Mô tả
1, Seretide Evohaler DC là gì?
Seretide Evohaler DC là thuốc thường được dùng trong bệnh hen suyễn (bệnh tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục) và COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) với thành phần chính gồm 25 mg salmeterol xinafoate và 50, 125 hoặc 250 mcg fluticasone propionate.
- Nhà sản xuất: GlaxoSmithKline
GlaxoSmithKline (GSK) là công ty dược phẩm của Anh, được thành lập vào năm 2000. Năm 2015, GlaxoSmithKline được đánh giá là doanh nghiệp phân phối dược phẩm, vacxin, các sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe lớn thứ sáu trên Thế giới.
- Số đăng kí: VN-22403-19
- Dạng bào chế: Hỗn dịch dạng xịt (phun sương)
- Quy cách đóng gói: Seretide Evohaler DC là hỗn dịch được đựng trong bình hợp kim nhôm có gắn van định liều. Bên ngoài bình hợp kim là bình xịt bằng nhựa có ống phun, được đậy bằng nắp chống bụi. Bình xịt có gắn bộ đếm cho biết còn lại bao nhiêu lần xịt và mỗi bình đều có 120 lần xịt. Có 3 dạng đóng gói với liều lượng thành phần fluticasone propionate khác nhau: 25/50 mcg, 25/150 mcg, 25/250 mcg.
2, Chỉ định
- Seretide Evohaler được chỉ định dùng trong điều trị thường xuyên bệnh hen (bệnh tắc đường dẫn khí có hồi phục) kết hợp cùng thuốc giãn phế quản ( như thuốc chủ vận beta-2, kháng cholinergic) và steroid dạng hít. Thuốc được dùng ở người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên, trong các trường hợp:
Bệnh nhân không kiểm soát triệt để cơn hen bằng corticosteroid xịt và thuốc chủ vận beta-2 tác dụng ngắn.
Bệnh nhân vẫn có triệu chứng dù đang điều trị bằng corticosteroid dạng hít.
Bệnh nhân đang được điều trị có hiệu quả với corticosteroid xịt và thuốc chủ vận beta-2 duy trì kéo dài.
- Seretide Evohaler được dùng để giảm cơn kịch phát ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và điều trị duy trì bệnh tắc nghẽn đường dẫn khí.
- Seretide Evohaler còn giúp giảm tỉ lệ tử vong với mọi trường hợp liên quan đến vấn đề hô hấp.
3, Thành phần có trong Seretide Evohaler DC
Thành phần chính: Salmeterol và fluticasone propionate
Salmeterol là chất đồng vận thụ thể beta-2 tác dụng kéo dài, là một loại thuốc giãn phế quản, giúp đường khí lưu thông trong phổi mở rộng, dễ dàng lưu thông vào và ra hơn.
Fluticasone propionate là một loại thuốc steroid. Ở dưới dạng khí, nên khi hít vào, fluticasone propionate giúp giảm sưng và kích thích hoạt động ở phổi. Kết hợp với salmeterol, giúp điều trị lâu dài các triệu chứng bệnh hen suyễn và COPD.
Tá dược (thành phần phụ): HFA 134a
4, Cách sử dụng thuốc Seretide Evohaler DC
4.1, Liều dùng
Đối với bệnh nhân bị hen suyễn:
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
Mỗi lần dùng là hai nhát xịt ( loại 25 mcg salmeterol/ 50 mcg fluticasone propionate hoặc loại 25 mcg salmeterol/ 125 mcg fluticasone propionate hoặc loại 25 mcg salmeterol/ 250 mcg fluticasone propionate), 2 lần/ ngày.
Liều tối đa khuyến cáo được dùng cho bệnh nhân là 500/50, 2 lần/ ngày.
- Trẻ em từ 4- 12 tuổi:
Mỗi lần dùng là hai nhát xịt loại 25 mcg salmeterol/ 50 mcg fluticasone propinate, 2 lần/ ngày.
Liều tối đa khuyến cáo trẻ được dùng là 100 mcg, 2 lần/ ngày.
- Trẻ em dưới 4 tuổi: vẫn chưa có quy định được dùng thuốc.
Đối với bệnh nhân bị COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
- Người lớn: Liều dùng là hai nhát xịt (loại 25 mcg salmeterol/ 125 mcg fluticasone propionate hoặc 25 mcg salmeterol/ 250 mcg fluticasone propionate), 2 lần/ ngày.
- Không có dữ liệu cho phép Seretide Evohaler được dùng ở trẻ em bị COPD.
Với liều thuốc 50/500 mcg, 2 lần/ ngày, dưới sự kiểm nghiêm lâm sàng, đã chứng minh giúp giảm tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
4.2, Cách dùng thuốc
- Đối với bệnh nhân bị hen suyễn, nên khởi đầu với liều dùng thấp nhất nhưng vẫn duy trì kiểm soát được triệu chứng bệnh. Hoặc khi bệnh nhân điều trị hen bằng việc sử dụng corticosteroid đơn thuần, nhưng triệu chứng bệnh vẫn còn thì việc sử dụng Seretide Evohaler có sự kết hợp 2 thành phần salmeterol và fluticasone propionate, giúp kiểm soát tốt hơn cơn hen.
- Nên kiểm tra đều đặn, có sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng thuốc với liều lượng dùng phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu nhất hay khi thay đổi liều dùng.
- Nên sử dụng thường xuyên thuốc và không được ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
5, Có được sử dụng Seretide Evohaler DC cho phụ nữ mang thai và cho con bú không?
- Đối với phụ nữ mang thai: Chưa có báo cáo đầy đủ hay dữ liệu gì về ảnh hưởng của thuốc lên người mẹ và thai kì. Vì vậy, chỉ được sử dụng thuốc khi tình trạng của người mẹ rất cần điều trị và hiệu quả mang lại lớn hơn bất kì tác dụng nào gây ra cho thai kì. Dù vậy trước khi dùng, phải có sự đồng ý của bác sĩ.
- Đối với phụ nữ đang cho con bú: Các chuyên gia đã nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc truyền qua tuyến sữa ở động vật có vú thì thấy nồng độ thuốc trong sữa rất thấp, ảnh hưởng không đáng kể. Tuy nhiên, vẫn chưa có báo cáo nghiên cứu trên người nên cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc và phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
6, Giá bán thuốc Seretide Evohaler DC
Theo Nhà thuốc Online ITP Pharma tham khảo, giá bán Seretide Evohaler DC có sự khác nhau tùy thuộc vào dạng đóng gói khác nhau:
- Thuốc xịt khí Seretide Evohaler 25/50: 350.000đ
- Thuốc xịt khí Seretide Evohaler 25/125: 425.000đ
- Thuốc xịt khí Seretide Evohaler 25/250: 500.000đ
Tuy nhiên, tùy vào từng thời điểm và nơi bán khác nhau mà có sự chênh lệch giá ở cả 3 loại đóng gói.
7, Có thể mua Seretide Evohaler ở đâu?
Thuốc xịt Seretide Evohaler được bày bán rộng rãi ở các nhà thuốc tư nhân và các cửa hàng thuốc lớn trên toàn quốc. Tuy nhiên, để tránh mua phải hàng dởm, cần chọn nguồn mua hàng uy tín, đảm bảo chất lượng.
8, Chống chỉ định
Không được sử dụng thuốc đối với những đối tượng quá mẫn cảm đối với thành phần của thuốc.
9, Tác dụng phụ của thuốc Seretide Evohaler DC
Theo nghiên cứu, không có trường hợp nào được ghi nhận liên quan đến tác dụng phụ của thuốc do sự kết hợp giữa các thành phần trong Seretide Evohaler gây ra. Chủ yếu những tác dụng không mong muốn đến từ từng thành phần riêng rẽ trong thuốc. Dưới đây là bảng thống kê các tác dụng phụ được ghi nhận từ các nghiên cứu ở bệnh hen và nghiên cứu ở COPD (tuy nhiên không phải tất cả các triệu chứng lâm sàng đều được báo cáo), trong đó có các tần suất như rất phổ biến (>10%), phổ biến (1-10%), ít phổ biến( 0.1-1%), hiếm (0.01-0.1%), rất hiếm gặp (<0.01%):
Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng |
Rất phổ biến | Đau đầu, viêm mũi họng |
Phổ biến | Nhiễm trùng: Nhiễm nấm Cadida miệng và họng, viêm phổi (ở bệnh nhân mắc bệnh COPD), viêm phế quản.
Rối loạn chuyển hóa: giảm kali huyết Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Chuột rút, đau khớp, đau cơ. Rối loạn hô hấp, lồng ngực, trung thất: Khàn giọng/ khó phát âm, viêm xoang |
|
Ít phổ biến | Khó thở, tăng đường huyết
Lo lắng, rối loạn giấc ngủ, run rẩy Xuất hiện vết bầm tím dưới da |
|
Hiếm | Nhiễm trùng: Nhiễm nấm Cadida thực quản
Có phản ứng phản vệ, co thắt phế quản, phù (chủ yếu phù mặt và miệng, họng) Rối loạn nội tiết: Hội chứng Cushing, suy thượng thận, làm chậm sự tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên, giảm mật độ khoáng xương. Rối loạn tâm thần: Tăng động, kích động (hay gặp ở trẻ em) Rối loạn tim: Nhịp tim nhanh bất thường. |
|
Rất hiếm gặp | Rối loạn tâm thần: Trầm cảm, kích động (chủ yếu ở trẻ em). | |
Dữ liệu sau khi lưu hành thuốc |
Nhiễm trùng | Nấm Cadida thực quản |
Hệ thần kinh | Bồn chồn, dị cảm | |
Tâm thần | Lo âu, kích động, trầm cảm. Ở trẻ em còn có thay đổi hành vi bao gồm tăng động, kích thích đã được báo cáo. | |
Tim mạch | Nhịp tim nhanh bất thường, tăng huyết áp | |
Hô hấp | Lên cơn hen, đợt kịch phát hen, đau thắt ngực, ho, khò khè, khó thở, co thắt phế quản tức thì, viêm phế quản, ngứa họng hay còn có nghẹt thở. | |
Dạ dày – ruột | Khó tiêu, khô miệng | |
Gan mật và tụy | Bất thường trong xét nghiệm chức năng gan | |
Nội tiết và chuyển hóa | Loãng xương, hội chứng Cushing, kiểu hình Cushing, làm giảm sự tăng trưởng ở trẻ em và thiếu niên. | |
Tai, mũi, họng | Phù mặt, miệng, họng; đau tai, viêm nhức mũi xong, viêm mũi, đau họng, đau tai, mất tiếng, viêm amidan. | |
Mắt | Đục thủy tinh thể, mắc bệnh tăng nhãn áp | |
Hệ miễn dịch | Mẩn ngứa, có thể bị phù mạch mặc dù trường hợp bị rất hiếm, co thắt phế quản. | |
Da | Viêm da tiếp xúc, viêm da nhạy cảm ánh sáng, xuất hiện vết bầm trên da, mảng xuất hiện, ngứa. | |
Tiết niệu sinh dục | Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều khi đến chu kì; các bệnh viêm vùng chậu, âm đạo, viêm âm hộ – âm đạo, nấm Cadida âm đạo. |
10, Lưu ý khi sử dụng Seretide Evohaler DC
- Seretide Evohaler chưa được nghiên cứu dùng trong những đợt cấp của hen hay COPD, vì vậy, không nên dùng thuốc trong những trường hợp tình trạng bệnh xấu đi nhanh hoặc trong những cơn cấp của hen hoặc COPD.
- Khi có những triệu chứng hen hoặc COPD cấp tính, không nên dùng Seretide Evhaler DC bởi nó không có tác dụng cắt cơn cấp tính. Vì vậy, để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra, người bệnh nên luôn mang trong mình thuốc cắt cơn (một loại thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh và ngắn như salbutamol).
- Dù đang kiểm soát hen hoặc COPD bằng Seretide Evohaler nhưng nếu tình trạng bệnh trở nên xấu đi đột ngột, có khả năng đe dọa đến tính mạng, bạn cần được bác sĩ khám lại và xin tư vấn về liều thuốc Seretide Evohaer đang dùng để có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Có thể cân nhắc tăng hàm lượng fluticasone trong liều thuốc đang dùng.
- Đối với bệnh nhân hen suyễn, không được ngừng Seretide Evohaler một cách đột ngột mà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, từ từ giảm liều thuốc để tránh lên cơn kịch phát, nguy hiểm đến tính mạng. Đối với bệnh nhân bị COPD, thận trọng khi đột ngột ngừng sử dụng thuốc, nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Cân nhắc khi sử dụng thuốc ở những người bị lao phổi, nhiễm độc giáp, bệnh tim mạch, đái tháo đường và bệnh nhân dễ có khả năng hạ kali huyết thanh.
- Đối với những người làm công việc liên quan đến vận hành máy móc hay cần sự tỉnh táo trong công việc: Nên thận trọng khi sử dụng thuốc bởi những tác dụng phụ thường gặp ở thuốc ó thể gây ảnh hưởng như đau đầu, khó thở, chuột rút, đau khớp,..hay lo lắng, run, rối loạn giấc ngủ, co thắt phế quản, nhịp tim nhanh,.. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu riêng biệt nào về ảnh hưởng của Seretide Evohaler lên hoạt động lái xe, vận hành máy móc.
11, Dược động học
Theo nghiên cứu ở cả động vật và trên người, việc sử dụng kết hợp 2 thành phần salmeterol và fluticasone propionate dạng hít trong Seretide Evohaler không làm ảnh hưởng đến động lực học riêng rẽ của 2 thành phần này. Vì vậy, có thể xem xét dược động học riêng rẽ của 2 thành phần.
- Salmeterol
Hấp thu: Salmeterol hấp thu ngay tại phổi, vì vậy nồng độ trong huyết tương không phản ánh được tác dụng điều trị.
Chuyển hóa: Một nghiên cứu in vitro đã chứng minh salmeterol chuyển hóa chủ yếu ở dạng α- hydroxysalmeterol (quá trình oxy hóa aliphatic) bởi cytochrome B450 3A4 (CYP3A4)
Số liệu về dược động học của salmeterol hạn chế vì những khó khăn về kĩ thuật trong việc xác định nồng độ thuốc trong huyết tương do nồng độ huyets tương ở liều điều trị dạng hít rất thấp.
- Fluticasone propionate
Hấp thu: Fluticasone hấp thu toàn thân chủ yếu diễn ra ở phổi, lúc đầu nhanh sau đó chậm dần kéo dài. Khi tăng liều hít thì hấp thu toàn thân cũng tăng.
Chuyển hóa: Một lượng nhỏ của thuốc được hấp thu vào hệ tuần hoàn sẽ chuyển hóa chủ yếu ở gan thành các chất không hoạt tính.
Thải trừ: Hệ số thanh thải trong huyết tương của fluticasone propionate cao (1150ml/ phút). Thanh thải ở thận của fluticasone propionate là không đáng kể (dưới 0.2%) và ít hơn 5% dưới dạng chất chuyển hóa.
12, Tương tác thuốc
Seretide Evohaler có thể có tương tác với một số thuốc sau đây:
Tránh dùng đồng thời cùng thuốc beta chọn lọc hoặc không chọn lọc.
Một nghiên cứu đã chỉ ra ritonavir (chất ức chế mạnh cytochrome P450 3A4) có thể làm tăng nồng độ của fluticasone propionate trong huyết tương, việc dùng đồng thời ritonavir và seretide evohaler dẫn đến tác dụng toàn thân của corticosteroid như hội chứng Cushing và ức chế thượng thận.
Khi sử dụng kết hợp các chất ức chế mạnh cytochrome P450 3A4 (như ketoconazole) có thể làm tăng nồng độ fluticasone propionate toàn thân, cần thận trọng khi sử dụng.
13, Xử trí quá liều
Triệu chứng: Những dấu hiệu điển hình của kích thích quá mức beta2– adrenergic như run, đau đầu, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp tâm thu và hạ kali huyết. Khi hít quá liều, có thể dẫn đến ức chế tạm thời trục hạ đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận, thường không cần phải xử lý khẩn cấp do cơ chế tự trở về bình thường của tuyến thượng thận trong vài ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều kéo dài sẽ dẫn đến ức chế nhiều chức năng của các quan. Nên sử dụng đúng liều, khi tiến triển bệnh thay đổi, cần đến khám lại để được sử dụng liều hợp lý.
Điều trị: Chưa có cách điều trị đặc hiệu cho trường hợp dùng quá liều Seretide Evohaler. Tuy nhiên, khi quá liều, cần được cấp cứu ngay và theo dõi triệu chứng cẩn thận để có giải pháp điều trị thích hợp.
14, Sử dụng và bảo quản bình xịt Seretide Evohaler DC
14.1 Kiểm tra bình xịt trước mỗi lần sử dụng
Ở lần sử dụng đầu tiên, tháo nắp đậy bằng cách bóp nhẹ các mặt xung quanh nắp; giữ bình xịt ở giữa ngón tay cái và các ngón tay khác với ngón tay cái ở đáy bình; lắc kỹ bình xịt và xịt vào không khí đến khi bộ đếm chỉ đúng 120 để chắc chắn bình xịt hoạt động đúng với số lần xịt quy định.
Nếu không sử dụng bình xịt trong một tuần hoặc lâu hơn, khi sử dụng lại nên lắc kĩ, tháo nắp đậy ống ngậm và xịt một nhát vào không khí để kiểm tra bình xịt vẫn hoạt động bình thường.
14.2 Cách sử dụng bình xịt
① Tháo nắp đậy ống ngậm bằng cách bóp nhẹ các mặt xung quanh nắp đậy.
② Kiểm tra cần thận cả bên trong lẫn ngoài, đầu chỗ xịt xem có gì bất thường không.
③ Lắc kĩ bình xịt để đảm bảo các thành phần trong thuốc được trộn đều với nhau.
④ Gữi bình xịt thẳng đứng giữa ngón tay cái với các ngón tay khác, với ngón tay cái ở dưới đáy bình xịt, phía dước của ống ngậm.
⑤Thở ra hết cỡ đến khi cảm thấy thoải mái, sau đó đưa ống ngậm vào miệng giữa hai hàm răng và khép môi xung quanh lại nhưng không cắn ống ngậm.
⑥ Để hít thuốc qua miệng đều đặn và sâu thì ngay khi bắt đầu hít vào qua miệng, ấn xuống vào phần đỉnh của bình xịt, phải nín thở.
⑦ Tróng khi nín thở để hít vào, lấy bình xịt ra khỏi miệng và thả lỏng ngón tay đặt trên phần đỉnh của bình xịt. Tiếp tục nín thở cho đến khi cảm thấy dễ chịu.
⑧ Nếu tiếp tục xịt liều tiếp theo, làm tương tự các bước trên.
⑨ Sau đó, súc miệng bằng nước và nhổ đi.
⑩ Đậy nắp bình xịt lại , khớp đúng vị trí.
Chỉ được sử dụng thuốc qua đường hít ở miệng.
Đối với trẻ em, cần có sự giúp đỡ của người lớn khi sử dụng bình xịt, tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
14.3 Bảo quản, vệ sinh bình xịt
Bảo quản:
Để bình xịt ở nơi thoáng mát, bảo quản dưới 30⁰C, tránh ánh nắng trực tiếp.
Không để bình xịt vào nước.
Không nên đam thủng, phá vỡ hoặc đốt cháy bình xịt kể cả khi bình xịt rỗng.
Vệ sinh:
Nên vệ sinh bình xịt một tuần một lần, lau bình xịt bằng khăn khô.
Xem thêm: Givet-5 – Thuốc điều trị bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng
Thạch –
tư vấn nhiệt tình lắm nha