Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Sintrom – Làm tan cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ

Thuốc Sintrom – Làm tan cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ

(1 đánh giá của khách hàng)

400.000

Danh mục:

Mô tả

Thuốc Sintrom là gì?

Thuốc Sintrom thuộc nhóm thuốc chống đông máu, có tác dụng làm tan cục máu động, hạn chế các nguyên nhân và nguy cơ gây tắc nghẽn mạch máu, được sử dụng trong phòng ngừa bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Thuốc chống đông máu Sintrom là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Novartis Farma S.P.A của Ý. Công ty sở hữu dây chuyền hiện đại, tiên tiến hàng đầu khu vực, đạt tiêu chuẩn GMP. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, hiện đã được nhập khẩu về Việt Nam. Thuốc được đăng ký và phân phối độc quyền bởi Công ty cổ phần Dược Phẩm Eco.

Thành phần chính: lượng hoạt chất Acenocoumarol.

Dạng bào chế: Thuốc Sintrom được bào chế dạng viên nén.

Quy cách đóng gói: Một hộp thuốc gồm 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nén.

Các dạng hàm lượng: Thuốc Sintrom hiện có 2 dạng hàm lượng là 4mg và 1mg.

Thành phần của thuốc Sintrom có tác dụng gì?

Vitamin K là một trong những nguyên liệu quan trọng trong quá trình hình thành các yếu tố đông máu trong cơ thể. Hoạt chất Acenocoumarol được nghiên cứu cho rằng có bản chất là một chất kháng vitamin K. Acenocoumarol có cấu trúc hóa học là một dẫn xuất của coumarin.

Cơ chế hoạt động của Acenocoumarol: Acenocoumarol ức chế quá trình khử của vitamin K tại gan, từ đó ức chế quá trình hình thành của các yếu tố đông máu. Acenocoumarol có tác dụng chống đông máu hiệu quả, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Công dụng của thuốc Sintrom

Với hoạt chất Acenocoumarol, thuốc Sintrom đem lại một số công dụng cho người sử dụng như:

  • Làm tan cục máu đông, hạn chế tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
  • Ức chế các nguyên nhân hình thành gây huyết khối.
  • Ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch và đột quỵ, tắc động mạch phổi.

Chỉ định

Thuốc chống đông máu Sintrom được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp bao gồm:

  • Bệnh nhân có nguy cơ tắc mạch cao do huyết khối như bệnh van hai lá, bệnh nhân sử dụng van nhân tạo, rung nhĩ.
  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim.
  • Sintrom sử dụng để điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi, ngăn ngừa tái phát bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ dự phòng huyết khối trong phương pháp sử dụng ống thông.

Cách sử dụng thuốc chống đông máu Sintrom

Liều dùng

Bệnh nhân sử dụng liều tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Liều điều trị thông thường:

  • Liều dùng ngày đầu tiên: Mỗi ngày sử dụng từ 4 đến 12 mg Acenocoumarol, tương đương với 1 đến 3 viên Sintrom, chia đều thành các liều trong ngày.
  • Liều dùng từ ngày thứ hai trở đi: Mỗi ngày sử dụng từ 4 đến 8 mg Acenocoumarol, tương đương với 1 đến 2 viên Sintrom, chia đều thành các liều trong ngày.
  • Liều duy trì: Mỗi ngày sử dụng từ 1 đến 10 mg Acenocoumarol, tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Hiệu quả mà thuốc đem lại phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, cơ địa của từng người do đó cần điều chỉnh liều phù hợp với từng bệnh nhân, thời gian sử dụng cũng được điều chỉnh phù hợp. Bệnh nhân cần sử dụng liên tục và đều đặn trong suốt liệu trình điều trị. Bệnh nhân tự ý tăng hoặc giảm liều có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả của Sintrom.

Cách dùng

Thuốc chống đông máu Sintrom được bào chế dạng viên nén, sử dụng đường uống cho sinh khả dụng tối ưu. Khi sử dụng thuốc nên uống nguyên viên, không bẻ gãy hay nghiền nát viên thuốc để tránh làm ảnh hưởng tới sự giải phóng của hoạt chất. Uống thuốc với nước lọc hay nước sôi để nguội, không dùng chung cùng sữa hay nước trái cây để tránh tương tác thuốc- thức ăn.

Khuyến khích bệnh nhân sử dụng thuốc sau bữa ăn.

Thuốc Sintrom có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?

Theo nghiên cứu cho thấy thuốc Sintrom có thể qua hàng rào nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và trẻ. Chống chỉ định sử dụng thuốc Sintrom cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

Thuốc chống đông máu Sintrom giá bao nhiêu?

Thuốc Sintrom hiện có giá khoảng 195.000 đồng/ hộp 30 viên. Mức giá có thể thay đổi tùy thuộc từng khu vực và nhà thuốc khác nhau.

Thuốc Sintrom có thể mua ở đâu?

Thuốc chống đông máu Sintrom được phân phối rộng rãi trên thị trường thuốc Việt Nam, khách hàng có thể dễ dàng tìm mua tại bất kỳ hệ thống nhà thuốc nào. Khuyến khích khách hàng mua thuốc tại các địa điểm uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Gợi ý một số nhà thuốc uy tín như Nhà thuốc Online ITP Pharama, nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh,… Khách hàng có thể liên hệ tới số điện thoại nhà thuốc hoặc truy cập vào website để được tư vấn và đặt hàng nhanh chóng.

Kiểm tra bao bì, mã vạch và thông tin sản phẩm trên bao bì để tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Sintrom trong một số trường hợp sau:

  • Chống chỉ định dùng Sintrom cho đối tượng có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Không sử dụng thuốc cho người bị tai biến mạch máu não, bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng có độ thanh thải creatinin < 20ml/phút.
  • Chống chỉ định sử dụng Sintrom cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan nặng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Chống chỉ định sử dụng Sintrom cho bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật.
  • Không sử dụng Sintrom cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
  • Không khuyến khích sử dụng Sintrom cho người dễ bị xuất huyết, huyết áp cao, suy dinh dưỡng, đái tháo đường.

Tác dụng phụ của thuốc chống đông máu Sintrom

Bên cạnh những công dụng mà thuốc Sintrom đem lại, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Các tác dụng không mong muốn thường gặp: buồn nôn, nôn, hồng ban đa dạng, rụng tóc, ngứa, phù nề, khó thở, rối loạn nhịp tim (nhịp tim nhanh).
  • Các tác dụng không mong muốn hiếm gặp: chảy máu cam, đại tiện ra máu, ho ra máu, nôn ra máu, xuất huyết dưới da, xuất huyết âm đạo.
  • Các triệu chứng trên thường xuất hiện với tần suất thấp và ít nghiêm trọng, thường biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc. Trong trường hợp bệnh nhân nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần ngưng sử dụng thuốc hoặc liên hệ sớm với bác sĩ điều trị để được khắc phục kịp thời.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và nhân viên y tế trước khi sử dụng thuốc Sintrom.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Sintrom

Một số điểm cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Sintrom:

  • Hiệu chỉnh liều phù hợp cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh, tốt cho tim mạch: bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, không sử dụng đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá.
  • Không sử dụng rượu trong quá trình uống thuốc Sintrom.
  • Hạn chế vận động mạnh với cường độ cao để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.
  • Không sử dụng thuốc khi đang lái xe và vận hành máy móc nặng do thuốc có thể gây buồn ngủ.
  • Bảo quản thuốc ở nơi cách xa tầm tay trẻ em. Trẻ uống nhầm có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng.

Điều kiện bảo quản thuốc:

  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng từ 25 đến 27 độ C.
  • Tránh để ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Tia UV làm hoạt chất dễ bị phân hủy và mất tác dụng.
  • Tránh để thuốc ở nơi ẩm ướt, độ ẩm cao quá 80%.
  • Bệnh nhân không sử dụng thuốc khi có dấu hiệu mốc, đổi màu, chảy nước; thuốc đã hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Vì vậy nên kiểm tra kĩ hạn sử dụng trước khi dùng.
  • Thu hồi thuốc đã hỏng ở nơi quy định (nếu có).

Dược động học

Quá trình hấp thu: Acenocoumarol hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh của Acenocoumarol trong huyết tương đạt được sau từ 1 đến 3 giờ sử dụng.

Quá trình phân bố: Tỷ lệ liên kết của Acenocoumarol với protein huyết tương khoảng 98%, chủ yếu là liên kết với albumin. Thể tích phân bố của Acenocoumarol dạng R+ khoảng 0.16 L/kg; dạng S- khoảng 0.3 L/kg.

Quá trình chuyển hóa: Hoạt chất Acenocoumarol chuyển hóa chủ yếu ở gan thành dạng không hoạt tính và còn hoạt tính.

Quá trình thải trừ: thời gian bán thải của hoạt chất Acenocoumarol khoảng 8 đến 11 giờ. Thuốc thải trừ chủ yếu quá nước tiểu, phân và một phần nhỏ bài tiết qua thận ở dạng không chuyển hóa.

Tương tác của thuốc Sintrom với các thuốc khác

Sử dụng đồng thời thuốc Sintrom với các chế phẩm thuốc khác có thể gây nên tương tác thuốc bất lợi. Các tương tác thuốc này có thể làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của Acenocoumarol (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ); làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc tăng độc tính của thuốc trên người sử dụng. Một số tương tác bất lợi đã được ghi nhận khi sử dụng chung Sintrom với:

  • Nhóm thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn: Doxycycline, Cloramphenicol, Clarithromycin.
  • Nhóm thuốc kháng nấm: Co-trimoxazole, Ketoconazole, Metronidazole.
  • Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau chống viêm phi steroid: Diclofenac, Ketoprofen, Meloxicam, Piroxicam, Flurbiprofen, Ibuprofen, Sulindac.
  • Nhóm thuốc trị động kinh: Phenytoin, Phenobarbital.
  • Nhóm thuốc điều trị đái tháo đường: Glimepiride, Gliclazide.
  • Nhóm thuốc điều trị cao huyết áp và bệnh lý tim mạch: Diltiazem, Amiodarone, Amlodipin, Verapamil, Nifedipine, Nicardipine.

Bệnh nhân nên thông báo đầy đủ với bác sĩ điều trị về các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin và các thuốc có nguồn gốc dược liệu đã và đang sử dụng để hạn chế tối đa tương tác thuốc bất lợi có thể xảy ra.

Xử trí quá liều, quên liều thuốc

Quá liều

Sử dụng quá liều thuốc Sintrom có thể xảy ra tình trạng xuất huyết không rõ nguyên nhân, gây phản tác dụng của thuốc. Trong tình trạng dùng liều quá thấp làm tăng nguy cơ gây huyết khối. Nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Một số phương pháp có thể sử dụng như rửa dạ dày, uống than hoạt hoặc gây nôn cho bệnh nhân.

Quên liều

Trong trường hợp phát hiện quên liều, bệnh nhân nên bổ sung ngay nếu cách xa lần dùng thuốc tiếp theo.

Nếu thời điểm phát hiện quên liều gần với lần dùng tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo bình thường, sử dụng liều bình thường, không sử dụng gấp đôi liều để tránh tình trạng quá liều.

Trong một liệu trình điều trị tránh quên liều quá 2 lần.

Xem thêm:

Dipsope – Điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực

VASLOR-Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý tim mạch

1 đánh giá cho Thuốc Sintrom – Làm tan cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ

  1. Kiên

    Thuốc được đóng gói kỹ càng, cẩn thận lắm ạ

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

0853.549.696