Mô tả
Ibrafen là thuốc điều trị bệnh gì? Có thành phần gì? Tác dụng cụ thể của nó như thế nào? Mua ở đâu? Đang là những câu hỏi được khá nhiều bạn thắc mắc.
Ở bài viết dưới đây, nhà thuốc online ITP Pharma mong sẽ giải đáp được hầu hết thắc mắc cho bạn các thông tin về thuốc này nhé.
Thuốc Ibrafen là gì?
Thuốc Ibrafen là một thuốc kháng viêm không steroid ( NSAIDS), có hoạt chất chính là Ibuprofen. Chất này thuộc nhóm acid propionic trong tập hợp các dẫn xuất của acid aryl carboxylic.
Thuốc Ibrafen được sản xuất và phân phối bởi công ty Dược phẩm OPV.
Dạng bào chế:
Tùy vào lứa tuổi mà Ibrafen có các dạng dùng khác nhau
• Dạng hỗn dịch uống: thuốc có hàm lượng 100mg/5ml.
• Dạng viên nén: hàm lượng 200mg hoặc 400mg
Công dụng của thuốc Ibrafen
Thuốc có một số công dụng như sau:
• Giảm đau trong các trường hợp như đau họng do cảm cúm, viêm họng, đau răng, đau nhức đầu, đau cơ, đau do bong gân.
• Hạ sốt.
Chỉ định
Đối với liều thấp:
• Hạ sốt cho trẻ em (các trường hợp sốt đơn thuần).
• Giảm đau cho các trường hợp đau nhẹ, đau vừa như đau họng, cảm cúm, đau do nhổ răng khôn, đau đầu…
Đối với liều cao:
Chữa đau xương, đau cơ, đau bụng kinh…
Thành phần Ibuprofen có tác dụng gì?
• Thành phần chính: Ibuprofen
Ibuprofen (một thuốc kháng viêm không steroid) là dẫn xuất của acid propionic có tác dụng hạ sốt, chống viêm và giảm đau.
Cơ chế tác dụng: Ibuprofen làm ức chế quá trình tổng hợp các chất trung gian hoá học gây viêm đặc biệt là prostaglandin, quá trình này diễn ra bằng cách ức chế enzym COX ( là enzym tổng hợp prostaglandin). Ngoài ra thuốc còn ngăn cản quá trình biến đổi protein làm bền vững màng lysosom (có tác dụng tiêu hóa vi khuẩn), ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới ổ viêm gây tắc mạch.
Cũng như các thuốc chống viêm không steroid khác, Ibuprofen chỉ có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa.
• Các tá dược khác.
Cách sử dụng thuốc ibrafen
Liều dùng:
Đối với dạng hỗn dịch:
• Trẻ 3-12 tháng: 2,5ml mỗi ngày, chia 3 lần uống.
• Trẻ 1-2 tuổi: 2,5ml mỗi ngày, chia 3-4 lần uống.
• Trẻ 3-7 tuổi: 5ml mỗi ngày, chia 3-4 lần uống.
• Trẻ 8-12 tuổi: 10ml mỗi ngày, chia 3-4 lần uống.
Đối với viên 200mg
• Giảm đau nhẹ và hạ sốt: Khởi đầu uống 1-2 viên (mỗi viên 200mg), và lặp lại sau 4-6h. Không được dùng vượt quá 6 viên/ngày.
• Điều trị viêm khớp: 6-9 viên/ ngày.
• Đau bụng kinh: 2 viên mỗi lần uống, ngày uống 3-4 lần
Đối với viên 400mg, thì giảm liều đi một nửa
Cách sử dụng:
Uống trực tiếp, lắc đều trước khi dùng.
Đối với những trẻ có dạ dày khỏe mạnh, nên uống lúc đói để có tác dụng tốt nhất.
Thuốc Ibrafen có sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Đối với phụ nữ có thai.
• Ở giai đoạn đoạn đầu của thai kỳ, nếu sử dụng Ibrafen thì sẽ tăng nguy cơ sảy thai, dị tật ở tim và tật nứt bụng do ức chế tổng hợp prostaglandin. Dùng liều càng cao và thời gian điều trị càng dài thì gây ảnh hưởng đến thai nhi càng lớn.
Vì vậy, không nên sử dụng Ibrafen trong giai đoạn ba tháng đầu hoặc ba tháng giữa của thai kỳ, trừ khi thật sự cần thiết. Nếu sử dụng thì nên sử dụng liều thấp nhất và liệu trình điều trị càng ngắn càng tốt.
• Trong ba tháng cuối, việc sử dụng ibrafen có thể gây các nguy cơ sau:
Với thai nhi: Nhiễm độc tim phổi, suy giảm chức năng thận.
Với người mẹ: Chảy máu kéo dài, quá trình đẻ bị kéo dài do Ibuprofen ức chế co tử cung.
Đối với phụ nữ đang cho con bú
Theo các nghiên cứu gần đây, Ibuprofen xuất hiện trong sữa mẹ với hàm lượng rất thấp, nếu có thể, nên hạn chế sử dụng.
Thuốc hạ sốt Ibrafen có giá bao nhiêu?
Tùy từng nhà thuốc thì thuốc sẽ có giá trị khác nhau. Hiện nay thuốc Ibrafen 200mg có giá 420.000Đ/ lọ /100 viên
. Vậy nên, bạn hãy liên hệ tới các bệnh viện, các nhà thuốc có giấy phép kinh doanh để được cập nhật được giá chính xác nhất.
Thuốc Ibrafen 200mg có thể mua ở đâu?
Bạn có thể mua thuốc online tại các nhà phân phối Dược phẩm nếu có giấy phép. Đối với cá nhân muốn mua trực tiếp thì Ibrafen được bán ở hầu hết các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP và các nhà thuốc bệnh viện.
Chống chỉ định
• Bệnh nhân quá mẫn với Ibuprofen, hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
• Vì aspirin có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, nên không dùng cho các bệnh nhân bị chảy máu, máu khó đông, nhất là chảy máu dạ dày, tá tràng.
• Các bệnh nhân có chức năng gan, thận bị suy giảm.
• Bệnh nhân có tiền sử dị ứng như hen suyễn, viêm mũi, mề đay.
Tác dụng phụ của thuốc Ibrafen
Khi sử dụng, có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ như:
• Rối loạn tiêu hóa: Có cảm giác buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, đại tiện máu đen, nôn ra máu, loét miệng
• Dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay…
• Tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, lâu hơn.
• Dị ứng đường hô hấp: khó thở, hen…
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, hoặc bất cứ các hiện tượng bất thường nào trên cơ thể, phải ngưng dùng thuốc và đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng
• Nên uống thuốc trước khi ăn 2-3h do thức ăn sẽ làm giảm khả năng hấp thu của thuốc
• Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 3 tháng và có cân nặng dưới 5kg.
• Tránh sử dụng Ibrafen với các thuốc NSAIDs khác do có tác dụng hiệp đồng, làm tăng nguy cơ loét và chảy máu dạ dày.
• Khi sử dụng thuốc có thể có hiện tượng đau đầu, không được tự ý tăng liều dùng của thuốc.
• Không nên dùng thuốc với rượu, vì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày, ruột.
• Thành phần Ibuprofen trong thuốc có khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận, vì vậy nên sẽ sẽ gây ra suy cơ, yếu thận do giảm dòng máu tới thận.
• Cần thận trọng khi sử dụng dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.
• Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử hoặc có nguy cơ bị dị ứng, hen suyễn.
• Với bệnh nhân không uống được, có thể dùng thuốc đặt trực tràng ở dạng viên.
• Nếu có rối loạn thị giác khi điều trị thì cần phải đi khám mắt.
Dược động học
• Hấp thu: Sau khi uống, thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết thanh sau 90p.
• Phân bố: Ibuprofen chủ yếu là liên kết với protein huyết tương, và đạt nồng độ ổn định trong hoạt dịch sau 2-8h.
• Chuyển hóa: Ibuprofen chủ yếu được chuyển hóa dưới dạng không hoạt động do không có tác dụng cảm ứng enzym.
• Thải trừ: Đào thải chủ yếu qua nước tiểu sau 24h, 10% dưới dạng không thay đổi, 90% dưới dạng liên hợp với acid glucuronic.
Tương tác thuốc
Khi sử dụng thuốc NSAIDs nói chung và thuốc có chứa Ibuprofen nói riêng với thuốc điều trị các bệnh khác, thì có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng giữa chúng.
Nên lưu ý sử dụng cho bệnh nhân đang dùng những thuốc sau:
• Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin ( giúp hạ huyết áp, giãn mạch…), thuốc chẹn kênh beta, thuốc đối kháng angiotensin II
• Glycosid trợ tim: NSAID có thể làm nặng thêm tình trạng suy tim, giảm tốc độ lọc ở cầu thận và tăng nồng độ của glycosid trợ tim ( VD: digoxin) trong huyết tương.
• Lithium: Ibuprofen có thể làm tăng nồng độ lithium trong huyết thanh khi sử dụng hai thuốc này với nhau.
• Methotrexate: Ibuprofen có thể ức chế bài tiết methotrexate ở ống thận và làm giảm đào thải methotrexate.
• Ciclosporin: Khi dùng chung với Ibuprofen thì có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thận.
• Mifepristone: Hiệu quả của thuốc có thể giảm đi do tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin của ibuprofen.
• Corticosteroid: Phải thận trọng khi dùng kết hợp Ibuprofen với corticosteroid, do có thể làm tăng tác dụng phụ, đặc biệt là loét hoặc chảy máu dạ dày ruột.
• Những thuốc chống đông: Khi kết hợp có thể làm tăng tác dụng của những thuốc chống đông.
• Acid acetylsalicylic: Cũng như với các thuốc khác có chứa NSAID, không nên dùng ibuprofen với acid acetylsalicylic/aspirin do khả năng tăng tác dụng bất lợi.
• Sulfonylurea: Khi kết hợp có thể làm tăng tác dụng của các thuốc sulfonylurea.
• Zidovudine: Sử dụng chung với Ibuprofen có nguy cơ làm tăng độc tính huyết.
• Salicylate và các thuốc ức chế chọn lọc COX 2: Do tác dụng hiệp đồng nên có thể làm tăng nguy cơ loét và chảy máu dạ dày ruột. Vì vậy nên hạn chế sử dụng đồng thời ibuprofen với các NSAID khác.
• Aminoglycosid: Ibuprofen có thể làm giảm sự đào thải của các aminoglycoside.
• Cholestyramine: Việc dùng kết hợp ibuprofen và cholestyramine thì có thể gây giảm hấp thu của ibuprofen trong đường tiêu hóa.
• Tacrolimus: Khi kết hợp với Ibrafen có thể gây tăng nguy cơ độc tính thận.
• Các thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc: Tăng nguy cơ chảy máu dạ dày ruột Khi kết hợp
• Những chiết xuất từ cây cỏ: Ginkgo biloba có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày và ruột với Ibuprofen.
• Kháng sinh nhóm Quinolon: Ibuprofen có thể gây tăng nguy cơ co giật khi kết hợp Ibuprofen với kháng sinh nhóm quinolon.
• Các thuốc ức chế CYP2C9: Nên cân nhắc giảm liều ibuprofen khi dùng phối hợp các thuốc ức chế CYP2C9, do việc kết hợp giữa chúng có thể gia tăng phơi nhiễm với ibuprofen.
Xử lý quá liều, quên liều thuốc
• Trong trường hợp quá liều: Có thể gặp các trường hợp nguy hiểm như sốc, buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi…thì người nhà bệnh nhân cần gọi ngay cho trung tâm cứu hộ 115 hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở Y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.
• Trong trường hợp quên liều: Thông thường các thuốc có thể uống lệch 1-2 giờ trong quy định, nên nếu quên thì chúng ta có thể uống bù được ngay sau đó. Nếu như thời gian quên đã quá xa thì nên đợi tới liều tiếp theo hãy uống. Lưu ý không được uống cả 2 liều một lúc để tránh quá liều.
Xem thêm:
Thu –
Thuốc Ibafen này khá hiểu quả đấy
Dược sĩ Lê Duy –
Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi về sản phẩm thuốc Ibafen cho chúng tôi