Mô tả
Thuốc Thiazifar 25mg là gì? Thiazifar với thành phần hoạt chất chính là Hydroclorothiazide có tác dụng lợi tiểu hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc online ITP Pharma tìm hiểu thêm thông tin về thuốc Thiazifar.
1, Thiazifar 25mg là thuốc gì?
Thiazifar là thuốc bán theo đơn, thuộc nhóm thuốc lợi tiểu. Thuốc với thành phần hoạt chất chính là Hydroclorothiazide có công dụng lợi tiểu, tăng khối lượng nước tiểu hiệu quả.
Thiazifar được sản xuất tại Việt Nam bởi công ty cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic. Công ty có nhà máy với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại ứng dụng công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP). Thuốc Thiazifar được kiểm tra nghiêm ngặt và đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chất lượng trước khi được đem tiêu thụ trên thị trường. Hiện nay, Thiazifar đã có mặt trên thị trường dược phẩm Việt Nam với sự phê duyệt của Bộ y tế.
Số đăng ký của thuốc tại Việt Nam là: VD-2095-06.
Thuốc Thiazifar được bào chế dưới dạng viên nén. Đóng gói thành hộp 10 vỉ x 10 vỉ hoặc dạng lọ 60 viên nén Thiazifar.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ tối ưu là dưới 30 độ C.
Thời gian sử dụng là 3 năm kể từ ngày sản xuất
Mỗi viên nén Thiazifar có thành phần hoạt chất chính là Hydroclorothiazide hàm lượng 25mg. Kết hợp với các tá dược cần thiết khác, bao gồm: tinh bột ngô, povidone, talc, natri starch glycolat, lactose, vàng quinoline, đỏ erythrosine với hàm lượng vừa đủ để đóng viên nén.
2, Thành phần Hydroclorothiazide của Thiazifar có tác dụng gì?
Hydroclorothiazide là thành phần chính thuộc nhóm thuốc lợi tiểu, có tác dụng ở mức độ vừa. Thuốc tăng cường sự bài tiết ion Na+, Cl– ở ống lượn xa do ức chế sự tái hấp thu hai ion này, dẫn đến làm tăng thải trừ nước và các ion khác như K+, Mg2+ tạo tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, Hydroclorothiazide cũng tác động lên men Carbonic anhydrase làm giảm hoạt tính của nó nên kích thích làm tăng cường bài tiết ion HCO3– . Tuy nhiên tác động này thường kém nên không ảnh hưởng đến pH của nước tiểu.
Hydroclorothiazide cũng có tác dụng hạ huyết áp nếu dùng kéo dài từ 1-2 tuần. Tác dụng này do hydroclorothiazide làm giảm nồng độ ion Natri máu, giảm thể tích dịch ngoại bào dẫn đến làm giảm sức cản ngoại vi và huyết áp giảm. Tác dụng này phụ thuộc vào sự thích nghi của mạch máu trong giảm sức cản ngoại vi. Do đó, Hydroclorothiazide làm giảm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc điều trị huyết áp cao khác.
3, Thuốc Thiazifar có công dụng như thế nào?
Thiazifar được chỉ định sử dụng trong điều trị huyết áp cao và phù các loại, bao gồm: phù tim, phù thận, phù gan và phù do các nguyên nhân khác.
4, Thuốc Thiazifar Hydroclorothiazid 25mg sử dụng như thế nào cho hợp lý?
Liều dùng: tùy thuộc vào đối tượng sử dụng, mục đích điều trị và đáp ứng với thuốc khác nhau mà lựa chọn liều dùng sao cho phù hợp.
Liều khuyến cáo:
- Người lớn:
- Điều trị huyết áp cao: liều duy trì 25mg/ ngày, uống một lần hoặc chia thành 2 lần trong ngày. Trong trường hợp cần thiết, tăng liều đến 50-100mg/ ngày.
- Điều trị phù: liều duy trì 25mg/ ngày, dùng 1 lần hoặc chia thành 2 lần trong ngày. Trong trường hợp cần thiết, tăng liều lên đến 25-200mg/ ngày.
- Trẻ em 2-12 tuổi: dùng liều từ 37,5- 100mg/ ngày, dùng 1 lần hoặc chia thành 2 lần trong ngày.
- Trẻ em dưới 2 tuổi: liều từ 12,5- 37,5mg/ ngày, dùng 1 lần hoặc chia thành 2 lần trong ngày.
Cách dùng:
Thuốc Thiazifar dạng viên nén nên đường uống là đường dùng thích hợp nhất. Thuốc nên được uống với nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng các loại chất lỏng khác như sữa, nước hoa quả, rượu,.. để uống thuốc vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng và quá trình hấp thu thuốc. Uống nguyên viên thuốc, không bẻ, nhai hay nghiền viên trước khi uống.
5, Thuốc Thiazifar có thể sử dụng cho phụ nữ có thai không?
Phụ nữ có thai: Hydroclorothiazide được chứng minh là không an toàn đối phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Phụ nữ đang cho con bú: Hydroclorothiazide có khả năng khuếch tán vào sữa mẹ với nồng độ nhất định nên thận trọng khi sử dụng Thiazifar cho phụ nữ đang cho con bú. Chỉ sử dụng trong các trường hợp cần thiết, tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng hoặc ngừng cho trẻ bú tạm thời khi dùng thuốc.
6, Thuốc Thiazifar có sử dụng được người lái xe và vận hành máy móc hay không?
Không có tài liệu về ảnh hưởng của Thiazifar đối với sự tập trung ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc và các hoạt động khác.
7, Thuốc Thiazifar 25mg có giá thành bao nhiêu?
Thuốc Thiazifar có giá thành niêm yết bởi nhà sản xuất là 30.000VNĐ/ hộp 100 viên nén. Tuy nhiên giá thành của sản phẩm có sự dao động nhẹ giữa các nhà thuốc và quầy thuốc tại các khu vực khác nhau.
Hiện nay, Thiazifar đã có mặt trên kệ thuốc của Nhà thuốc online ITP Pharma với giá thành công khai. Bạn có thể truy cập vào website của nhà thuốc để tham khảo giá trước khi mua thuốc.
8, Thuốc Thiazifar có thể mua ở đâu?
Thuốc Thiazifar là sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm Dược liệu Pharmedic- Việt Nam đã được Bộ y tế phê duyệt về chất lượng và cấp giấy phép lưu hành trên toàn thị trường dược phẩm. Thuốc hiện đang được bày bán và phân phối bởi các cơ sở bán lẻ trên toàn quốc.
9, Chống chỉ định của Thiazifar
Chống chỉ định sử dụng Thiazifar trên các đối tượng bị dị ứng với Hydroclorothiazide hoặc các dẫn chất sulfonamid hay mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Không sử dụng trên các bệnh nhân bị suy gan, suy thận mức độ nặng.
10, Những tác dụng không mong muốn của Thiazifar
Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng Thiazifar:
Thường gặp:
- Giảm nồng độ kali máu quá mức khi dùng liều cao, ảnh hưởng phụ thuộc vào liều. Phản ứng phụ này giảm khi dùng ở liều tối thiểu, 12,5mg/ ngày.
- Toàn thân: mỏi mắt, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
- Máu: tăng acid uric máu, tăng glucose máu, lipid máu.
Ít gặp:
- Tim mạch: hạ huyết áp tư thế; loạn nhịp tim
- Trên tiêu hóa: buồn nôn; nôn; chán ăn, rối loạn tiêu hóa, co thắt ruột.
- Máu: thiếu máu tan huyết, tăng calci huyết, hạ natri máu, magie, giảm Clo máu, phosphat huyết.
- Mẫn cảm: phát ban, mày đay, ngứa, mẩn đỏ.
Hiếm gặp:
- Dị ứng: phản ứng phản vệ, sốt, khó thở,
- Máu: giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết.
- Da: ban xuất huyết, vàng da ứ mật,
- Khác: rối loạn giấc ngủ, dị cảm, trầm cảm, viêm mạch, viêm tụy, gout tiềm tàng, viêm phổi, phù phổi, liệt dương, viêm thận kẽ, mờ mắt.
Nếu trên bệnh nhân sử dụng Thiazifar xuất hiện bất kỳ phản ứng phụ nào ngoài các triệu chứng nêu trên thì cần báo cáo ngay với nhân viên y tế. Điều này có ý nghĩa trong việc hoàn thiện nghiên cứu tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng.
11, Những gì cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Thiazifar?
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc Thiazifar về liều dùng, cách dùng, thận trọng hoặc tham khảo sự tư vấn của thầy thuốc trước khi dùng để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Thiazifar trên các đối tượng bị rối loạn chất điện giải vì thuốc có thể làm tăng tình trạng rối loạn này.
Chú ý khi sử dụng Thiazifar trên người bệnh sau khi cắt bỏ thần kinh giao cảm do thuốc bị tăng tác dụng hạ áp trên các đối tượng này.
Lưu trữ thuốc tại vị trí an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Chú ý thận trọng khi sử dụng Thiazifar trên phụ nữ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ và phụ nữ đang cho con bú. Tham khảo sự tư vấn của thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Trước khi sử dụng thuốc cần kiểm tra chắc chắn rằng thuốc còn trong thời gian sử dụng, không sử dụng thuốc đã hết hạn. Kiểm tra tính chất cảm quan của viên nén Thiazifar về màu sắc, mùi vị, tính nguyên vẹn trước khi dùng để đảm bảo thuốc còn dùng tốt.
12, Dược động học
Thuốc Thiazifar hấp thu tốt và nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng đường uống đạt được khoảng 65-75%. Thời gian để nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa là từ 9,5-13 giờ. Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng không chuyển hóa và có khả năng khuếch tán vào sữa mẹ với nồng độ nhỏ.
13, Tương tác thuốc
- Lithi bị tăng độc tính khi sử dụng phối hợp với Thiazifar nên tránh dùng chung hai thuốc với nhau.
- Thuốc lợi tiểu Hydroclorothiazide làm tăng độc tính của thuốc trợ tim glycosid và tăng độc tính trên thận của các thuốc kháng viêm NSAIDs. Tránh phối hợp các thuốc với nhau để hạn chế tương tác này.
- Thuốc hạ huyết áp bị tăng tác dụng khi dùng chung với Thiazifar nên cần hiệu chỉnh liều của thuốc trước khi dùng.
- Tăng tác dụng thải trừ kali niệu của Thiazifar khi kết hợp với các thuốc kháng viêm corticoid và salbutamol.
Để tránh các tương tác bất lợi của thuốc trong quá trình sử dụng. Người dùng cần báo cáo với thầy thuốc về bất kì loại thuốc nào đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trước khi dùng Thiazifar, kể cả các loại vitamin, khoáng chất và các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác.
14, Xử trí như thế nào khi quá liều thuốc Thiazifar 25mg?
Các triệu chứng nhận biết khi sử dụng quá liều thuốc được báo cáo trên lâm sàng gồm rối loạn chất điện giải, loạn nhịp tim trên người đang dùng thuốc trợ tim digitalis.
Xử trí: chuyển bệnh nhân đến cơ sở có khả năng cấp cứu để được chăm sóc kịp thời và điều trị hỗ trợ phù hợp nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc lợi tiểu Thiazifar mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng nội dung trên hữu ích đối với bạn giúp hỗ trợ bạn trong việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý hơn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy truy cập vào trang web của Nhà thuốc online ITP Pharma để được hỗ trợ và giúp đỡ tận tình.
Xem thêm thuốc có cùng tác dụng khác:
Thuốc lợi tiểu quai – Furosemid
Thuốc Mezathion 25mg là thuốc gì? Công dụng, Cách dùng, Giá bao nhiêu
thuanthien –
Thuốc Thiazifar dùng tốt, nhân viên trả lời tận tình