Tăng huyết áp hiện đang là căn bệnh gặp phố biến ở nước ta, đặc biệt là đối với người trung niên và cao tuổi. Tăng huyết áp cũng là nguyên nhân chính dẫn tới các biến chứng về sau như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Trong bài viết này, ITP Pharma xin gửi tới độc giả những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về sản phẩm giúp hỗ trợ cho bệnh nhân tăng huyết áp – Apharin.
Apharin là gì?
Apharin có tác dụng điều hòa và cân bằng lại huyết áp ở mức tối ưu. Từ đó giảm được nguy cơ xuất hiện các mảng xơ vữa trong lòng mạch, đồng thời giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần Nesphaco – Việt Nam.
– Thành phần chính và hàm lượng:
- Địa long có hàm lượng 50mg.
- Hạ khô thảo có hàm lượng 50mg.
- Thục địa có hàm lượng 50mg.
- Hoài sơn có hàm lượng 50mg.
- Đơn bì có hàm lượng 50mg.
- Phục linh có hàm lượng 50mg.
- Sơn thù du có hàm lượng 50mg.
- Trạch tả có hàm lượng 50mg.
- Hoa hòe có hàm lượng 100mg.
Ngoài ra Apharin còn có các tá dược và phụ liệu khác vừa đủ vừa đủ 1 viên.
– Sản phẩm có dạng bào chế là viên nang và đóng gói dưới dạng hộp. Mỗi hộp có 90 viên nang.
Tác dụng thành phần có trong Apharin
- Tác dụng của địa long: Có tên khoa học là Lumbricus, thuộc họ Giun đất (Megascolecidae). Giun đất có đặc điểm sống trong môi trường đất, chiều dài khoảng 20 đến 30cm, thân có nhiều đốt. Chúng di chuyển bằng cách bò trườn. Từ xưa các danh y đã sử dụng địa long với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và an thần cho những người thường xuyên nóng tron, giấc ngủ không ngon, hay bị thức giấc. Hiện nay địa long còn được sử dụng với công dụng hạ huyết áp một cách từ từ và kéo dài. Từ đó giúp giảm được các nguy cơ và tai biến gây ra do tình trạng tăng huyết áp như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,…
- Tác dụng của hạ khô thảo: Có tên khoa học là Prunella vulgaris, thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây thân thảo, sống lâu năm có thân vuông đặc trưng của họ bạc hà. Màu hơi tím, lá mọc đối, có lá kèm hình. Mép lá nguyên hoặc hơi có răng cưa và có thể có lông mặt dưới lá. Cụm hoa mọc ở đầu dạng bông. Đài hoa có hai môi nê, còn được gọi là họ Hoa môi. Cánh hoa màu tím, quả nhỏ và cứng. Bộ phận dùng làm thuốc thường là thân, cành và hoa. Hạ khô thảo có tác dụng nổi bật là hạ huyết áp, những người có nguy cơ tăng huyết áp hoặc huyết áp cao sử dụng hạ khô thảo tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
- Tác dụng của thục địa: Có tên khoa học là Rehmania glutinosa, thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Đây là cây thảo sống lâu năm, chiều cao từ 15 đến 30 cm, toàn thân cây có phủ một lớp lông trắng mềm. Rễ cây phát triển và phình thành củ, lá mọc thành túm ở dưới gốc. Lá hình trứng, có mép lá răng cưa tù và có nhiều nếp nhăn. Hoa mọc thành chùm trên ngọn thân cây thành 5 cánh, có màu hơi tím. Bộ phận dùng làm thuốc là củ. Thục địa là củ sinh địa đã được chế biến, có màu đen, tính hàn. Loại này thường được trích muối nên có vị mặn, dùng với tác dụng bổ máu, bố huyết. Vô cùng thích hợp cho những trường hợp huyết hư, thiếu máu. Bên cạnh đó thục địa cũng góp phần điều hòa huyết áp cho bệnh nhân có vấn đề về huyết áp.
- Tác dụng của hoài sơn: Còn được gọi là cây củ mài, có tên khoa học là Dioscorea persimilis, thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Cây dạng day leo, thường cuốn vào các cây gỗ cao, thân nhẵn có màu hơi đỏ. Rễ phình và phát triển thành củ, đâm sâu vào lòng đất. Vỏ ngoài của củ có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng, chứa nhiều tinh bột. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, hoa đơn tính, màu vàng. Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, giúp hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân chức năng tiêu hóa hoạt động kém. Từ đó tăng khả năng cũng như hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng. Hoài sơn cũng là vị thuốc thích hợp dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Đồng thời duy trì mức huyết áp được ổn định.
- Tác dụng của đơn bì: Có tên khoa học là Cortex Paeoniae, thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Cây thân gỗ sống nhiều năm, chiều cao từ 2 đến 3 mét. Lá mọc cách, có lá chét, mặt dưới lá có thể có lông. Hoa đơn độc mọc ở đầu canh, rễ phình lên thành củ. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ. Đơn bì có tác dụng lương huyết, bổ huyết, thích hợp cho những trường hợp thiếu máu, sắc mặt xanh xao, gầy yếu. Đơn bì cũng có tác dụng điều hòa và hỗ trợ ổn định huyết áp cho bệnh nhân.
- Tác dụng của phục linh: Có tên khoa học là poria cocos, thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae). Đây là một loại nấm có mũ hình cầu, mặt ngoài có màu nâu đen, hơi xù xì. Phần bên trong màu trắng nên còn có tên gọi là bạch phục linh. Phục linh được biết đến với công dụng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt phục linh cũng được dùng với tác dụng lợi niệu, tiêu phù. Từ đó hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân mắc chứng tăng huyết áp, nguy cơ phù và xơ vữa động mạch.
- Tác dụng của sơn thù du: Còn có tên gọi khác là Thục táo, tên khoa học là Fructus corni, thuộc họ Sơn thù (Cornaceae). Đây là cây bụi sống lâu năm, chiều cao từ 1 đến 3 mét, vỏ thân màu nâu nhạt. Lá mọc đối, hình bầu dục, mép lá nguyên không xẻ răng cưa. Hoặc có thể mặt lá có ít lông, hoa mọc ở nách cành, quả hình bầu dục, khi chín màu đỏ. Thành phần sơn thù du có acid gallic, acid malic, vitamin A có tác dụng kháng khuẩn và tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch hiệu quả. Đặc biệt sơn thù du có tác dụng ngăn hình thành cục máu đông, giải pháp hiệu quả cho những trường hợp huyết áp cao, nguy cơ cao xuất hiện các cục máu đông gay tai biến nguy hiểm
- Tác dụng của trạch tả: Có tên khoa học là Alisma plantago aquatica, thuộc họ Trạch tả (Alismaceae). Cây thuộc dạng thân thảo, thường mọc ngoài bờ ruộng, cao từ 50 đến 90 cm. Lá mọc ở gốc, hình trứng hay hình lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại, hoa có dạng tán, lưỡng tính, có 3 lá đài màu lục. Tác dụng nổi bật của trạch tả là giúp hạ cholesterol và triglycerid trong máu. Từ đó giảm thiểu được nguy cơ xuất hiện các tai biến liên quan đến tăng mỡ máu như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó trạch tả cũng có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ hiệu quả cho những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp.
- Tác dụng của hoa hòe: Có tên khoa học là Styphnolobim japonicu, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thân gỗ sống lâu năm, cao từ 10 đến 15 mét. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, hình trứng, mép lá nguyên, hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, quả loại đậu. Hòe được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giúp hạ huyết áp, duy trì và điều hòa huyết áp ở mức ổn định. Từ đo giảm được các nguy cơ xuất hiện tai biến như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não cho bệnh nhân.
Công dụng
Apharin được sử dụng giúp:
- Điều hòa lượng cholesterol và triglycerid máu, từ đó giảm thiểu được sự hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch.
- Duy trì huyết áp ở mức ổn định.
- Dự phòng nguy cơ tai biến ở những bệnh nhân tăng huyết áp hoặc có nguy cơ tăng huyết áp.
- Giúp thành mạch bền vững, giảm nguy cơ tắc mạch cũng như vỡ mạch.
Đối tượng sử dụng
Apharin được dùng cho các đối tượng:
- Những trường hợp huyết áp cao, có mảng xơ vữa động mạch.
- Trường hợp có nguy cơ tăng huyết áp, hay mất ngủ hoặc rối loạn tiền đình cũng có thể sử dụng sản phẩm.
Hướng dẫn sử dụng
Cách dùng
Do Apharin được bào chế dưới dạng viên nang nên bệnh nhân có thể dùng theo đường uống. Bạn nên sử dụng sản phẩm sau mỗi bữa ăn. Mỗi lần uống với khoảng 30-50 ml nước.
Liều dùng
- Liều dùng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp và đã xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch: Mỗi ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Đối với trường hợp bắt đầu có những triệu chứng của tăng huyết áp: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Apharin có tốt không? Hiệu quả sau bao lâu?
Trên thị trường hiện nay đã có nhiều thuốc và thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân bị tăng huyết áp. Các công thức bào chế hoàn toàn từ các thảo dược đến từ thiên nhiên. Apharin đã được những người sử dụng đánh giá cũng như phản hồi rất tích cực về hiệu quả của sản phẩm sau những liệu trình điều trị. Sản phẩm có chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu có trong tự nhiên nên lành tính và rất ít trường hợp xảy ra các tác dụng không mong muốn.
Review Apharin từ chuyên gia và người dùng
Một số phản hồi Apharin từ người sử dụng:
Anh Huy, 54 tuổi (Hải Dương), 6 tháng trước anh đi khám sức khỏe định kỳ và phát hiện huyết áp của mình đang ở mức cao hơn bình thường (130/80). Sau khi được tư vấn, anh tìm mua Apharin để sử dụng. Sau 6 tháng sử dụng đều đặn, đi khám lại huyết áp đã trở về bình thường (110/70). Hiện tại anh vẫn đang duy trì sử dụng sản phẩm.
Tác dụng phụ
Apharin do được bào chế từ các thành phần có trong tự nhiên nên được đánh giá là có ít tác dụng phụ khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng
Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần chú ý một số điều như sau:
- Không nên dùng sản phẩm nếu bệnh nhân đã từng có tiền sử dị ứng với các loại thảo dược như thục địa, hoa hòe, trạch tả,…
- Bệnh nhân tuân thủ theo liều và đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ để có được kết quả điều trị tích cực nhất.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, đồ uống có ga,… Thay vào đó là xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lí, ăn nhiều rau xanh, giảm thiểu khẩu phần ăn chứa mỡ động vật,…
- Tập thể dục thể thao đều đặn cũng là giải pháp hữu ích cho những bệnh nhân cao huyết áp.
- Bảo quản sản phẩm nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và để xa tầm tay của trẻ em.
- Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Apharin giá bao nhiêu?
Apharin có giá là 560.000 đồng 1 hộp 90 viên nang mềm được bán tại ITP Pharma.
Nếu bạn đọc còn thông tin gì cần giải đáp vui lòng liên hệ hotline 08.5354.9696 để được các Dược sĩ đại học của ITP Pharma tư vấn và giải đáp kịp thời và chính xác.
Apharin bán ở đâu tại Hà Nội và TPHCM?
Hiện tại Apharin cũng được bán khá nhiều tại các nhà thuốc, độc giả cũng có thể tìm mua sản phẩm trên các website, tuy nhiên trước khi mua bạn cần kiểm tra kỹ tem chống giả, hạn sử dụng để tránh mua phải hàng giả, nhái hoặc kém chất lượng.