Mô tả
Thuốc Acid Folic là gì?
Thuốc Acid Folic thuộc nhóm thuốc vitamin có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, thường được chỉ định sử dụng trong ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu hụt folate, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt Acid Folic ở phụ nữ trong thai kỳ có tiền sử mang thai dị tật ống thần kinh tủy sống.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2. Sản phẩm được sản xuất bởi dây chuyền hiện đại và tiên tiến, đạt tiêu chuẩn GMP của WHO, đảm bảo chất lượng, được kiểm định nghiêm ngặt thành phẩm trước khi đưa ra thị trường. Hiện nay Acid Folic đã được cấp phép lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Số đăng ký thuốc lưu hành trên thị trường: VD- 16826- 12.
Thành phần chính của thuốc gồm có 5mg hàm lượng hoạt chất Acid Folic. Ngoài ra còn có bổ sung một số loại tá dược khác vừa đủ 1 viên: Flowlac, Colloidal silica anhydrous, Talc, Magnesi stearat, Avicel 102, Bột Talc, Vang Tartrazin lake, Đỏ ponceau Hydroxypropylmethylcellulose 615 Cp, Polyethylen glycol 6000, Tween 80 , Titan dioxyd lake, Ethanol 96%, Nước tinh khiết.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Quy cách đóng gói:
Dạng hộp: Một hộp gồm 3 hoặc 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên.
Dạng chai: Một chai gồm 100 viên.
Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành phần của thuốc Acid Folic có tác dụng gì?
Thành phần chính của thuốc Acid Folic là hoạt chất Acid Folic, là một loại vitamin thuộc nhóm B, là một nhân tố quan trọng trong nhiều hoạt động sống của cơ thể.
Cơ chế hoạt động của Acid Folic:
- Sau khi vào cơ thể, Acid Folic chuyển hóa thành hợp chất tetrahydrofolate, là một coenzyme_ tác nhân của quá trình sinh tổng hợp nucleotide, ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp DNA của cơ thể.
- Theo một cơ chế khác khi có mặt của vitamin C, Acid Folic được chuyển hóa thành leucovorin, cũng là một yếu tố quan trọng trong tổng hợp DNA và RNA.
- Acid Folic tham gia vào quá trình tạo hồng cầu. Do vậy, tình trạng thiếu hụt Acid Folic là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thiếu máu nguyên hồng cầu, gây nên nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân.
- Acid Folic tham gia vào quá trình chuyển hóa của một số hợp chất acid amin.
Chỉ định
- Chỉ định sử dụng cho bệnh nhân gặp tình trạng thiếu hụt Acid Folic do thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng.
- Chỉ định bổ sung Acid Folic cho phụ nữ đang trong thai kỳ, bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc kháng Acid Folic (ví dụ như methotrexate), bệnh nhân đang điều trị bệnh động kinh có sử dụng hydantoin.
- Hỗ trợ trong liệu trình điều trị thiếu máu tan máu.
- Kết hợp trong điều trị cho bệnh nhân gặp tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu do thiếu hụt nồng độ Acid Folic.
Thuốc Acid Folic phù hợp sử dụng cho cả trẻ em và người lớn, phụ nữ đang trong thai kỳ và đang cho con bú.
Cách sử dụng thuốc Acid Folic
Liều dùng
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân gặp phải, độ tuổi mà cần điều chỉnh liều phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân tuân thủ liều theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý thay đổi liều khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ, tăng hoặc giảm liều không đúng làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc làm tăng độc tính của thuốc.
Liều điều trị cho bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu hụt folat:
- Liều cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi: Mỗi ngày sử dụng 1 viên Acid Folic, tương đương với 5mg Acid Folic, sử dụng trong một lần. Thời gian sử dụng kéo dài tối thiểu 4 tháng.
- Liều cho trẻ em từ 1 đến 11 tháng tuổi: Mỗi ngày sử dụng 0,5 mg Acid Folic trong 1 lần, duy trì sử dụng trong 4 tháng.
- Liều dự phòng cho phụ nữ mang thai có tiền sử dị tật ống thần kinh hoặc đang sử dụng thuốc chống động kinh: Mỗi ngày sử dụng 1 viên Acid Folic, trong 1 lần. Duy trì sử dụng từ trước khi mang thai cho tới khi thai được 12 tuần.
- Liều sử dụng cho phụ nữ mang thai bình thường: mỗi ngày sử dụng ½ đến 1 viên Acid Folic.
- Liều dự phòng cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng Acid Folic: Mỗi ngày sử dụng từ 1 đến 5mg Acid Folic.
Cách dùng
Thuốc Acid Folic được bào chế dạng viên nén bao phim, thích hợp sử dụng đường uống cho sinh khả dụng cao. Khi uống thuốc chú ý uống thuốc nguyên viên, không nhai vỡ hay nghiền nát viên thuốc, tránh làm ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc. Uống thuốc cùng một ly nước lọc đầy, không uống chung với sữa hoặc nước trái cây.
Thuốc Acid Folic nên được sử dụng sau bữa ăn để quá trình hấp thu diễn ra tối ưu. Sử dụng thuốc liên tục và đều đặn trong suốt liệu trình điều trị để nhận thấy hiệu quả tốt nhất.
Thuốc Acid Folic có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?
Hoạt chất Acid Folic an toàn khi sử dụng cho phụ nữ đang trong thai kỳ và đang cho con bú. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng thuốc trong thời gian quy định.
Thuốc Acid Folic giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường thuốc Acid Folic được bán với giá dao động trong khoảng 25.000 đến 35.000 đồng 1 hộp. Mức giá tham khảo nên có thể thay đổi tại các khu vực và nhà thuốc khác nhau.
Thuốc Acid Folic có thể mua ở đâu tại Hà Nội, TPHCM?
Sản phẩm Acid Folic được phân phối và bày bán tại nhiều hệ thống nhà thuốc khác nhau, khách hàng có nhu cầu sử dụng có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc nhỏ lẻ, hệ thống nhà thuốc tư nhân hoặc bệnh viện. Khuyến khích khách hàng chọn mua tại các nhà thuốc uy tín và đảm bảo chất lượng để tránh mua nhầm hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng.
Bài viết cung cấp thông tin một số nhà thuốc uy tín hiện có kinh doanh Acid Folic: nhà thuốc Ngọc Anh, Nhà thuốc Online ITP Pharma, nhà thuốc Bimufa.
Khách hàng vui lòng liên hệ theo số điện thoại hoặc website của nhà thuốc để được tư vấn và đặt hàng nhanh chóng.
Chống chỉ định
Thuốc Acid Folic chống chỉ định sử dụng trong một số trường hợp:
- Không sử dụng cho người có tiền sử mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân gặp tình trạng thiếu máu tán huyết hoặc đa hồng cầu.
- Không sử dụng Acid Folic để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ khi chưa được chẩn đoán và bác sĩ kê đơn.
Tác dụng phụ của thuốc Acid Folic
Bên cạnh các tác dụng mà thuốc Acid Folic đem lại, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Theo nghiên cứu ghi nhận một số phản ứng phụ bao gồm:
- Tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa gây buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
- Tác dụng không mong muốn trên da: ngứa da, hồng ban đa dạng, mề đay.
- Các tác dụng không mong muốn liệt kê trên thường xuất hiện ở tần suất thấp và ít nghiêm trọng, tự biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc mà không cần điều trị. Trong trường hợp các biểu hiện trên trở nên nghiêm trọng hoặc bệnh nhân nhận thấy biểu hiện bất thường nào khác thì cần thông báo sớm với bác sĩ điều trị, hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng
Một số điểm cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Acid Folic:
- Thận trọng khi dùng Acid Folic cho đối tượng có nguy cơ cao bị khối u phụ thuộc folat.
- Sử dụng thuốc bình thường cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
- Thuốc không gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh nên có thể dùng cho người đang lái xe hoặc vận hành máy móc nặng.
- Bổ sung Acid Folic ngay cả trong chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ cho hiệu quả của thuốc, rút ngắn thời gian điều trị.
- Để thuốc ở khu vực cách xa nơi có trẻ nhỏ. Trẻ nuốt nhầm với liều lượng lớn có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Điều kiện bảo quản thuốc Acid Folic:
- Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng từ 25 đến 27 độ C, độ ẩm không vượt quá 70%.
- Không để thuốc ở nơi ẩm ướt, không hợp vệ sinh, không để thuốc trong tủ lạnh.
- Không để thuốc ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Bệnh nhân không sử dụng những viên thuốc có dấu hiệu hỏng, hết hạn sử dụng như mốc, đổi màu, chảy nước. Kiểm tra kĩ hạn sử dụng trước khi dùng.
Dược động học
- Quá trình hấp thu: Acid Folic hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, giải phóng ở dạ dày và hấp thu tối ưu tại đầu ruột non. Sau khi vào cơ thể, Acid Folic được khử thành dạng tetrahydrofolate, tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể.
- Quá trình phân bố: Acid Folic phân bố tại nhiều mô trong cơ thể, tập trung nhiều tại dịch não tủy và gan. Acid Folic phân bố một phần ở nhau thai và sữa mẹ.
- Quá trình chuyển hóa: Acid Folic chuyển hóa chủ yếu tại niêm mạc ruột.
- Quá trình thải trừ: Acid Folic thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Tương tác của thuốc Acid Folic với các thuốc khác
Sử dụng đồng thời thuốc Acid Folic với chế phẩm thuốc khác có thể xảy ra các tương tác thuốc bất lợi, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của 1 hoặc cả hai thuốc. Bệnh nhân cần thông báo đầy đủ với bác sĩ điều trị về các loại thuốc đã và đang sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ này.
Một số tương tác thuốc bất lợi đã được ghi nhận bao gồm:
- Sử dụng chung Acid Folic và Sulphasalazin làm giảm sinh khả dụng quá trình hấp thu của Acid Folic.
- Sử dụng chung Acid Folic và các thuốc tránh thai đường uống làm giảm hiệu quả của cả hai thuốc.
- Acid Folic dùng đồng thời với thuốc chống co giật làm giảm hiệu quả của thuốc chống co giật trong điều trị.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều: Sử dụng quá liều Acid Folic bệnh nhân có các biểu hiện tương tác tác dụng không mong muốn nhưng ở mức độ nghiêm trọng. Đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để khắc phục các triệu chứng kịp thời. Trong tình trạng nguy hiểm cần tiến hành rửa dạ dày, rửa ruột để loại bỏ thuốc khỏi cơ thể bệnh nhân.
Quên liều: Quên liều nhiều lần trong liệu trình điều trị làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc. Bệnh nhân không nên quên liều quá 2 lần trong một đợt điều trị. Nếu quên liều, bổ sung ngay khi phát hiện. Nếu thời điểm này gần với lần dùng tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và sử dụng thuốc bình thường, không dùng gấp đôi liều.
Tham khảo:
Bích –
Hàng đóng gói kỹ và cẩn thận lắm ạ