Thuốc Livosil (Silymarin) 140mg: Công dụng, cách dùng, giá bao nhiêu

Ngày viết:
Hình ảnh thuốc Livosil
Hình ảnh thuốc Livosil
5/5 - (2 bình chọn)

Livosil là thuốc có tác dụng điều trị bệnh gan hiệu quả. Trong bài viết này, ITP Pharma sẽ cung cấp cho các bạn thông tin đầy đủ và chi tiết về thuốc Livosil.

Thuốc Livosil là gì?

Thuốc Livosil 140mg là một thuốc thuốc điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, viêm gan, hồi phục các tế bào gan bị tổn thương, tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan trước các tác nhân có hai như rượu, bia, thuốc lá, thuốc tân dược. Ngoài ra thuốc Livosil còn được dùng để kết hợp với một số thuốc trong điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa.Hình ảnh thuốc Livosil giúp điều trị bệnh gan

Livosil được nghiên cứu và chế tạo bởi công ty dược phầm UAB “Aconitum” có trụ sở tại Latvia được sản xuất với nguồn nguyên liệu đảm bảo, dây chuyền sản xuất hiện đại tiên tiến hàng đầu của châu Âu. Đảm bảo những yêu cầu khắt khe của các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Sản phẩm đã đăng ký và được cấp phép lưu hành ở Việt Nam.

Công ty sản xuất: Công ty dược phầm UAB “Aconitum” – Latvia

Công ty đăng ký: Công ty Cổ phần Fulink Việt Nam.

Số đăng ký: VN-18215-14.

Dạng bào chế: viên nang cứng.

Quy cách đóng gói: hộp 120 viên (8 vỉ 15 viên), hộp 20 viên (2 vỉ 15 viên).

Thành phần của một viên thuốc Livosil 140mg: Silymarin có hàm lượng 140mg.

Tá dược vừa đủ 1 viên nang cứng: tinh bột, canxi hydrophosphat khan, magnesi stearat, magnesi stearat, colloidal silicon dioxide khan, lớp vỏ nang.

Thuốc Livosil có tác dụng gì?

Thành phần Silymarin có trong Livosil được chiết suất từ cây Kế sữa một loài cây họ Cúc có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải. Hiện nay, nguồn Silymarin dùng để làm thuốc đều là nhập khẩu chứa các thành phần của yếu là hỗn hợp 4 Flavonoid gồm có Silibinin, Isosilybin A và B, Silychristin và Silydianin đem lại tác dụng hiệu quả rõ rệt khi điều trị cho người bệnh gan.

Silymarin có tác dụng làm ổn định màng tế bào, chống lại quá trình xâm nhập của các chất độc vào tế bào gan từ đó bảo vệ tế bào gan, làm bền vững màng tế bào, duy trì cấu trị chức năng chuyển hóa của tế bào gan.

Silymarin ức chế sự phát triển của tổ chức sơ lại các mô bị tổn thương đặc biệt ở những người bị viêm gan. Silymarin tác dụng ngăn ngừa xơ gan.

Silymarin tác dụng bảo vệ trên tế bào gan, tăng cường chức năng gan kích thích sự phát triển phục hồi của các tế bào gan để thay thế cho các tế bào bị hư hỏng do bệnh lý về gan cũng như tác dụng chống sự peroxide hóa lipid, chống viêm từ đó cải thiện các triệu chứng gặp phải khi bị bệnh gan, giảm nồng độ enzym trong máu.

Công thức Silymarin - thành phần của Livosil
Công thức Silymarin – thành phần của Livosil

Thuốc Livosil có công dụng gì?

  • Phục hồi, tăng cường chức năng khử độc của gan thông qua việc tăng cung cấp lượng cytochrom P450 còn thiếu trong cơ thể.
  • Ngăn chặn các tế bào sơ phát triển, hỗ trợ phục hồi tái tạo các tế bào gan bị tổn thương, ngăn ngừa sự lây lan của các vết thương ở gan, tránh hoại tử các tế bào gan, chống xơ gan.
  • Tăng cường khả năng sinh miễn dịch của gan. Đặc biệt trong các trường hợp gan bị tổn thương do các chất gây độc cho hệ miễn dịch: CCl4,…
  • Hỗ trợ các chức năng gan, thúc đẩy sản sinh protein, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh lý về gan như mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, ăn uống khó tiêu, vàng da, dị ứng nổi mề đay.
  • Hoạt chất Silymarin sau khi vào đến các tế bào gan sẽ tạo thành một lớp màng mỏng bảo vệ tế bào gan khỏi các yếu tố gây tổn thương gan từ bên ngoài: rượu bia, thuốc lá, thực phẩm bẩn.
  • Kết hợp để điều trị cho các bệnh nhân bị viêm gan, suy gan, gan nhiễm mỡ. Dự phòng và điều trị xơ gan, ung thư gan.

Chỉ định sử dụng thuốc Livosil

  • Người mắc các bệnh viêm gan cấp tính, viêm gan mãn tính, xơ gan, chức năng gan bị suy giảm.
  • Đối tượng có gan bị nhiếm độc do làm dụng rượu bia.
  • Đối tượng gặp phải các vấn đề về gan do sử dụng thuốc điều trị bệnh có ảnh hưởng tới gan.
  • Người có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, ăn uống khó tiêu, vàng da, táo bón, dị ứng da.

Cách sử dụng thuốc Livosil?

Thuốc Livosil được bào chế công nghiệp ở dạng viên nang cứng để phù hợp với việc sử dụng qua đường uống. Hãy uống thuốc Livosil với nước tinh khiết tránh uống thuốc với các đồ uống khác như sữa, nước có ga, chất kích thích để đem lại tác dụng tốt nhất mà thuốc có thể có.

Do thuốc được bào chế ở dạng viên nang cứng lên hãy uống thuốc cả viên, không nên cắn hoặc nhai nhát thuốc trước khi uống vì điều này sẽ làm giảm lượng hoạt chất có thể đến được gan.

Sử dụng thuốc một cách đều đặn và đúng giờ để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Hình ảnh Livosil mặt sau
Hình ảnh Livosil mặt sau

Liều dùng thuốc Livosil?

Người lớn: sử dụng liều 1 viên Livosil trên một lần uống, ngày uống từ 2 đến 3 lần. Duy trì liên tục ngày 2 đến 3 viên Livosil trong 3 đến 6 tháng.

Đối với người sử dụng Livosil để điều trị duy trì: sử dụng liều một viên Livosil trên một lần, ngày uống 3 lần duy trì trong 3 tháng.

Trên đây là một số liều dùng thuốc Livosil. Tuyệt đối không tự ý tăng liều mà không có sự cho phép của bác sĩ để tránh các hậu quả nghiêm trọng.

Chống chỉ định

  • Người gặp dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Người đang trong tình trạng hôn mê gan không sử dụng thuốc Livosil.
  • Người mắc các bệnh lí liên quan đến mật như vàng da do ứ mật, xơ gan ứ mật tiên phát không dùng thuốc Livosil.

Tác dụng phụ của thuốc Livosil

  • Thuốc Livosil với thành phần Silymarin nguồn gốc thảo dược lên rất an toàn và lành tính với người dùng. Tuy nhiên một số tác dụng phụ vẫn được các bác sĩ cảnh báo bao gồm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nổi mẩn ngứa trên da, ăn uống khó tiêu. Các tác dụng phụ này thường hết sau khi ngưng sử dụng thuốc Livosil.
  • Nếu các triệu chứng trở lên trầm trọng hãy tới ngay bác sĩ để được khám và điều trị.
  • Các tác dụng phụ của thuốc vẫn chưa được cập nhật đầy đủ trên toàn cầu vì vậy nếu bạn sử dụng thuốc Livosil mà gặp phải các tác dụng không mong muốn hãy ngưng sử dụng thuốc Livosil và tới bác sĩ để điều trị.

Chú ý và thận trọng

  • Thuốc Livosil là thuốc, không phải là thực phẩm chức năng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua và sử dụng thuốc Livosil.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Livosil với các đối tượng người cao tuổi, người bị các bệnh lí làm suy giảm chức năng thận.
  • Không dùng Livosil có trẻ em, người dưới 18 tuổi khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Thận trọng trọng với người bị đái tháo đường, người hạ đường huyết do các tác dụng phụ làm hạ đường huyết của thuốc Livosil.
  • Đối với người đang vận hành máy, người điều khiển các phương tiện giao thông: tuy thuốc không ảnh hưởng đến thần kinh của người dùng nhưng bạn hãy cân nhắc các tác dụng phụ đã nêu trên của thuốc trước khi uống thuốc Livosil trong thời gian làm việc.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, độ ẩm dưới 70%, nhiệt độ bảo quản trong khoảng 25 đến 30 độC.
  • Kiểm tra kĩ hạn sử dụng được in trên bao bì của nhà sản xuất trước khi sử dụng.
  • Với những viên thuốc có tình trạng ướt, mềm, vỡ, mốc, đổi màu không còn như ban đầu sản xuất hãy ngưng sử dụng thuốc.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.

    Hình ảnh Livosil mặt dưới
    Hình ảnh Livosil mặt dưới

Tương tác của thuốc Livosil với các thuốc khác

Livosil có tương tác với một số thuốc trong quá trình sử dụng trong thực tế:

  • Các thuốc sử dụng hệ enzym Cytochrom P450 để chuyển hóa
  • Thuốc kháng virus: Indinavir.
  • Thuốc ức chế tế bào sử dụng trong điều trị ung thư: Irinotecan.
  • Thuốc tim mạch: Digoxin.

Khi sử dụng đồng thời Livosil với bất kì một trong các thuốc kể trên có thể xảy ra phản ứng tương tác giữa 2 thuốc với nhau gây hậu quả khó lường. Nhẹ thì làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc, nặng có thể sản sinh ra chất mới từ 2 hoạt chất ban đầu gây hại cho cơ thể người dùng.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng với một số thuốc khác không được liệt kê ở danh sách trên. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ khi sử dụng Livosil với bất kỳ thuốc nào khác. Đồng thời hãy hạn chế sử dụng rượu bia, thực phẩm không tốt cho gan để đem lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh.

Ảnh hưởng của thuốc Livosil tới phụ nữ có thai và cho con bú?

Chưa có nghiên cứu lâm sàng nào chỉ ra tác hại khi sử dụng thuốc Livosil cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Thuốc Livosil có thành phần Silymarin nguồn gốc thảo dược rất an toàn tuy nhiên bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Xử trí khi quên liều, quá liều?

Quá liều: đối với người sử dụng thuốc quá liều, lạm dụng thuốc thường gặp phải các tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng đi ngoài, đau đầu, chóng mặt. Các biểu hiện khá giống với các tác dụng phụ được kể trên trong thời gian sử dụng thuốc Livosil nhưng ở một mức độ nghiêm trọng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm. Hãy đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện ngay khi phát hiện các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Livosil quá liều.

Quên liều: khi phát hiện ra quên liều bạn nên bổ sung liều đã quên ngay. Tuy nhiên nếu thời gian giãn cách giữa 2 liều liên tiếp quá ngắn thì bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc như bình thường. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều để bù.

Thuốc Livosil giá bao nhiêu?

Thuốc Livosil 140mg có giá 900.000 đồng hộp 120 viên (8 vỉ x 15 viên).

Giá thuốc Livosil có thể giao động do khả năng sản xuất cũng như như cầu sử dụng thuốc Livosil tại địa phương bạn sinh sống.

Hình ảnh Livosil với tem chống giả
Hình ảnh Livosil với tem chống giả

Thuốc Livosil mua ở đâu tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh?

Bạn cũng có thể liên hệ với số hotline 08.5354.9696 hoặc truy cập vào trang web của nhà thuốc để được tư vấn và đặt hàng online trên toàn quốc.

Thuốc Livosil được bán rộng khắp các nhà thuốc trên toàn quốc, tuy là thuốc bán không cần kê đơn nhưng hãy mua khi có đơn hoặc chỉ định của bác sĩ điều trị. Bạn có thể tham khảo về nơi mua thuốc uy tín sau đây:

  • Nhà thuốc Lưu Anh: Địa chỉ; 748 Đường Kim Giang Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nhà thuốc Ngọc Anh: Địa chỉ: Khu đô thị Kim Văn Kim Lũ đường Nguyễn Xiển, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Khi mua thuốc tại các nhà thuốc kể trên bạn sẽ được yên tâm về chất lượng thuốc, giá cả và được sự tư vấn của dược sĩ bán thuốc.

Xem thêm: Đại Kiện Can thầy toại có tốt không? Bán ở đâu? Giá bao nhiêu?

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn