Itppharma.com – Hiện nay, có một căn bệnh trầm trọng liên quan đến não bộ, đó là bệnh Alzheimer. Bệnh này là nguyên nhân khiến cho trí nhớ và khả năng về tư duy bị giảm sút. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ gửi tới các bạn độc giả mọi thông tin liên quan đến Bệnh Alzheimer.
1, Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer được biết đến là một căn bệnh của não bộ, nó khiến cho hành vi, suy nghĩ và trí nhớ bị ảnh hưởng trầm trọng. Do đó, Alzheimer không phải bệnh thần kinh thông thường hay là căn bệnh lão khoa.
Bệnh này thường xảy ra đối với độ tuổi trên 65. Tuy nhiên, bệnh này có thể xảy ra với những người trẻ tuổi, từ 30 đến 65 tuổi.
2, Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi
Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi còn được gọi là khởi phát sớm. Đây thuộc dạng mất trí nhớ không phổ biến, độ tuổi ảnh hưởng rơi vào người dưới 65 tuổi. Phần trăm người mắc bệnh Alzheimer mà ở trước tuổi 65 đã phát triển các triệu chứng chiếm khoảng 5-6%.
Phần lớn người trẻ mắc Alzheimer thì các triệu chứng đều phát triển ở trong khoảng từ 30 tuổi đến 60 tuổi.
3, Nguyên nhân gây nên bệnh Alzheimer
Hiện nay chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có chỉ ra được một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh Alzheimer:
- Do quá trình lão hóa khiến cho các bao myelin bị phá hủy, làm cho quá trình dẫn truyền thần kinh diễn ra chậm lại, làm giảm khả năng dẫn truyền. Từ đó khiến cho các tế bào thần kinh chết đi.
- Do có 1 loại protein tích tụ trong não và chúng liên kết với nhau, làm cho các tế bào thần kinh chết dần đi.
- Do trong cơ thể quá trình sản xuất và quá trình hoạt động của các chất oxy hóa bị rối loạn.
4, Dấu hiệu bệnh Alzheimer
4.1. Bệnh Alzheimer giai đoạn trước khi mất trí nhớ
- Suy giảm nhận thức ở mức độ nhẹ.
- Việc nhớ các sự kiện gần nhất thường xuyên gặp phải khó khăn. Hơn nữa khả năng tiếp thu thêm những thông tin mới hầu như đều không có.
- Khả năng tư duy trừu tượng hay khả năng lập kế hoạch đều giảm sút.
- Giảm độ tập trung. Không chú ý và thờ ơ với mọi việc xung quanh.
4.2. Bệnh Alzheimer giai đoạn nhẹ
- Khả năng ghi nhớ và khả năng học hỏi ngày càng giảm sút.
- Bắt đầu có dấu hiệu quên một số việc đã diễn ra trong quá khứ hay đơn giản là không nhớ cách sử dụng một vật vào đó.
- Một số ít người mắc bệnh sẽ thấy các dấu hiệu như suy giảm chức năng ngôn ngữ như không được trôi chảy, vốn từ ngữ giảm và dẫn tới khả năng viết và nói cũng bị giảm.
- Bắt đầu có biểu hiện của việc khó khăn trong phối hợp vận động. Tuy nhiên các triệu chứng này thường rất nhẹ và thường bị bỏ qua.
4.3. Bệnh Alzheimer giai đoạn khá nặng
- Đối với những hoạt động và sinh hoạt hằng ngày, người bệnh dần bị mất đi khả năng thực hiện.
- Gặp khó khăn về ngôn ngữ rõ ràng hơn: Bệnh nhân không còn nhớ được từ vựng, diễn tả điều gì đó thường dùng sai từ hoặc cố tìm từ ngữ để thể hiện điều muốn nói. Từ đó, khả năng viết và đọc của người bệnh đã mất dần đi.
- Khả năng phối hợp vận động giảm một cách rõ rệt, đặc biệt là những động tác phức tạp. Chính vì thế khiến cho bệnh nhân dễ bị ngã.
- Trí nhớ bị giảm sút một cách trầm trọng hơn. Trong giai đoạn này thì bệnh nhân có những lúc sẽ không nhận ra được người thân của mình.
- Hành vi thay đổi theo chiều hướng xấu: Hay đi lang thang, tính tình trở nên khó chịu, hung hăng. Thậm chí còn kháng cự lại sự chăm sóc của người khác.
- Có thể gặp phải hội chứng tính khí thay đổi vào lúc hoàng hôn.
- Ở một số ít bệnh nhân sẽ xuất hiện ảo giác.
4.4. Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối (giai đoạn nặng)
- Thường xuyên thờ ơ.
- Cảm thấy người bị kiệt sức.
- Khả năng tự sinh hoạt hằng ngày không còn nữa, lúc này bệnh nhân hoàn toàn sẽ phụ thuộc vào người chăm sóc.
- Giảm khả năng ngôn ngữ, người bệnh chỉ còn nói được những từ hoặc cụm từ đơn giản. Dần dần dẫn tới ngôn ngữ bị mất hoàn toàn.
- Các cơ dần bị thoái hóa, dẫn đến việc người bệnh phải nằm yên 1 chỗ và không còn tự sinh hoạt hay ăn uống nữa.
- Cuối cùng, người mắc Alzheimer sẽ tử vong do những nguyên nhân thường gặp như viêm phổi, nhiễm trùng vết loét do tì đè, dinh dưỡng, …
5, Bệnh Alzheimer và Parkinson
Từ thực tế cho thấy rằng, một số người bệnh mắc Alzheimer có một số triệu chứng của bệnh Parkinson. Và trái lại thì người mắc Parkinson cũng sẽ có một số triệu chứng của bệnh Alzheimer. Theo như nghiên cứu thì các nhà khoa học đã tìm ra được 2 hóa chất là nguyên nhân chính gây ra cả bệnh Alzheimer và Parkinson. Hóa chất Taut thường sẽ xuất hiện ở não bộ, nó giúp cho các nơron hoạt động một cách bình thường. Tuy nhiên, đối với người mắc Alzheimer thì Taut xuất hiện với mức độ cao bất thường. Alpha – synuclein là 1 hóa chất điều tiết sự liên lạc giữa các tế bào thần kinh của não. Đối với người mắc Parkinson thì hóa chất này rất độc, khiến cho các tế bào não bị hủy hoại.
Các cuộc thí nghiệm cho thấy được Taut và Alpha – synuclein là 2 hóa chất có khả năng kết hợp với nhau tạo ra vùng tổn thương (gọi là amyloid – nguyên nhân gây ra Alzheimer và Parkinson). Trong 2 bệnh này, trong não bộ có một loại protein gắn kết lại với nhau để giết chết các tế bào não.
Bên cạnh đó, 2 hóa chất Taut và Alpha – synuclein có sự hỗ trợ lẫn nhau, mỗi loại có thể giúp loại còn lại phát triển mạnh hơn.
6, Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Sau đây là những yếu tố làm cho nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng lên:
- Do tuổi tác: Thông thường thì những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc Alzheimer, nhất là trên 65 tuổi.
- Do tiền sử gia đình có thành viên mắc Alzheimer.
- Những người từng bị chấn thương ở vùng đầu hoặc từng bị suy giảm nhận thức ở mức độ nhẹ.
- Những người có chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ít ăn rau và trái cây, thường xuyên sử dụng chất kích thích, lười vận động.
- Ít khi thực hiện những việc cần sự hoạt động của trí não.
7, Các biện pháp chẩn đoán bệnh Alzheimer
- Việc đầu tiên là phải chẩn đoán xem người bệnh có mắc bệnh Alzheimer hay không. Lúc này, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân kiểm tra sức khỏe tổng quát, kiểm tra về tiền sử mắc bệnh và trí năng của người bệnh.
- Để xác định xem bệnh nhân đang ở tình trạng nào của bệnh Alzheimer thì bác sĩ sẽ kiểm tra về khả năng cân bằng, khả năng ký luận, cảm nhận cảm giác, kết hợp tay và mắt.
- Tiếp theo để xác định bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nào thì bác sĩ kiểm tra biểu hiện trầm cảm của người bệnh.
- Để tìm ra được nguyên nhân gây bệnh Alzheimer thì bác sĩ sẽ xét nghiệm máu và quét não. Làm như thế với mục đích để xác định xem nguyên nhân là do thiếu hụt vitamin B12 hay bệnh nhân bị suy giáp.
8, Cách chữa bệnh Alzheimer
8.1. Điều trị bằng thuốc
Sử dụng kết hợp giữa các thuốc làm chậm quá trình bệnh tiến triển và các thuốc trị triệu chứng của bệnh:
- Thuốc làm chậm quá trình bệnh phát triển:
Thuốc Memantine là thuốc có khả năng làm tăng sự dẫn truyền synap, đồng thời đây là chất kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate.
Thuốc chống Cholinesterase (Rivastigmine, Galantamine, …) – Đây là loại thuốc xảy ra nhiều tác dụng phụ hơn thuốc Memantine.
- Một số thuốc trị triệu chứng bệnh: Các thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị mất ngủ, thuốc trị chứng rối loạn hành vi, …
- Lưu ý nếu có một số bệnh kèm theo thì cần phải điều trị: Đái tháo đường, tăng cholesterol, các bệnh tim mạch, … Một số điều trị viêm phổi thì người bệnh phải nằm viện lâu và các vết loét do tỳ đè phải thì cần hạn chế chăm sóc, …
8.2. Chế độ chăm sóc người mắc bệnh
Đa phần bệnh nhân sẽ không thể kiểm soát được hành động của bản thân. Ở giai đoạn cuối thì bệnh nhân không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Vì thế người chăm sóc cần phải thực hiện một số chế độ sau đây:
- Phải luôn luôn để ý, theo sát và không để người bệnh vấp phải những vật gây nguy hiểm.
- Thường xuyên trò chuyện với bệnh nhân để tạo cho người bệnh cảm giác an toàn và vui vẻ.
- Nhắc nhở hay hỗ trợ bệnh nhân về các việc cần thiết phải làm trong ngày: Rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, …
- Hỗ trợ cho người bệnh trong việc vận động: Bệnh nhân thường thì sẽ khó khăn hoặc không phối hợp vận động được nên rất dễ bị ngã.
- Đối với người bệnh nằm tại chỗ thì cần phải đổi tư thế liên tục để tránh bị bệnh do việc nằm quá lâu.
8.3. Chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống
- Thường xuyên ăn nhiều rau và trái cây. Hạn chế ăn thức ăn có quá nhiều dầu mỡ. Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia.
- Cần phải tích cực tham gia hoạt động thể dục ngoài trời.
- Cần phải tham gia nhiều các hoạt động trí tuệ: trò chơi giải câu đố, đọc sách, …
- Bổ sung thêm những đồ ăn có chứa nhiều vitamin C, vitamin E, vitamin B9, …
9, Phòng ngừa bệnh Alzheimer
Để phòng bệnh Alzheimer và hạn chế diễn biến của nó thì nên thực hiện một số cách sau đây:
- Thay đổi không gian sống.
- Thói quen hằng ngày cần đơn giản nhất có thể.
- Tìm người chăm sóc và hỗ trợ thích hợp.
- Có suy nghĩ tích cực về bệnh Alzheimer.
- Cần phải tích cực tham gia những hoạt động ngoài trời, hoạt động xã hội.
- Tăng cường vận động về cả thể chất lẫn tinh thần.
10, Một số câu hỏi liên quan
10.1. Bệnh Alzheimer có di truyền không?
Nguồn gốc của bệnh Alzheimer có thể không phải do di truyền. Nhưng nếu như trong gia đình bạn có người từng mắc Alzheimer thì bạn có nguy cơ mắc cao hơn so với người khác.
10.2. Bệnh Alzheimer có chữa được không?
Hiện nay, bệnh Alzheimer chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên vẫn có những phương pháp điều trị làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Bài viết trên đã nêu ra các dấu hiệu nhận biết, các phòng tránh và cách chữa trị khi mắc bệnh Alzheimer. Từ đó, giúp cho mọi người biết cách xử lý mỗi khi mắc bệnh hoặc có dấu hiệu của bệnh.
Xem thêm:
Bệnh Down là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa