Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Gemico – Giảm đau hiệu quả

Thuốc Gemico – Giảm đau hiệu quả

(1 đánh giá của khách hàng)

720.000

Danh mục: Thương hiệu:

Mô tả

Cảm giác đau ít nhiều luôn gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh mắc phải. Trong bài biết này, Nhà thuốc online ITP Pharma xin giới thiệu đến bạn thuốc Gemico – chuyên sử dụng trong điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng như đau da chấn thương, sau phẫu thuật,..

1,Thuốc Gemico là thuốc gì?

Gemico là sản phẩm thuốc kê đơn, thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không steroid, thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp.

Gemico là thuốc xuất xứ từ Hàn Quốc và được sản xuất bởi công ty dược phẩm Kyung Dong Pharm  Co., Ltd. Công ty có hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Thuốc Gemico được sản xuất theo dây chuyền khép kín hiện đại. Mỗi lô thuốc đều được kiểm tra thường xuyên và kiểm nghiệm chất lượng đầy đủ đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người sử dụng. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Hiện tại, thuốc Gemico được đăng ký kê khai tại Việt Nam bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dược phẩm Trung Ương II CODUPHA và thuốc đã được Bộ y tế phê duyệt đầy đủ, cấp số đăng ký lưu hành rộng rãi trên thị trường dược phẩm nước ta.

Số đăng ký trên thị trường: VN-18655-15.

Thuốc Gemico được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Đóng gói thành hộp. Trên thị trường, Gemico có 2 dạng số lượng viên là hộp 10 vỉ X 10 viên (tương đương 100 viên) và hộp 5 vỉ x10 viên (tương đương 50 viên). Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thuốc mà khách hàng có thể lựa chọn dạng đóng gói riêng phù hợp.

Hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Kiểm tra chi tiết trên bao bì sản phẩm.

Mỗi viên nén bao phim Gemico có chứa thành phần hoạt chất chính là Tramadol hydroclorid hàm lượng 37.5mg; Acetaminophen (paracetamol) hàm lượng 325mg. Kết hợp với các tá dược cần thiết khác với hàm lượng vừa đủ để đóng viên nén bao phim, bao gồm Bột cellulose; bột ngô; tinh bột biến tính; povidone; bột natri glycolate; magnesium stearate; Kollicoat CS 41051 Y (Kollicoat IR, titan oid, polyethylene glycol 400, màu vàng sắt oxyd).

Hộp thuốc Gemico
Hộp thuốc Gemico

2, Thành phần chính của thuốc Gemico có tác dụng như thế nào?

Thuốc Gemico có hai hoạt chất chính gây hiệu quả là Acetaminophen và Tramadol.

Acetaminophen (paracetamol)

Acetaminophen thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs)

Acetaminophen tên hóa học là N-acetyl-p-aminophenol là sản phẩm của quá trình chuyển hóa phenacetin. Acetaminophen có hoạt tính chủ yếu là hạ sốt, giảm đau từ mức độ nhẹ đến vừa, thường được sử dụng nhiều trong điều trị để thay thế aspirin.

Acetaminophen chỉ hiệu quả trên người có thân nhiệt cao hơn bình thường hay bị sốt, không tác động hạ thân nhiệt trên người bình thường. Do thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt tại vùng dưới đồi. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình tỏa nhiệt bằng cách là gây dãn mạch và tăng lưu lượng tuần hoàn ngoại biên.

Acetaminophen còn có tác dụng giảm đau nhẹ. Tuy nhiên, Acetaminophen chỉ ức chế chọn lọc enzyme Cyclooxygenase trong quá trình tổng hợp prostaglandin của hệ thần kinh trung ương, không tác dụng toàn thân. Vì vậy, với liều điều trị, thuốc không ảnh hưởng đến tim mạch, hệ hô hấp, không gây kích ứng, xước hay xuất huyết tiêu hóa, không ảnh hưởng đến cân bằng acid-base như các thuốc Salicylat cùng nhóm khác. Acetaminophen cũng không tác động đến quá trình đông cầm máu và tạo nút tiểu cầu.

Tramadol

Tramadol là thuốc giảm đau trung ương được tổng hợp hóa học, loại opioid. Tramadol tác động giảm đau giống morphin, tuy nhiên cũng có thể gây nghiện tương tự như morphin. Sau khi vào cơ thể, một phần thuốc được chuyển hóa thành O-desmethyl tramadol (M1) có hoạt tính, cả hai chất đều liên kết với thụ thể μ tại nơron thần kinh. Từ đó, ức chế sự tái nhập norepinephrine và serotonin vào tế bào, gây tác dụng giảm đau. Chất chuyển hóa M1 có khả năng liên kết với receptor μ  cao gấp 200 lần và tác dụng giảm đau của nó cũng cao gấp 6 lần so với Tramadol.

Tuy nhiên, Tramadol khác với Morphin là không gây phóng thích Histamin và không tác động lên tim mạch, không gây ảnh hưởng đến tần số tim, chức năng thất trái. Với liều điều trị, Tramadol ít ảnh hưởng đến hệ hô hấp hơn morphin.

3, Thuốc Gemico có công dụng gì và được sử dụng như thế nào?

Công dụng: Gemico là sự kết hợp của hai chất đều có tác dụng giảm đau. Việc kết hợp làm tăng hiệu quả giảm đau trong thử nghiệm lâm sàng. Thuốc Gemico có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Chỉ định: Gemico được chỉ định điều trị trong các trường hợp đau từ mức độ trung bình đến nặng.

4, Thuốc Gemico được sử dụng như thế nào là hợp lý?

Liêu dùng:

Tùy thuộc vào từng đối tượng sử dụng khác nhau, mục đích điều trị, tình trạng bệnh và đáp ứng với thuốc của người dùng mà lựa chọn tần suất sử dụng sao cho phù hợp.

  •  Đối với người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 1-2 viên/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ. Liều tối đa là 8 viên / ngày.
  • Đối tượng đặc biệt như người suy giảm chức năng thận (creatinin< 30ml/phút) không nên dùng quá 2 viên/lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
  • Người cao tuổi (>65 tuổi) không cần hiệu chỉnh liều do không có sự khác biệt nhiều về tình an toàn và hiệu quả so với người trẻ tuổi hơn.Vỉ thuốc Gemico

Cách dùng:

Gemico được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên đường uống là đường dùng thích hợp nhất.

Bạn nên uống thuốc Gemico với một cốc nước đun sôi để nguội. Tuyệt đối không sử dụng nước hoa quả, rượu bia hay sữa để uống thuốc hoặc sử dụng gần thời điểm dùng thuốc (khoảng 2 giờ). Vì các loại chất lỏng này có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu hay tác dụng của thuốc.

Trước khi sử dụng thuốc, cần kiểm tra kĩ tính chất cảm quan của viên thuốc. Không sử dụng thuốc khi có màu sắc, mùi vị lạ hoặc viên thuốc chảy nước, dính bề mặt. Các viên thuốc bị vỡ nát hay sứt cạnh cũng không nên sử dụng.

Trong quá trình dùng thuốc, nên uống thuốc nguyên viên. Tuyệt đối không bẻ vỡ, nghiền hoặc nhai viên thuốc khi uống. Thuốc nên được uống đều đặn hàng ngày để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến của bác sỹ, dược sĩ khi cần thiết.

Lưu ý: 

  • Không nên ngừng điều trị bằng thuốc Gemico đột ngột vì Tramadol có thể gây ra hiện tượng cai thuốc. Các triệu chứng nhận biệt hiện tượng này như ra nhiều mồ hôi, hoang mang, buồn nôn, mất ngủ, ỉa chảy, dựng lông. Biểu hiện như ảo giác, hoang tưởng có thể xuất hiện trong một số ít trường hợp. Vì vậy, trên lâm sàng cần hạn chế sử dụng Tramadol hoặc dùng liều thấp nhất có hiệu quả, không lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc kéo dài. Trước khi dùng thuốc hoàn toàn cần có giai đoạn giảm liều từ từ.
  • Tramadol bị tăng nguy cơ ức chế trung tâm hô hấp khi dùng liều cao hoặc khi kết hợp thuốc với rượu hay thuốc gây mê.
  • Cần thiết hiệu chỉnh liều phù hợp trên các đối tượng có chức năng gan, thận suy giảm.

5, Thuốc Gemico có phù hợp khi sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú hay không?

Phụ nữ có thai:  chưa có nghiên cứu đầy đủ nào chứng minh độ an toàn và hiệu quả của Gemico đối với phụ nữ có thai. Do các nghiên cứu thực nghiệm còn hạn chế trên các đối tượng này. Việc sử dụng thuốc Gemico trên phụ nữ có thai phải hết sức thận trọng, không được tự ý chỉ định khi chưa có sự tham khảo của thầy thuốc và phải cân nhắc lợi ích và nguy cơ trong các trường hợp cần thiết trước khi sử dụng thuốc.

Phụ nữ đang cho con bú:

Tramadol có khả năng khuếch tán vào sữa mẹ.

Hiện nay, trong nghiên cứu chưa có đầy đủ tài liệu chứng minh về độ an toàn của thuốc Gemico đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi dùng thuốc. Do đó, không nên sử dụng trong điều trị thuốc Gemico đối với phụ nữ đang cho con bú. Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ sau khi cân nhắc lợi ích, nguy cơ trước khi chỉ định. Theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.

6, Thuốc Gemico có được sử dụng cho các đối tượng vận hành máy móc và lái xe hay không?

 Gemico có thể gây trạng thái căng thẳng thần kinh, rối loạn thị giác ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Vì vậy, nên thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng này.

7, Thuốc Gemico có giá thành như thế nào trên thị trường?

Thuốc Gemico hiện nay được bán với giá thành khoảng 720.000VNĐ/hộp 100 viên. Tùy thuộc vào các khu vực khác nhau, các nhà thuốc, quầy thuốc và đại lý phân phối khác nhau trên thị trường mà giá cả sản phẩm này có thể có sự khác biệt nhỏ. Bạn có thể lựa chọn các địa điểm với giá thành hợp lý khác nhau để mua thuốc.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng thuốc, bạn nên lựa chọn các nhà thuốc nào uy tín, có đủ các điều kiện về kinh doanh dược, các sản phẩm đảm bảo nguồn gốc và điều kiện bảo quản hợp lý để mua thuốc Gemico.

Tham khảo ý kiến thầy thuốc để biết thêm thông tin và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Nhãn hộp Gemico được đăng ký
Nhãn hộp Gemico được đăng ký

8, Có thể mua thuốc Gemico ở đâu?

Thuốc đã được cấp giấy phép lưu hành trên thị trường Việt Nam, được nhiều người tiêu dùng sử dụng và tin tưởng lựa chọn. Hiện nay thuốc được phân phối và bày bán tại nhiều nhà thuốc tư nhân và các nhà thuốc bệnh viện tại nhiều khu vực khác nhau.

Thuốc Gemico là thuốc kê đơn nên bạn cần có đơn thuốc của bác sĩ để mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc. Để biết thêm thông tin về thuốc và nhận được sự tư vấn, hướng dẫn sử dụng cũng như là thông tin tham khảo, khách hàng nên truy cập vào trang chủ hoặc gọi điện đến hotline của nhà thuốc, đại lý chính hãng.

9, Thuốc Gemico chống chỉ định trong các trường hợp nào?

Gemico không nên sử dụng trên các đối tượng sau:

  • Dị ứng, tiền sử dị ứng với Acetaminophen, Tramadol hoặc opioid hay mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Đang điều trị bằng các thuốc ức chế IMAO hoặc mới dùng (ngừng thuốc< 15 ngày).
  • Tình trạng suy hô hấp.
  • Suy gan nặng
  • Bệnh nhân động kinh chưa kiểm soát tốt qua điều trị.
  • Người nghiện thuốc phiện hay opioid.
  • Tình trạng ngộ độc cấp do dùng quá liều các chất cùng tác dụng ức chế thần
  • Kinh trung ương như rượu, thuốc ngủ, opioid, các thuốc điều trị tâm thần, thuốc giảm đau trung ương.
  • Trẻ em < 15 tuổi.
  • Phụ nữ có đang cho con bú.

10, Các tác dụng không mong muốn nào có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Gemico trong điều trị?

Trong một số trường hợp sử dụng Gemico điều trị có thể gặp các phản ứng phụ khác nhau. Trên lâm sàng đã ghi nhận các triệu chứng chủ yếu là do Tramadol và Acetaminophen, tần suất xuất hiện các triệu chứng như sau:

Tramadol

Các phản ứng không mong muốn của Tramadol liên quan đến liều dùng và thời gian dùng thuốc. Thời gian điều trị bằng thuốc càng kéo dài thì tỷ lệ gặp các triệu chứng này càng cao và ngược lại. Đặc biệt, là khi sử dụng thuốc liên tục kéo dài trên 7 ngày thì tỷ lệ tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và thần kinh càng cao, khoảng 5-33%.

  • Thường gặp, ADR> 1/100

+ Khó chịu toàn thân.

+ Giãn mạch gây hạ huyết áp.

+ Hệ thần kinh trung ương: lú lẫn, lo lắng, bồn chồn, rối loạn phối hợp, sảng khoái, căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ.

+ Trên hệ tiêu hóa: cảm giác buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, đầy hơi, táo bón, chướng bụng.

+ trên hệ cơ xương khớp: Tăng trương lực.

+ Hệ tiết niệu- sinh dục: đái rắt, bí đái hay xuất hiện triệu chứng tiền mãn kinh.

  • Ít gặp:

+ Toàn thân: dị ứng, sốc phản vệ, sút cân, suy nhược, mệt mỏi toàn thân, dễ xúc động, thậm chí là có xu hướng nghiện thuốc.

+ Hạ huyết áp tư thế đứng, ngất, tim đập nhanh.

+ Trên thần kinh trung ương: mất trí nhớ, dáng đi bất thường, trầm cảm, rối loạn nhận thức, ảo giác, dị cảm, co giật, khó tập trung, run, đau đầu.

+ Khó thở, rối loạn vị giác.

+ Trên da: viêm da biểu bì, Hội chứng Steven Johnson, viêm da hoại tử nhiễm độc, ngứa, mề đay, nổi mẩn, phỏng nước.

+  Khó tiểu tiện hoặc rối loạn kỳ kinh trên phụ nữ.

  • Hiếm gặp:

Một số phản ứng không mong muốn rất ít xuất hiện và không liên quan đến sự có mặt của Tramadol.

+ Trên tim mạch: rối loạn điện tim, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, ngoại tâm thu, phù phổi.

+ Đau nửa đầu, thay đổi giọng nói, hội chứng serotonin (gồm các biểu hiện như kích thích, quay cuồng, sốt, rét run…).

+ Xuất huyết tiêu hóa, viêm gan, viêm miệng.

+ Trong xét nghiệm: tăng creatinin, tăng enzym gan, giảm hemoglobin, giảm protein niệu.

+ Khác: nhìn mờ do đục thủy tinh thể, điếc, ù tai.

Cần lưu ý một số tác dụng không mong muốn
Cần lưu ý một số tác dụng không mong muốn

Acetaminophen 

  • Thường gặp chủ yếu là các triệu chứng quá mẫn trên da như ban da, ngứa, ban đỏ, mày đay. Dị ứng thỉnh thoảng có thể xảy ra, đôi khi nặng hơn có thể kèm theo sốt, tổn thương niêm mạc.

Trên máu, Acetaminophen có thể gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầu trong số ít người dùng.

  • Ít gặp: ngứa, ban da, mẩn, buồn nôn, nôn mửa, rối loạn quá trình tạo máu, thiếu máu, giảm toàn thể huyết cầu.

Trên thận: làm tăng độc tính với thận, thậm chí gây bệnh thận khi dùng kéo dài.

  • Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.

Nếu xuất hiện bất kỳ phản ứng phụ nào ngoài các triệu chứng trên trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị. Việc báo cáo các trường hợp nghi ngờ là phản ứng phụ này rất quan trọng. Điều này cho phép tiếp tục theo dõi tỷ lệ giữa lợi và nguy cơ của thuốc này trên các đối tượng sử dụng khác nhau. Đồng thời, thầy thuốc phải báo cáo bất kỳ trường hợp nghi ngờ tác dụng không mong muốn này qua hệ thống thông báo quốc gia.

11, Những điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng thuốc trong điều trị là gì?

Bạn cần lưu ý:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Tuân thủ điều trị và làm theo hướng dẫn của thầy thuốc hoặc dược sĩ, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
  • Dùng thuốc đều đặn hàng ngày để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng dưới 30oC. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh nấm mốc, ẩm ướt.
  • Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi dùng. Không sử dụng thuốc quá hạn.
  • Để xa tầm tay và tầm nhìn trẻ em. Không để trẻ em chơi với thuốc, kể cả bao bì đóng gói.
  • Kiểm tra thuốc trước khi sử dụng và trong quá trình sử dụng, ngưng sử dụng nếu thuốc có mùi, màu sắc lạ (màu sắc loang lổ, hoặc thay đổi hẳn màu sắc) hoặc thay đổi thể chất (như viên thuốc bề mặt chảy nước, dính ướt).
  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ các chất cần thiết hàng ngày. Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể.
  • Cần hiệu chỉnh giảm liều trên bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận.
  • Giảm liều từ từ trước khi ngừng thuốc hoàn toàn, tuyệt đối không ngừng thuốc đột ngột vì có thể gây hội chứng cai thuốc do Tramadol.
  • Tramadol có nguy cơ cao gây co giật ở liều điều trị trên bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc các đối tượng bị mắc các bệnh có nguy cơ xuất hiện cơn co giật hoặc kết hợp với một số thuốc như thuốc ức chế IMAO, thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, thuốc an thần.
  • Người có tiền sử lệ thuộc opioid không nên sử dụng thuốc vì Tramadol có thể gây tái phụ thuộc opioid.
  • Tăng nguy cơ ức chế hô hấp khi kết hợp thuốc gây mê, rượu hoặc dùng thuốc liều cao. Cần sử dụng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả và tránh kết hợp với các thuốc trên.
  • Cần giảm liều của Tramadol khi kết hợp với các thuốc cũng có tác dụng ức chế thần kinh trung ương khác.
  • Thận trọng khi sử dụng Tramadol trên các bệnh nhân có biểu hiện về tăng áp lực hộp sọ hoặc chấn thương vùng đầu, cần theo dõi trạng thái tâm thần cẩn thận trên bệnh nhân.
  • Tramadol có khả năng gây nghiện tương tự như morphin. Người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như thèm thuốc, tìm kiếm thuốc và liều dùng dần tăng lên do nhờn thuốc. Vì vậy, tránh lạm dụng thuốc kéo dài, đặc biệt trên các đối tượng có tiền sử nghiện opioid.
  • Nghiện rượu hoặc sử dụng rượu trong thời gian dùng thuốc làm tăng nguy cơ độc tính trên gan của Acetaminophen. Vì vậy, tránh sử dụng rượu.
  • Trên bệnh nhân thiếu máu từ trước cần hết sức chú ý vì Acetaminophen gây che lấp triệu chứng xanh tím, làm chậm sự phát hiện, mặc dù trong máu có nồng độ methemoglobin cao ở mức nguy hiểm.
  • Các triệu chứng trên da như Hội chứng Steven- Johnson, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính, Hội chứng hoại tử da nhiễm độc hay hội chứng Lyell đã được cảnh báo cơ thể xảy ra khi sử dụng Acetaminophen.

12, Dược động học

Tramadol

  • Hấp thu: sau khi uống, Tramadol nhanh chóng được hấp thu qua đường tiêu hóa, sau đó ngay lập tức được chuyển hóa qua gan lần đầu, sản phẩm chuyển hóa thu được là M1. Sinh khả dụng tuyệt đối trong máu khoảng 75%.

Sau 2 giờ uống, Tramadol đạt được nồng độ tối đa trong máu. Sự hấp thu của thuốc ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

  • Phân bố: tỷ lệ liên kết của Tramadol với protein huyết tương khoảng 20% và có khả năng phân bố rộng rãi đến các cơ quan với thể tích phân bố đạt được là 2,7 lít/kg.
  • Thải trừ: Tramadol chuyển hóa phần lớn qua thận và thải trừ qua nước tiểu (90%), phần còn lại qua phân, trong đó 30% ở dạng chưa chuyển hóa và 60% là các chất chuyển hóa. Thời gian để nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa là T1/2=6,3 giờ.

Tramadol có khả năng khuếch tán cào sữa mẹ và qua được hàng rào nhau thai. Cần thận trọng khi sử dụng tramadol cho các đối tượng có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.

Acetaminophen

  • Hấp thu: qua đường tiêu hóa, acetaminophen được hấp thu hoàn toàn sau khi uống. Và sau đó nhanh chóng đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương sau 30-60 phút với liều điều trị.
  • Phân bố: Sau khi hấp thu, acetaminophen khuếch tán rộng khắp các mô trong cơ thể. Khả năng liên kết với protein của Acetaminophen đạt khoảng 25%. Thời gian để nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa là T1/2 = 1,25-3 giờ và có thể kéo dài hơn trên các đối tượng bị suy giảm chức năng gan hoặc khi dùng thuốc quá liều.
  • Thải trừ: thải trừ chủ yếu qua thận vào nước tiểu dưới dạng liên hợp với acid glucuronic của gan (60%), acid sulfuric (35%)và cysteine ( 3%).

13, Tương tác thuốc

Tramadol

  • Carbamazepin làm tăng cường chuyển hóa tramadol tại gan, làm giảm nồng độ thuốc tramadol, giảm tác dụng của thuốc. Do đó, khi kết hợp các thuốc này cần hiệu chỉnh tăng liều dùng của tramadol lên gấp 2 lần liều khuyến cáo.
  • Tránh kết hợp một số thuốc với tramadol như quinidine, fluoxetine, paroxetine, amitriptylin. Do các thuốc này là chậm sự chuyển hóa tramadol. Làm tăng nồng độ và tác dụng của thuốc.
  • Tramadol ức chế quá trình tái nhập noradrenalin, serotonin. Vì vậy tranh kết hợp với nhau.
  • Tramadol làm tăng tác dụng của warfarin do kéo dài thời gian prothrombin, tăng nguy cơ xuất huyết. Cần thận trọng khi kết hợp với nhau, theo dõi thời gian prothrombin trên bệnh nhân sử dụng.
  • Nghiên cứu trên động vật cho thấy tramadol làm tăng nguy cơ chết trên thí nghiệm khi kết hợp với các thuốc ức chế IMAO. Tramadol ức chế tái hấp thu synap dẫn truyền thần kinh monoamine norepinephrine và serotonin. Vì vậy, tránh kết hợp với nhau, không sử dụng tramadol trên bệnh nhân đang dùng IMAO hoặc mới dùng.
  • Một số thuốc ức chế enzym CYP3A4 như ketoconazol, Erythromycin,.. làm giảm độ thanh thải và tăng nguy cơ xuất hiện các phản ứng phụ của tramadol, đặc biệt là hội chứng serotonin. Do vậy tránh sử dụng tramadol trên các đối tượng đang sử dụng các thuốc này.

    Một số tương tác thuốc có thể xảy ra
    Một số tương tác thuốc có thể xảy ra

Acetaminophen

  • Acetaminophen làm tăng tác dụng của chống đông máu của các thuốc chống đông coumarin và dẫn chất indandion.
  • Tăng nguy cơ gây độc với gan khi kết hợp Acetaminophen với rượu hoặc Isoniazid.
  • Một số thuốc làm tăng nguy cơ gây độc với gan của Acetaminophen như phenytoin, barbiturate, carbamazepine. Do các thuốc này gây cảm ứng enzym gan, tăng cường chuyển hóa chất độc hại tại gan.

Tuy nhiên, ngoài các tương tác được báo cáo trên, bệnh nhân vẫn cần thận trọng khi sử dụng thuốc Mecosol kết hợp với các thuốc khác. Bệnh nhân nên báo cáo với bác sĩ điều trị tất cả các thông tin liên quan đến các thuốc đang dùng khi tiến hành trị liệu bằng Gemico, kể cả các thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng và vitamin, nhằm hạn chế tối đa các tương tác có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Đảm bảo an toàn dùng thuốc và hiệu quả điều trị của thuốc

14, Xử trí khi quên liều hoặc sử dụng quá liều thuốc Gemico?

  • Quá liều:

Các triệu chứng nhận biết sự quá liều thuốc Gemico bào gồm buồn nôn, nôn, đau bung, lo âu, hôn mê, suy hô hấp, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh

Xử trí: Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc tốt nhất. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có vai trò rất quan trọng, quyết định tính mạng người bệnh. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, thời điểm tốt nhất để thực hiện là trong vòng 4 giờ đầu sau khi uống thuốc. Kết hợp với điều trị hỗ trợ tích cực, duy trì chức năng sống như chống co giật bằng các thuốc an thần nhóm barbiturat hoặc dẫn chất benzodiazepin.

Liệu pháp giải độc Acetaminophen là sử dụng các hợp chất Sulfhydryl, giúp bổ sung một phần glutathion ở gan.

  • Quên liều:

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, dược sĩ để dùng thuốc đúng, tránh tình trạng quá liều. Nếu xuất hiện các triệu chứng quá liều cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nếu quên uống một liều thuốc trong ngày, bạn nên uống bổ sung ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời điểm đó gần với liều uống tiếp theo thì hãy bỏ qua liều quên và tiếp tục uống các liều thuốc như bình thường. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều dùng.

Xem thêm:

Alphametosin – Thuốc giảm đau, giảm sưng phi Steroid

Califarco – Thuốc giảm đau, hạ sốt

1 đánh giá cho Thuốc Gemico – Giảm đau hiệu quả

  1. Hải

    Cơn đau giảm đáng kể sau khi dùng Gemico

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới