Mô tả
Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu là vấn đề không ít người gặp phải và gây ra những bất tiện không đáng có. Simacone là một thuốc kê đơn được các bác sĩ tin dùng để giải quyết các vấn đề trên. Hãy đọc bài viết dưới đây của Nhà thuốc Online ITP Pharma để hiểu rõ hơn về loại thuốc này nhé.
1, Simacone là thuốc gì?
Simacone là thuốc điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, trướng bụng, đầy hơi, ói mửa,… do tác dụng trực tiếp lên các cơ trơn ở đường tiêu hóa.
Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco và lưu hành ở Việt Nam với số đăng ký VD-2543116. Dạng bào chế của thuốc là viên nang mềm đóng gói 10 vỉ trong 1 hộp, mỗi vỉ 10 viên, mỗi viên nang chứa:
- Alverin citrat…….60mg
- Simethicone………300mg
- Tá dược vừa đủ.
2, Công dụng của thuốc Simacone 60mg + 300mg
Simacone có tác dụng điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau do co thắt cơ trơn tiêu hóa; giảm tình trạng đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu, nôn do ứ hơi.
3, Chỉ định
Các trường hợp chỉ định dùng Simacone:
- Điều trị triệu chứng đau do rối loạn tiêu hóa.
- Đau bụng do đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng.
- Điều trị các triệu chứng co thắt vùng tiết niệu, sinh dục (đau bụng kinh, đau do sẩy thai, đau đường niệu,..).
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề tắc nghẽn hơi ở bệnh nhân.
- Dùng trước khi chụp X-quang và nội soi dạ dày.
4, Các thành phần trong Simacone 360mg có tác dụng gì?
Simacone gồm hai thành phần chính là Alverin citrat và Simethicon với các tác dụng sau:
- Alverin citrat: thuốc chống co thắt cơ trơn loại papaverin, có tác dụng trên đường tiêu hóa, đường tiết niệu – sinh dục.
- Simethicon: giảm các triệu chứng đau do ứ đọng hơi trong đường tiêu hóa bằng cách làm giảm sức căng bề mặt của các bóng hơi, làm xẹp chúng lại và tống ra khỏi ống tiêu hóa. Do đó, được sử dụng trong các trường hợp căng bụng, đầy hơi, trướng bụng, nặng bụng.
- Tá dược: Colloidal silicon dioxid A200, sorbitol lỏng, glycerin, gelatin bloom 200, natri benzoat, titan dioxide, mùi vanillin.
5, Cách sử dụng thuốc Simacone
5.1. Liều dùng
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi lần 1 viên, 2-3 lần/ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Không dùng.
5.2. Cách dùng
- Sử dụng thuốc đường uống.
- Dùng trước bữa ăn, uống với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.
6, Thuốc Simacone có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?
Phải thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ, từ đó quyết định nên dùng thuốc hay không.
Thời kỳ có thai: Hiện chỉ có các nghiên cứu trên động vật, cho thấy thuốc không gây ảnh hưởng xấu tới phôi thai, không gây quái thai. Các nghiên cứu trên người còn hạn chế, số liệu chưa đủ để kết luận có ảnh hưởng gì đến thai kỳ không, vì vậy phải thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú: Chưa đủ bằng chứng về độ an toàn do đó không nên dùng thuốc trong thời kỳ này.
7, Thuốc Simacone giá bao nhiêu?
Thuốc Simacone đang được bán với giá khoảng 103.000 VND/hộp, mỗi hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang mềm. Giá bán ở các cơ sở có thể khác nhau tùy từng nơi, từng thời điểm và số lượng vỉ một hộp.
8, Thuốc Simacone có thể mua ở đâu?
Có thể mua thuốc Simacone ở tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc hoặc các trang thương mại điện tử. Nên lựa chọn nhà thuốc uy tín để được tư vấn và cung cấp sản phẩm chất lượng nhất.
9, Chống chỉ định
Không sử dụng Simacone cho bệnh nhân gặp trường hợp:
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bị tắc ruột hoặc liệt ruột.
- Người bị tắc ruột do phân.
- Người mất trương lực đại tràng.
10, Tác dụng phụ
Cùng với tác dụng điều trị, thuốc Simacone cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng. Các tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm:
- Phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, nổi mẩn, bao gồm cả sốc phản vệ.
- Thở khò khè hoặc khó thở do đường khí quản bị ảnh hưởng.
- Đau đầu, choáng váng, vàng da, buồn nôn.
Ngừng sử dụng thuốc khi xuất hiện các tác dụng phụ và đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và xử lý kịp thời.
11, Lưu ý khi sử dụng
- Thuốc chỉ được dùng theo đơn của bác sĩ, nên gặp bác sĩ và nhân viên y tế để được tư vấn sử dụng thuốc an toàn.
- Nếu xuất hiện triệu chứng mới hoặc các triệu chứng cũ không cải thiện, kéo dài dai dẳng và xấu hơn sau 2 tuần điều trị thì phải đến khám thầy thuốc ngay.
- Nên cẩn trọng, để ý sự xuất hiện các tác dụng phụ khi lái xe và vận hành máy móc do thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt.
- Sử dụng thuốc đúng liều và thời gian chỉ định của bác sĩ. Không nên dùng quá liều hoặc dùng ít hơn liều được chỉ định.
- Để xa tầm tay của trẻ em.
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
12, Dược động học
Sau khi uống thuốc, Alverin citrat được hấp thu từ đường tiêu hóa vào máu, nhanh chóng được chuyển hóa thành hoạt chất có hoạt tính. Sau khi uống 1-1,5 giờ nồng độ thuốc trong huyết tương đạt đỉnh. Qua các bước chuyển hóa trong cơ thể, thuốc bị chuyển thành các chất không có hoạt tính và được thải trừ qua thận vào nước tiểu ra ngoài. Thời gian bán thải trung bình của Alverin là 0,8 giờ và của các chất chuyển hóa có hoạt tính là 5,7 giờ.
Simethicon không được hấp thu ở đường tiêu hóa. Sau khi phát huy vai trò, chất này được đào thải ra ngoài theo phân.
13, Tương tác thuốc
- Sử dụng Simacone với các một số thuốc khác có thể gây ra các phản ứng làm thay đổi cơ chế tác dụng của thuốc, làm xuất hiện các tác dụng không mong muốn.
- Dùng ở liều chỉ định làm hạn chế tương tác thuốc.
- Nên thông báo với bác sĩ các thuốc bạn đang sử dụng để đảm bảo an toàn khi dùng Simacone.
14, Xử trí quá liều, quên liều thuốc
14.1. Quá liều
- Triệu chứng khi sử dụng quá liều Alverin citrat: bao gồm hạ huyết áp và các triệu chứng nhiễm độc như thở gấp, tim đập nhanh, giãn đồng tử, sốt cao, hệ thần kinh trung ương bị kích thích (hưng phấn, bồn chồn, hoang tưởng, mê sảng, thậm chí là co giật). Trường hợp ngộ độc nặng có thẻ dẫn đến hôn mê, suy tuần hoàn, suy hô hấp rồi tử vong.
- Xử trí: Tương tự khi ngộ độc atropin, sử dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị tụt huyết áp. Nếu nguyên nhân ngộ độc là do uống quá liều thì phải đưa nạn nhân đi rửa dạ dày, trước khi rửa dạ dày nên uống than hoạt tính. Đặc biệt chú ý không được dùng diazepam khi bị kích thích và co giật, không được dùng phenothiazin vì sẽ càng làm tăng tác dụng của thuốc.
14.2. Quên liều
- Khi phát hiện quên uống thuốc, bạn cần uống ngay khi vừa nhớ ra.
- Nếu thời điểm nhớ ra gần với thời gian uống liều kế tiếp, bạn nên bỏ qua đề đã quên và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không dùng 2 liều ở thời điểm gần sát nhau.
Tham khảo thêm một số thuốc tiêu hóa khác:
Minh –
Uống Simacone không còn cảm giác đầy hơi nữa.