Thuốc Mezathion 25mg là thuốc gì? Công dụng, Cách dùng, Giá bao nhiêu

Ngày viết:
Mezathion
Mezathion
5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc Mezathion là gì?

Thuốc Mezathion là thuốc kê đơn có thành phần chính là Spironolactone thuộc nhóm thuốc lợi tiểu giữ kali và được bào chế dưới dạng viên nén. Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây, với số đăng ký: VD-25178-16.

Thành phần có trong 1 viên nén Mezathion 25mg:

  • Spironolacton với hàm lượng 25mg
  • Các Tá dược khác vừa đủ 1 viên
  • Tá dược bao gồm: Crospovidone, bột talc, cellactose 80, microcrystalline cellulose, magnesium stearat.

Công dụng của thuốc Mezathion 25mg

Mezathion là thuốc lợi tiểu hỗ trợ điều trị trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mắc hội chứng tăng aldosteron huyết nguyên phát hoặc thứ phát.
  • Bệnh nhân có tình trạng phù nề do một số bệnh lý như suy tim mạn, suy tim có sung huyết hay phù do xơ gan cổ trướng.
  • Bệnh nhân mắc hội chứng thận hư đã được điều trị kết hợp với chế độ ăn phù hợp, hạn chế dùng nước và muối hoặc đã sử dụng các thuốc lợi tiểu khác nhưng vẫn không đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Hỗ trợ điều trị ở bệnh nhân cao huyết áp vô căn có liên quan đến rối loạn hệ Renin Angiotensin Aldosteron, đặc biệt trong trường hợp nồng độ kali trong máu giảm nhiều.
  • Điều trị và phòng ngừa tình trạng nồng độ kali trong máu giảm ở bệnh nhân đang sử dụng digitalis hoặc bệnh nhân đã thất bại với những liệu pháp điều trị khác.
Hình ảnh hộp thuốc Mezathion
Hình ảnh hộp thuốc Mezathion

Thành phần của thuốc Mezathion có tác dụng gì?

Dược chất chính của thuốc Mezathion là Spironolactone.

Cơ chế hoạt động của Spironolacton:

Spironolactone là một steroid có cấu trúc giống aldosteron (là hormon được sản xuất tại vỏ thượng thận, có chức năng điều hòa nồng độ các ion natri và kali trong máu và giữ cho huyết áp ở mức ổn định ). Spironolacton sau khi vào cơ thể được chuyển hóa thành 7- α- thiomethyl spironolacton và canrenone. Cả 3 đều có tác dụng kháng mineralocorticoid, ức chế cạnh tranh với aldosteron và các mineralocorticoid khác, phát huy tác dụng chủ yếu ở ống lượn xa. Nồng độ aldosteron trong máu giảm, làm tăng thải natri và nước qua nước tiểu, thể tích máu giảm đi giúp huyết áp trở về mức an toàn. Đồng thời các ion kali K+, amoni (NH4+), H+ được giữ lại làm cơ thể giảm khả năng tích trữ nước. Mức độ lợi tiểu tùy thuộc mức aldosteron trong máu của bệnh nhân.

Chỉ định của Mezathion 25mg

Mezathion là thuốc kê đơn thường phối hợp với các thuốc lợi tiểu khác được dùng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng phù do tăng quá mức aldosteron (các trường hợp phù vô căn, phù do xơ gan cổ trướng, hay phù trong hội chứng thận hư, suy tim mạn, suy tim sung huyết).
  • Bệnh nhân có tình trạng phù nề do một số bệnh lý như suy tim mạn, suy tim có sung huyết hay phù do xơ gan cổ trướng.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp.
  • Bệnh nhân mắc suy tim sung huyết.
  • Các bệnh lý liên quan đến tăng aldosteron nguyên phát như:

+ Điều trị trước khi phẫu thuật tăng aldosteron tiên phát.

+ Điều trị lâu dài cho  bệnh nhân bị adenoma tuyến thượng thận (bệnh lý gây ra do nồng độ aldosteron tiết ra ít hơn mức bình thường) nhưng không phẫu thuật

+ Tăng aldosteron vô căn (do tăng sản tuyến thượng thận).

Hình ảnh vỉ thuốc Mezathion
Hình ảnh vỉ thuốc Mezathion

Cách sử dụng thuốc Mezathion

Liều dùng

Liều dùng và thời gian dùng thuốc ở mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ điều trị.

Liều dùng thông thường như sau:

Ở Người lớn:

  • Phù: Liều ban đầu thông thường: 100mg/ ngày uống 1 lần hoặc chia thành nhiều liều nhỏ. Liều dao động từ 25-200 mg/ ngày. Sử dụng ít nhất 5 ngày nếu chỉ dùng đơn độc.
  • Nếu cơ thể có đáp ứng tốt với thuốc, có thể điều chỉnh liều để đạt được liều tối ưu hoặc liều duy trì. Nếu sau 5 ngày điều trị đáp ứng không tốt, có thể cân nhắc kết hợp thêm một lợi tiểu thiazid hoặc lợi tiểu quai. Liều spironolacton giữ nguyên khi phối hợp với lợi tiểu khác.
  • Suy tim sung huyết: Kết hợp 1 thuốc ức chế men chuyển ACEI và một thuốc lợi tiểu quai (có thể kết hợp thêm glycosid tim hoặc không), liều ban đầu của spironolacton là ½- 1 viên/ ngày. Đối với bệnh nhân có biểu hiện suy tim tiến triển và không có tăng kali huyết (nồng độ kali huyết 5,0 mEq/ lít) có thể tăng liều tới 2 viên/ ngày sau 8 tuần điều trị. Khi nồng độ kali trong máu vượt mức, nên giảm liều spironolacton xuống 25mg, uống cách ngày, có thể cân nhắc đổi loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tăng huyết áp: Liều ban đầu uống 1-2 viên/ ngày, uống 1-2 lần/ ngày, sử dụng trong ít nhất 2 tuần; liều duy trì nên điều chỉnh tùy thuộc tình trạng bệnh lý ở mỗi bệnh nhân. Nhưng hiện nay ít được dùng để điều trị tăng huyết áp.

Tăng aldosteron tiên pháp:

  • Sử dụng spironolacton để chẩn đoán bệnh nhân có phải là tăng aldosteron tiên phát hay không: Cho bệnh nhân uống 400mg/ ngày, dùng trong 4 ngày. Nếu nồng độ kali trong máu tăng trong thời gian dùng nhưng giảm khi ngừng thuốc, có thể coi là có tăng aldosteron tiên phát.
  • Sau khi đã được chẩn đoán là tăng aldosteron tiên phát: 100-400mg/ ngày, chia 2-4 lần, điều trị ngắn ngày trước khi phẫu thuật.
  • Nếu người bệnh không được chỉ định phẫu thuật: liều ban đầu 400mg/ ngày, liều duy trì 100-300mg/ ngày (Dùng liều thấp nhất có hiệu quả nếu điều trị duy trì trong thời gian dài).
  • Giảm kali huyết (do điều trị bằng các loại thuốc lợi tiểu khác gây giảm kali hoặc khi cơ thể không được cung cấp đủ kali): dùng liều 25-100mg / ngày.

Ở trẻ em:

  • Trẻ sơ sinh: uống 1-2mg/ kg/ ngày, chia 1-2 lần mỗi ngày.
  • Từ 1 tháng đến 12 tuổi: uống 1-3mg/ kg/ ngày, chia 1-2 lần mỗi ngày.
  • Từ 12- 18 tuổi: 50-100mg/ ngày, chia 1-2 lần mỗi ngày.
  • Sau 5 ngày sử dụng, liều nên được điều chỉnh.

Ở người cao tuổi:

  • Liều ban đầu 12,5-50mg/ ngày, uống 1-2 lần, khi cần có thể hiệu chỉnh liều tăng dần lên đến 25-50mg thay đổi mỗi 5 ngày 1 lần.
  • Với bệnh nhân suy thận nên điều chỉnh liều.

Cách dùng

Uống thuốc đủ liều theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Nên sử dụng thuốc với thức ăn (uống trong hoặc sau bữa ăn) để giảm kích ứng dạ dày và tăng khả năng hấp thu thuốc.
  • Với đối tượng sử dụng là trẻ em thì có thể nghiền nhỏ viên thuốc, pha với siro hoa quả để uống nhằm che giấu mùi vị khó chịu của dược chất.
  • Phải áp dụng chế độ ăn hằng ngày chứa ít kali để giữ nồng độ ion kali trong máu ổn định.
Mezathion bào chế dạng viên nén
Mezathion bào chế dạng viên nén

Thuốc Mezathion có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?

Đối với phụ nữ mang thai xuất hiện triệu chứng phù do nhiễm độc thai nghén thì mezathion không phòng được và cũng không được chỉ định để điều trị. Thuốc gây ra tác dụng phụ làm giảm tưới máu cho thai thi.

Đối với phụ nữ mang thai xuất hiện triệu chứng phù do mắc các bệnh lý tim mạch thì mezathion có thể được sử dụng tuy nhiên cần tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả người mẹ và thai nhi.

Trường hợp phụ nữ cho con bú thì nên tạm ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Thuốc Mezathion có giá bao nhiêu?

Thuốc Mezathion có giá khoảng 1420 đồng/ 1 viên. Mỗi hộp gồm 6 vỉ, mỗi 1 vỉ có 10 viên.

Thuốc Mezathion có thể mua ở đâu ở Hà Nội, TPHCM?

Thuốc Mezathion có bán ở tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc. Độc giả nếu có nhu cầu mua nên tìm đến các nhà thuốc uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Chống chỉ định

  • Chống chỉ định với các trường hợp mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý như suy thận cấp, suy thận nặng, vô niệu, tăng kali huyết, giảm natri huyết.
  • Bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh hoặc nồng độ nitơ trong máu cao hơn gấp 2 lần bình thường.
  • Chống chỉ định ở phụ nữ mang thai trừ khi bị bệnh tim.

Tác dụng phụ của thuốc Mezathion

  • Thuốc có thể gây ra một vài vài tác dụng phụ, nhưng những tác dụng này không làm thay đổi liều dùng trong ngày cũng như liệu trình điều trị của thuốc. Nguy cơ xảy ra tác tác dụng phụ thấp khi dùng liều thấp hơn 100 mg.
  • Chất kháng aldosteron như spironolacton có tác dụng phụ thường gặp gặp nhất là to vú ở đàn ông, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn sinh dục nam do tăng nồng độ prolactin nhưng thường hồi phục sau điều trị.
  • Tác dụng phụ thường gặp nhất là tăng nồng độ kali trong máu, đặc biệt ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Thường gặp, ADR >1/100

 

– Tác dụng phụ toàn thân: người mệt mỏi, ngủ gật, nhức đầu, suy giảm chức năng sinh lý.

-Tác dụng phụ trên hệ nội tiết: Tăng nồng độ prolactin trong máu, to vú ở nam giới, rối loạn tiết sữa, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh.

-Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Đi ngoài, nôn, buồn nôn.

 

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

 

– Tác dụng phụ cho da: Phát ban đỏ, ban ngoài da, nổi mề đay.

– Ảnh hưởng đến chuyển hóa: Tăng nồng độ kali, giảm nồng độ natri trong máu.

– Ảnh hưởng lên hệ thần kinh: Gây chuột rút/ co thắt cơ, dị cảm.

– Ảnh hưởng đến hệ tiết niệu: Tăng nồng độ creatinin trong huyết thanh.

 

Hiếm gặp, ADR <1/1000

 

– Gây các bất thường về máu như giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

 

 

Khi gặp phải các tác dụng phụ được đề cập ở trên, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn để có cách xử trí đúng đắn.

Lưu ý khi sử dụng

  • Thuốc có thể gây mệt mỏi, đau đầu, ngủ gà ngủ gật nên cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc ở người lái xe và vận hành máy móc.
  • Tình trạng nhiễm toan chuyển hóa do nồng độ clo trong máu tăng (thường đi kèm với tăng nồng độ kali) khi sử dụng thuốc thường xảy ra ở người có chức năng gan, thận suy giảm, người cao tuổi, người mắc bệnh đái tháo đường. Vì thế nên định kỳ kiểm tra giám sát nồng độ các chất điện giải trong máu kết hợp với chế độ ăn ít kali hoặc các chế phẩm, thức uống, các loại thuốc khác gây tăng kali huyết.

Dược động học

  • Hấp thu: Spironolactone được hấp thu ở đường tiêu hóa. Thuốc có sinh khả dụng khá cao (trên 90% so với sinh khả dụng của dung dịch spironolacton trong polyethylene glycol 400).
  • Phân bố: Sau khi uống thì thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu khoảng 1 giờ. Spironolactone phân bố trong cơ thể bằng cách liên kết với protein, phức hợp spironolacton-protein chiếm tỉ lệ khoảng 90%. Spironolacton và các chất chuyển hóa của nó có khả năng qua được hàng rào nhau thai, ảnh hưởng đến mức độ tưới máu cho thai nhi. Có canrenone vào sữa mẹ nhưng với hàm lượng rất thấp.
  • Chuyển hóa: Spironolactone được chuyển hóa với tốc độ khá nhanh và mạnh thành các chất chuyển hóa bao gồm canrenone và 7- α- thiomethyl spironolactone, hoạt tính dược lý của cả 2 kém nhiều so với thuốc gốc.
  • Bài tiết: Thời gian thuốc tồn tại trong cơ thể khá lâu, sau tối thiểu 8 giờ sử dụng vẫn có thể đo được nồng độ spironolactone. Nửa đời thải trừ của Spironolacton trung bình từ 1,3 đến 2 giờ, của 7- α- thiomethyl spironolactone là khoảng 2,8 giờ, của canrenone khoảng 13 đến 24 giờ.
  • Spironolacton và các chất chuyển hóa của nó phần lớn được bài tiết khỏi cơ thể qua nước tiểu, phần nhỏ qua mật và thải theo phân.
Mezathion sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp
Mezathion sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp

Tương tác thuốc

Sử dụng thuốc đồng thời với một vài loại thuốc sau đây có thể xảy ra tương tác thuốc:

  • Sử dụng đồng thời spironolacton với các thuốc ức chế men chuyển hay các thuốc có chứa kali khác có thể làm nồng độ kali trong máu tăng quá mức cho phép, đe dọa tính mạng, đặc biệt ở người có suy thận.
  • Thuốc làm giảm tác dụng của các thuốc chống đông như coumarin, heparin hay các dẫn chất indandion.
  • Spironolacton làm giảm tác dụng của quinidin và các thuốc kích thích giao cảm thụ thể alpha, thuốc kích thích beta giao cảm.
  • Các thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin làm giảm hoặc mất tác dụng chống tăng huyết áp của spironolacton.
  • Sử dụng đồng thời lithi và spironolacton có thể dẫn đến ngộ độc lithi, do không bài tiết lithi ra khỏi cơ thể được.
  • Thời gian tồn tại của các thuốc như Digoxin và các glycosid tim kéo dài gây nguy hiểm khi dùng đồng thời với spironolacton.
  • Dùng đồng thời spironolacton với carbenoxolon có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày.
  • Spironolacton tương tác với tacrolimus làm tăng tác dụng của tacrolimus.
  • Spironolacton sử dụng cùng ethanol làm tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng.
  • Dùng đồng thời spironolacton với cam thảo tự nhiên (do có hoạt tính mineralocorticoid), làm giảm hiệu quả chống tăng huyết áp của spironolacton.

Xử trí quá liều

Quá liều: Biểu hiện: Bệnh nhân có biểu hiện như lo lắng, giảm trí nhớ, yếu cơ, khó thở.

Xử lý:

  • Loại bỏ lượng thuốc còn sót lại chưa được hấp thu ở ống tiêu hóa bằng phương pháp rửa dạ dày hoặc sử dụng than hoạt tính.Kiểm tra  các chỉ số điện giải và các chỉ số của chức năng thận.
  • Ðiều trị hỗ trợ trường hợp bệnh nhân có nồng độ kali trong máu cao quá mức và đo điện tâm đồ có sự thay đổi:
  • Dùng thuốc natri bicarbonat, calci gluconat đường tiêm tĩnh mạch.
  • Cho bệnh nhân uống nhựa trao đổi ion (natri polystyren sulfonat – thường sử dụng biệt dược Kayexalate) có tác dụng thu giữ các ion kali, làm giảm nồng độ kali trong máu.

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn