Trên thị trường hiện nay có bán nhiều thuốc có chứa hoạt chất Azathioprin, tuy nhiên không phải các thuốc đều có chỉ định giống nhau và không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng thuốc cho tình trạng bệnh lý của mình. Trong bài viết này, ITP Pharma xin gửi tới độc giả những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về thuốc Wedes.
Thuốc Wedes là thuốc gì?
Wedes là thuốc dùng phối hợp với các thuốc khác để hỗ trợ điều trị tình trạng lupus ban đỏ, ban xuất huyết, thiếu máu tán huyết hoặc viêm khớp dạng thấp, được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm), với thành phần chính là Azathioprine có hàm lượng 50mg cùng một số thành phần khác vừa đủ 1 viên.
Số đăng ký: Thuốc Wedes 50mg có sđk là VN-18520-13.
Dạng bào chế và đóng gói: Wedes được bào chế ở dạng viên nén tròn bao phim. Mỗi hộp Wedes gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên đi kèm tờ hướng dẫn sử dụng.
Thành phần: thành phần chính của thuốc Wedes là Azathioprin với hàm lượng 50mg. Ngoài ra, thuốc còn được bào chế bởi các tá dược khác với hàm lượng vừa đủ 1 viên.
Thành phần của thuốc Wedes có tác dụng gì?
Thành phần chính của thuốc là Azathioprin, có cấu trúc purin, là một chất ức chế quá trình tổng hợp ADN, ARN và protein, tác dụng chủ yếu là ức chế miễn dịch. Khi vào cơ thể, thuốc nhanh chóng được chuyển hóa thành 6-MP (6-mercaptopurine) có hoạt tính. Hoạt chất này có khả năng liên kết với acid nucleic, từ đó làm nhiễm sắc thể gãy, dẫn đến làm sai lệch quá trình dịch mã tổng hợp protein. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể gây cản trở hoạt động chuyển hóa của tế bào, ức chế giai đoạn gián phân.
Trên những bệnh nhân cấy ghép, đặc biệt là cấy ghép thận, thuốc có khả năng hạn chế nguy cơ đào thải hoặc phản ứng quá mẫn của cơ thể, cản trở quá trình tạo kháng thể.
Cơ chế tác dụng của thuốc còn chưa được nghiên cứu cụ thể, có thể bắt nguồn từ các khả năng như: thuốc ức chế chuyển hóa purin, alkyl hóa để khóa nhóm SH,…
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Wedes được chỉ định riêng rẽ hoặc phối hợp với các Corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác để điều trị cho các trường hợp sau:
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp mức độ nặng.
- Bệnh nhân viêm da cơ, viêm đa cơ, lupus ban đỏ lan tỏa.
- Bệnh nhân viêm gan mạn hoạt động tự miễn.
- Bệnh nhân ghép cơ quan, ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát, thiếu máu tán huyết tự miễn.
- Bệnh nhân pemphigus thông thường.
- Bệnh nhân viêm nút quanh động mạch.
Cách dùng và liều dùng
Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với hộp thuốc trước khi sử dụng hoặc có thể tham khảo bác sĩ chịu trách nhiệm điều trị, dược sĩ tư vấn để có được mức liều phù hợp nhất.
Dưới đây là liều dùng tham khảo đưa ra bởi nhà sản xuất:
- Liều dùng đối với bệnh nhân cấy ghép cơ quan: dùng liều tấn công 5mg/kg cân nặng trong 1 ngày, sau đó duy trì với mức liều từ 1 đến 4mg/kg cân nặng.
- Liều dùng đối với các chỉ định khác: khởi đầu với mức liều từ 1 đến 3mg/kg cân nặng/ngày. Sau 12 tuần dùng thuốc mà bệnh nhân không có dấu hiệu cải thiện, ngưng dùng thuốc và báo lại với bác sĩ để được xem xét và điều chỉnh phác đồ điều trị.
Thuốc dạng viên bao phim dùng đường uống theo đúng cách của nhà sản xuất đưa ra, không nghiền nát viên, chú ý nuốt nguyên viên không nhai, không bẻ viên.
Liều dùng của thuốc nên được điều chỉnh dựa vào các đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân cũng như mức độ dung nạp huyết học. Bệnh nhân không được tự ý điều chỉnh liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Tác dụng phụ của thuốc Wedes
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Wedes, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:
- Tác dụng phụ trên máu: giảm bạch cầu thường gặp đối với bệnh nhân ghép thận, viêm khớp dạng thấp, ngoài ra còn có giảm tiểu cầu, bệnh nhân cũng có thể gặp các nhiễm khuẩn thứ phát.
- Tác dụng phụ trên tiêu hóa: chán ăn, nôn, viêm tụy, hiếm khi gặp xuất huyết ruột hoặc thủng ruột.
- Tác dụng phụ trên da, tóc, móng: nổi mẩn da, dị ứng da, rụng tóc.
- Tác dụng phụ trên cơ xương khớp: đau nhức cơ khớp.
- Tác dụng phụ trên tim mạch: hạ huyết áp, loạn nhịp tim.
- Tác dụng phụ khác: sốt, đau nhức, mệt mỏi, đột biến gen, viêm phổi kẽ hoặc ức chế tủy xương,…
Trường hợp bệnh nhân có bất cứ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu kể trên, hoặc cảm thấy cơ thể có biểu hiện bất thường khi sử dụng Wedes, tuyệt đối không chủ quan, không tự ý xử trí, hãy báo ngay với bác sĩ hoặc người có chuyên môn y tế để được kiểm tra và hướng dẫn các biện pháp xử trí đúng cách, kịp thời.
Ảnh hưởng của thuốc Wedes lên phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc có khả năng đi qua được nhau thai nên cần tránh sử dụng cho phụ nữ có thai để tránh những ảnh hưởng của thuốc lên bé. Các đối tượng là phụ nữ đang cho con bú cũng cần tránh việc dùng thuốc do thuốc cũng có thể di chuyển qua sữa mẹ. Do đó, trừ trường hợp bất đắc dĩ thì bạn không nên dùng thuốc trên các đối tượng này. Nếu sử dụng thuốc thì nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ điều trị.
Lưu ý – Thận trọng
Thuốc Wedes chống chỉ định trong các trường hợp:
- Bệnh nhân mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân là phụ nữ đang mang bầu.
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đang được điều trị bằng các thuốc alkyl hóa.
Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Wedes:
- Thuốc nên được dùng thận trọng ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận, bệnh nhân là người cao tuổi. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, tốt nhất là không dùng thuốc, chỉ dùng sau khi đã được bác sĩ cân nhắc nguy cơ – lợi ích và chỉ định dùng thuốc.
- Chưa xác định được mức độ an toàn của thuốc trên trẻ em, do đó khuyến cáo không dùng với trẻ em dưới 18 tuổi.
- Ngừng điều trị sau 12 tuần nếu bệnh nhân bị bệnh tự miễn không có tiến triển. Người dùng nên chú ý dùng đúng liều, đúng cách, không tự ý điều chỉnh liều để đảm bảo hiệu quả của thuốc là tốt nhất.
- Chưa có bất kỳ đánh giá ảnh hưởng nào của thuốc lên các đối tượng lái xe hoặc vận hành máy móc. Nên thận trọng khi dùng thuốc lên các đối tượng này, trong quá trình sử dụng nếu thấy mất tập trung hoặc buồn ngủ thì bạn nên dừng ngay việc lái xe hay điều khiển máy của ngày hôm đó lại. Báo cáo lại triệu chứng này với bác sĩ để họ có thể điều chỉnh thuốc giúp bạn tiếp tục công việc của mình.
- Khả năng gây ung thư của thuốc còn đang có nhiều nghi vấn, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc có thể làm các tế bào ung thư tiềm ẩn phát triển thành khối u nhanh hơn, tiến triển ung thư sớm hơn.
- Bảo quản thuốc nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời và để xa tầm với của trẻ nhỏ. Người dùng nên lưu ý kiểm tra bề mặt ngoài của thuốc, hạn sử dụng trước khi dùng, không dùng thuốc khi đã quá hạn hoặc có dấu hiệu nấm mốc, chảy nước hoặc nứt vỡ.
Tương tác thuốc
Một số tương tác thuốc có thể gặp phải nếu phối hợp các thuốc cũng như sản phẩm khác với Wedes như sau:
- Thuốc Wedes có thể làm tăng nguy cơ ung thư nếu bệnh nhân sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là ở bệnh nhân đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch nhóm alkyl chuyển hóa để điều trị viêm khớp dạng thấp như Cyclophosphamide, Chlorambucil hoặc Melphalan.
- Wedes có thể tương tác với các thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển ACEI, hoặc các thuốc ảnh hưởng đến quá trình tạo bạch cầu như Cotrimoxazol, gây tình trạng giảm số lượng bạch cầu nặng.
- Thuốc làm tăng độc tính trên người bệnh khi dùng chung với thuốc điều trị Gout Allopurinol, do đó cần giảm liều khi dùng đồng thời 2 thuốc này.
- Thuốc Wedes có thể ức chế và làm giảm hiệu quả chống đông của Warfarin.
- Để tránh gặp phải các tương tác thuốc không mong muốn, người dùng nên chú ý báo với bác sĩ các thuốc đang được dùng đồng thời để được khuyến cáo về nguy cơ tương tác, cũng như không được tự ý phối hợp thuốc nếu chưa được bác sĩ cho phép.
Dược Động học
Nghiên cứu về dược động học của thuốc cho thấy:
Hấp thu: thuốc được hấp thu dễ qua đường tiêu hóa, sau khi uống từ 1 đến 2 giờ đạt được nồng độ đỉnh Cmax trong máu, sau đó được chuyển hóa thành Mercaptopurin và một phần nhỏ Azathioprin được giữ lại.
Phân bố: 2 thành phần là Mercaptopurin và Azathioprin liên kết với protein huyết tương ở mức độ vừa phải (tỉ lệ khoảng 30%).
Chuyển hóa và thải trừ: thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan, các chất chuyển hóa được thải qua nước tiểu, chỉ có một phần nhỏ được đào thải ở nguyên dạng. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 5 giờ.
Triệu chứng quá liều và xử trí
Khi dùng thuốc quá liều, bệnh nhân có thể gặp phải một số tình trạng như:
- Nhiễm khuẩn nặng.
- Nôn mửa, tiêu chảy, loét họng.
- Có vết bầm da, chảy máu.
- Bên cạnh đó khi thực hiện xét nghiệm có thể có giảm bạch cầu, suy tủy xương, bất thường nhẹ chức năng gan. Tuy nhiên bệnh nhân có thể hồi phục mà không để lại biến chứng.
Cách xử trí: hiện không có thuốc giải độc đặc hiệu cho tình trạng này. Bệnh nhân nên được theo dõi các triệu chứng ngộ độc, đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được tiến hành rửa dạ dày và xử trí đúng cách.
Thuốc Wedes giá bao nhiêu?
Thuốc Wedes hiện được bán với giá 190.000 đồng/hộp, có thể thay đổi tùy thuộc vào từng nơi bán.
Thuốc Wedes mua ở đâu tại Hà Nội và TPHCM?
Thuốc được bán theo đơn, bạn có thể tìm mua thuốc tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc, nên chọn mua ở những nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc.
Bạn cũng có thể liên hệ với ITP Pharma để được giải đáp thắc mắc và tư vấn cách chọn mua thuốc chính hãng qua hotline 08.5354.9696.
Bạn không nên tự ý mua thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để tránh những tác hại cho sức khỏe của chính bạn.
Mình đang có thai mà muốn dùng wedes thì phải làm sao ạ