt, nhưng nếu như gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ liều đó và uống theo đúng lịch. Không được uống bù gấp đôi cho những liều đã quên.
• Với những trường hợp thường xuyên quên liều thì cần sự hỗ trợ nhắc nhở của những người xung quanh hoặc trao đổi với bác sĩ để thay đổi thời gian sử dụng thuốc cho phù hợp.

Xem thêm:

[Sự thật] Diatarin hỗ trợ tốt cho bệnh nhân tiểu đường không, Giá bán

1 đánh giá cho Thuốc Panfor Sr 500- Điều trị đái tháo đường typ 2

  1. Liệu

    Mình đã dùng sản phẩm và thấy lượng đường huyết của mình đã giảm .cảm ơn web đã chia sẻ thông tin hữu ích về thuốc

    • Dược sĩ Lê Duy

      Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi về sản phẩm cho chúng tôi

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

0853.549.696