Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Hyzaar 50/12,5mg – Điều trị bệnh huyết áp cao

Thuốc Hyzaar 50/12,5mg – Điều trị bệnh huyết áp cao

(1 đánh giá của khách hàng)

265.000

Mô tả

Hiện nay trên thị trường thuốc có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh cao huyết áp. Và trong bài viết dưới đây, nhà thuốc online ITP Pharma xin giới thiệu với các bạn độc giả về thuốc Hyzaar.

1, Thuốc Hyzaar 50/12,5mg là gì?

Thuốc Hyzaar được xếp trong nhóm thuốc tim mạch. Thuốc được sản xuất bưởi dây chuyền hiện đại của Merck Sharp & Dohme (I.A) Corp. Hyzaar mang số hiệu VN-3099-07.

Thành phần trong thuốc Hyzaar bao gồm:

  • Hoạt chất Losartan Potassium có hàm lượng 50mg.
  • Hoạt chất Hydrochlorothiazide có hàm lượng 12,5mg.
  • Các tá dược vừa đủ khác.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc đóng trong 1 hộp gồm 30 viên được chia đều thành 2 vỉ.

Dạng đóng gói của thuốc
Dạng đóng gói của thuốc

2, Công dụng của thuốc Hyzaar

Thuốc Hyzaar được biết đến với công dụng chính trong việc điều trị bệnh huyết áp cao.

3, Chỉ định

Những trường hợp dưới đây được chỉ định sử dụng thuốc Hyzaar:

  • Dùng cho những bệnh nhân bị cao huyết áp.
  • Dùng cho những người cao huyết áp mà tâm thất trái bị phì đại. Giúp cho nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch hoặc tử vong vì tim mạch được giảm bớt.

4, Thành phần Losartan và Hydrochlorothiazide có tác dụng gì?

4.1. Tác dụng của Losartan

Trong nhóm thuốc kháng lại sự tăng huyết áp, Losartan là thuốc được xếp đầu tiên trong nhóm. Losartan được biết đến là một chất chống lại thụ thể angiotensin II.

Trong quá trình phản ứng nhờ enzym chuyển đổi angiotensin thì angiotensin I chuyển thành angiotensin II. Enzym chuyển đổi angiotensin có bản chất là chất co mạch nhanh. Đồng thời, enzym cũng đóng vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh của sự tăng huyết áp. Angiotensin II gây kích thích tiết hormon aldosteron của tuyến vỏ thượng thận.

Losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó đóng vai trò ngăn tác dụng co mạch và ngăn tiết hormon aldosteron của angiotensin II. Cơ chế của tác dụng trên là ngăn cản angiotensin II một cách có chọn lọc, không cho nó gắn vào thụ thể AT1.

Hình ảnh hộp thuốc
Hình ảnh hộp thuốc

4.2. Tác dụng của Hydrochlorothiazide

Hydrochlorothiazide được biết đến là thuốc lợi niệu nhóm thiazid.

Bởi vì ở ống lượn xa có cơ chế hấp thu ion natri và clorid, nên Hydrochlorothiazide làm cho sự bài niệu natri có kèm theo nước tăng lên. Thêm vào đó, quá trình bài tiết 2 ion kali và magie cũng tăng theo. Tuy nhiên bài tiết calci thì giảm.

Hydrochlorothiazide khiến cho enzym carbonic anhydrase bị giảm hoạt tính, từ đó sự bài tiết bicarbonat được tăng lên.

Hydrochlorothiazide đóng vai trò trong việc hạ huyết áp. Lý do đầu tiên liên quan đến quá trình bài niệu natri, khiến cho thể tích huyết tương lẫn dịch ngoại bào bị giảm. Lý do tiếp theo trong quá trình sử dụng thuốc, việc hạ huyết áp phụ thuộc vào độ giảm sức cản ngoại vi. Mà độ giảm này phụ thuộc vào sự thích nghi từ từ của mạch máu trước tình trạng giảm nồng độ ion natri.

5, Cách sử dụng thuốc Hyzaar

5.1. Liều dùng

Tùy thuộc vào từng đối tượng mà sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau:

  • Đối với bệnh nhân cao huyết áp:

Bình thường thì liều bắt đầu và liều duy trì: Mỗi ngày dùng 1 lần với 1 viên thuốc.

Nếu sau 3 tuần điều trị, không thấy hiệu quả thì tăng liều lên 1 ngày 1 lần với 2 viên thuốc.

  • Đối với bệnh nhân cao huyết áp mà tâm thất trái phì đại:

Bình thường đối với liều khởi đầu thì 1 ngày uống 1 lần với 50 mg Losartan.

Nếu không thấy hiệu quả thì sử dụng kết hợp giữa Losartan với 12,5 mg Hydrochlorothiazide.

5.2. Cách dùng

Vì thuốc Hyzaar được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên thuốc được sử dụng bằng đường uống. Bệnh nhân nên uống bằng nước đun sôi để nguội, tốt nhất là nước ấm.

Bệnh nhân nên uống thuốc sau bữa ăn.

Hình ảnh hộp thuốc
Hình ảnh hộp thuốc

6, Thuốc Hyzaar được dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú không?

  • Đối với phụ nữ đang mang thai:

Không nên dùng Hyzaar khi biết mình có thai. Bởi vì thuốc Hyzaar tác động vào hệ renin – angiotensin 1 cách trực tiếp, khiến cho thai nhi bị tổn thương và thậm chí là khiến thai nhi tử vong.

Mặc dù hiện nay chưa có nghiên cứu về quá trình sử dụng Hyzaar ở phụ nữ mang thai. Nhưng có nghiên cứu trên động vật, chứng minh Losartan khiến cho thai và động vật sơ sinh bị tổn thương, thậm chí có thể gây chết. Nghiên cứu cho thấy cơ chế dựa vào tác động trực tiếp vào hệ renin – angiotensin.

Với người, bắt đầu từ quý 2 của thời kỳ mang thai thì quá trình đào thải qua thận sẽ tùy thuộc vào quá trình phát triển của hệ renin – angiotensin. Vì vậy, vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ sử dụng Hyzaar sẽ làm gia tăng ảnh hưởng đối với thai nhi. Nếu trong thời gian này sử dụng thuốc gây ảnh hưởng tới hệ renin – angiotensin thì sẽ khiến cho chức năng thận của thai giảm đi. Thêm vào đó, khiến cho tỷ lệ bệnh tật và tử vong của thai và trẻ sơ sinh tăng lên. Ngoài ra, còn gây thiếu nước ối, khiến cho xương của thai bị biến dạng và có thể bị giảm sản phổi. Với trẻ sơ sinh có một số tác dụng không mong muốn sau đây: khả năng sản xương sọ giảm, vô niệu, huyết áp hạ, suy thận, thậm chí có thể tử vong.

Trong 3 tháng đầu tiên của thai dùng thuốc kháng lại sự tăng huyết áp thì nghiên cứu các dấu hiệu bất thường ở thai trong thời kỳ phơi nhiễm thuốc. Tuy nhiên, không phân biệt loại thuốc ảnh hướng tới hệ renin – angiotensin với các thuốc điều trị tăng huyết áp.

Việc điều trị phù hợp cho người mẹ mang thai bị tăng huyết áp là điều rất quan trọng, vì nó có ảnh hưởng tới cả mẹ lẫn thai nhi. Trong trường hợp không còn thuốc nào tốt hơn để thay thế thuốc tác động trực tiếp lên hệ  renin – angiotensin thì bác sĩ cần báo cho người mẹ và người nhà bệnh nhân về nguy cơ sảy thai. Lúc này, cần phải siêu âm kiểm tra môi trường nước ối. Nếu quan sát thấy có biểu hiện thiếu nước ối thì cần ngừng sử dụng thuốc Hyzaar ngay. Tuy nhiên trường hợp thuốc Hyzaar là thuốc duy nhất có thể cứu được người mẹ thì vẫn tiếp tục dùng. Xét nghiệm thai thường xuyên. Như đã biết, việc thiếu nước ối có trường hợp không biểu hiện ra ngoài cho tới khi mà thai đã tổn thương 1 thời gian dài không thể phục hồi. Đối với những trẻ sơ sinh có tiền sử phơi nhiễm thuốc Hyzaar khi còn trong tử cung có một số biểu hiện như: Huyết áp hạ, thiểu niệu, nồng độ kali huyết tăng. Với những trường hợp này cần phải theo dõi thường xuyên và chặt chẽ.

Chất Thiazid có thể thấm qua hàng rào nhau thai và có ở máu dây rốn. Với những người mẹ khỏe mạnh thì không nên sử dụng thuốc lợi niệu. Bởi nó có thể gây tác động không tốt tới cả mẹ và thai nhi.

  • Đối với phụ nữ đang trong thời gian cho con bú: Chưa có nghiên cứu chứng minh được việc Losartan có bài tiết theo sữa mẹ. Tuy nhiên, Thiazid có thể bài tiết theo sữa mẹ. Do Thiazid có tác hại tới trẻ, nên khi sử dụng người mẹ phải cân nhắc thật kỹ lưỡng giữa lợi và hại.
Dạng đóng gói của thuốc
Dạng đóng gói của thuốc

7, Thuốc Hyzaar  giá bao nhiêu?

Giá thuốc Hyzaar sẽ khác nhau tùy vào từng thời điểm, từng vùng miền và từng nhà thuốc khác nhau. Theo như nhà thuốc ITP tìm hiểu thì giá 1 hộp Hyzaar gồm 30 viên là 265.000 đồng, giá bán lẻ 1 viên là 10.000 đồng. Như vậy với mức giá vừa phải, thêm những công dụng mà thuốc Hyzaar đem lại thì đây sẽ là sự lựa chọn cho nhiều người. Tuy nhiên, với 1 số người thì mức giá này hơi cao thì có thể tìm những thuốc tác dụng tương tự và có giá thành rẻ hơn.

8, Thuốc Hyzaar có thể mua ở đâu?

Trên thị trường thuốc Việt Nam hiện nay thì thuốc Hyzaar đang được lưu hành rất rộng rãi.

Khách hàng có thể tìm tới các nhà thuốc, các đại lý thuốc, các cơ sở y tế để tìm mua và được tư vấn bởi các dược sĩ. Khách hàng có thể tham khảo một số nhà thuốc trên toàn quốc sau đây:

  • Nhà thuốc SUMO.
  • Nhà thuốc Pharmacity.
  • Hệ thống siêu thị thuốc Việt.
  • Siêu thị thuốc Omega 3.
  • Nhà thuốc 365.
  • Một số nhà thuốc khác .

Với thời đại đang rất phát triển việc mua – bán hàng qua mạng thì khách hàng có thể ngồi tại nhà và đặt hàng online. Ví dụ như mua trên các nhà thuốc online, các trang mạng hay các ứng dụng mua sắm trên di động như Shopee, Lazada, … Khách hàng có thể tham khảo một số nhà thuốc online uy tín sau đây:

  • Nhà thuốc Lưu Anh.
  • Nhà thuốc Cần Khang.
  • Trung tâm thuốc Central Pharmacy.

Bên cạnh những cơ sở bán thuốc uy tín và chất lượng, thì nhiều nơi lại vì lợi nhuận mà bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì thế, khách hàng phải thận trọng trong việc tìm mua, cũng như sử dụng thuốc.

9, Chống chỉ định

Những trường hợp sau đây được các bác sĩ, các dược sĩ hay các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sử dụng:

  • Người bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với Losartan Potassium, Hydrochlorothiazide và bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc Hyzaar.
  • Người bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với dẫn chất của sulfonamid.
  • Bệnh nhân bị mắc chứng vô niệu.
  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan và thận nặng.
Hình ảnh vỉ thuốc
Hình ảnh vỉ thuốc

10, Tác dụng phụ của thuốc Hyzaar

Trong quá trình sử dụng thuốc Hyzaar thì sẽ xảy ra một số tác dụng không mong muốn sau đây:

  • Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Phù. Đau ngực. Suy nhược cơ thể. Sốt.
  • Đối với máu: Thiếu máu, thiếu máu tán huyết, thiếu máu bất sản. Số lượng của tiểu cầu và bạch cầu giảm. Thậm chí, người bệnh có thể mắc chứng mất bạch cầu hạt.
  • Đối với hệ miễn dịch: Xảy ra phản ứng phản vệ, phù thanh quản hoặc phù thanh môn gây khó thở, phù mặt hoặc phù môi hoặc phù họng.
  • Đối với sự chuyển hóa và dinh dưỡng: Lười ăn. Đường huyết và acid uric máu tăng. Nồng độ natri máu và kali máu bị giảm.
  • Đối với tâm thần: Gây hiện tượng mất ngủ.
  • Đối với hệ thần kinh: Nhức đầu, nửa đầu bị đau. Vị giác bị rối loạn.
  • Đối với mắt: Mắc triệu chứng thấy sắc vàng. Nhìn thì bị mờ thoáng qua.
  • Đối với tim: Mạch nhanh và nhịp tim nhanh.
  • Đối với hệ mạch: Huyết áp giảm. Viêm mao mạch hoại tử.
  • Đối với hệ hô hấp: Ho. Viêm họng hoặc viêm xoang. Sung huyết mũi. Đường hô hấp trên bị nhiễm trùng. Có thể bị suy hô hấp, gồm có phù phổi và viêm phổi kẽ.
  • Đối với hệ tiêu hóa: Đau bụng, co thắt, dạ dày bị kích ứng. Tiêu chảy, khó tiêu, táo bón. Buồn nôn và nôn. Tuyến nước bọt hoặc tụy bị viêm.
  • Đối với gan và mật: Viêm gan. Vàng da do bị ứ mật ở tại gan.
  • Đối với da, kể cả các mô dưới da: Phát ban, phát ban xuất huyết, lupus ban đỏ. Lớp biểu bì bị hoại tử độc tính. Ngứa, nổi mề đay. Dị ứng với ánh sáng.
  • Đối với hệ cơ – xương: Cơ co cứng, chuột rút. Đau cơ, đau khớp, đau lưng.
  • Đối với hệ tiết niệu: Glucose niệu. Viêm thận kẽ, rối loạn hoặc suy giảm chức năng thận.
  • Đối với hệ sinh dục: Rối loạn cương dương hoặc liệt dương.

11, Lưu ý khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng thuốc Hyzaar thì cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Tránh xa tầm tay của trẻ em, không để trẻ lấy nghịch hoặc uống phải.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào.
  • Trong quá trình điều trị thì cần phải kiểm tra chức năng thận thường xuyên.
  • Trong thời gian mang thai và cho con bú thì không nên sử dụng thuốc Hyzaar.

12, Dược động học

Hấp thu:

  • Losartan: Được hấp thu theo đường uống rất tốt. Độ sinh khả dụng đạt được khoảng 33%.
  • Hydrochlorothiazide: Thuốc được hấp thu khá nhanh theo đường uống, chiếm khoảng 65% đến 75% liều sử dụng. Tuy nhiên, đối với người bị suy tim thì khả năng hấp thu sẽ kém hơn.

Phân bố:

  • Losartan: Chất chuyển hóa của Losartan có hoạt tính và Losartan đều có khả năng liên kết cao với protein huyết tương, đa phần liên kết albumin. 2 chất này đều không thấm qua hàng rào máu não. Losartan có thể tích phân bố khoảng 34 lít. Còn thể tích phân bố của chất chuyển hóa có hoạt tính là 12 lít.
  • Hydrochlorothiazide: Được tích lũy ở trong hồng cầu. Hydrochlorothiazide thấm qua được hàng rào nhau thai. Cho nên trong thai nhi, nồng độ và mật độ phân bố của hoạt chất này chiếm tỉ lệ cao.

Chuyển hóa:

Losartan: Chuyển hóa bước thứ nhất của Losartan là nhờ enzym cytocrom P450 tại gan. Có tầm 14% liều đã sử dụng sẽ được chuyển hóa thành chất chuyển hóa có hoạt tính. Chất chuyển hóa này có vai trò quan trọng trong việc đối kháng lại thụ thể angiotensin II.

Thải trừ:

  • Losartan: Được đào thải qua con đường nước tiểu. Khi đi qua thận thì độ thanh thải của Losartan là 75 ml/ phút, còn của chất chuyển hóa là 25 ml/ phút.
  • Hydrochlorothiazide: Phần lớn sẽ được thải trừ qua thận và chủ yếu sẽ đào thải ở dạng không chuyển hóa. Thời gian bán thải kéo dài trong khoảng thời gian từ 9,5 giờ đến 13 giờ. Tuy nhiên đối với bệnh nhân suy thận thì thời gian bán thải dài hơn, nên điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
Hình ảnh viên thuốc
Hình ảnh viên thuốc

13, Tương tác thuốc

Losartan

  • Trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng thì chưa xảy ra quá trình tương tác thuốc với các chất sau đây: Digoxin, Hydrochlorothiazide, Ketoconazol, Cimetidin, Phenobarbital, Warfarin, Erythromycin. Với các chất chuyển hóa có hoạt tính của fluconazol và rifampin đã có nghiên cứu thấy rằng Losartan làm giảm mức độ của chúng. Tuy nhiên, tất cả đều chưa được đánh giá tương tác trên lâm sàng 1 cách rõ ràng.
  • Tăng kali huyết thanh nếu dùng kết hợp với các thuốc lợi niệu giữ kali; hay các thuốc bổ sung kali; hay các chất thế muối có chứa kali. Các thuốc lợi niệu giữ kali nói trên gồm triamteren, spironolacton và amiloride.
  • Dùng kết hợp với muối lithium thì cần phải theo dõi chặt chẽ lượng lithium có trong huyết thanh. Bởi vì, Losartan làm giảm sự bài tiết lithium.

Hydrochlorothiazide

  • Kết hợp với các thuốc gây nghiện, alcohol và barbiturat làm tăng tác dụng phụ hạ huyết áp ở tư thế đứng.
  • Kết hợp với các thuốc hạ đường huyết thì liều lượng thuốc hạ huyết áp phải điều chỉnh cho phù hợp.
  • Kết hợp với cholestyramine và nhựa colestipol sẽ khiến cho việc hấp thu Hydrochlorothiazide kém đi.
  • Kết hợp với ACTH và corticoid làm cho sự mất điện giải tăng lên, điển hình là kali máu giảm.
  • Kết hợp với các amin gây co mạch thì khiến cho quá trình đáp ứng với amin co mạch giảm đi. Tuy nhiên, tương tác thuốc này chưa có chứng cứ rõ ràng để ngừng sử dụng.
  • Kết hợp với Tubocurarine thì có thể khiến đáp ứng với thuốc giãn cơ tăng lên.
  • Không nên kết hợp với Lithium. Bởi vì, Hydrochlorothiazide làm độ thanh thải lithium ở thận giảm đi và nguy cơ tạo độc tính của lithium tăng lên.

14, Xử lý khi quá liều, quên liều

14.1. Quá liều

Khi bệnh nhân phát hiện mình sử dụng quá liều thì ngừng dùng thuốc ngay lập tức. Lúc này, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cách xử lý và được theo dõi tình trạng sức khỏe.

Nếu có những biểu hiện gây nguy hiểm thì người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay các trung tâm y tế gần nhất hoặc gọi cho trung tâm cấp cứu 115 để kịp thời cứu chữa. Người nhà cần khai báo cho bác sĩ đầy đủ thông tin và liều lượng thuốc mà người bệnh đã sử dụng. Để cho các bác sĩ có những liệu pháp chữa trị cho phù hợp.

Để tránh trường hợp sử dụng quá liều lượng cho phép, trước khi uống thuốc bệnh nhân cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng và tờ kê đơn của bác sĩ.

14.2. Quên liều

Nếu thời điểm phát hiện quên liều cách thời điểm cần uống liều trước đó từ 1 giờ đến 2 giờ thì bệnh nhân cần uống thuốc càng sớm càng tốt.

Nếu thời điểm phát hiện quên liều gần với thời điểm uống liều kế tiếp thì bệnh nhân bỏ qua liều trước đó và uống liều tiếp theo như bình thường.

Nghiêm cấm tuyệt đối những trường hợp sử dụng gấp đôi liều để bù liều đã quên.

Để tránh trường hợp quên liều thì người bệnh nên cố định thời gian uống thuốc.

Xem thêm:

Dipsope – Điều trị tăng huyết áp, dự phòng đau thắt ngực hiệu quả

Thuốc Kavasdin – Điều trị cao huyết áp, dự phòng cơn đau thắt ngực

1 đánh giá cho Thuốc Hyzaar 50/12,5mg – Điều trị bệnh huyết áp cao

  1. Thảo

    Mua nhiều lần rồi mà hôm nay mới đánh giá

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới