[Mách nhỏ] Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu đầy đủ nhất

Ngày viết:
Đi sinh cần chuẩn bị những gì?
Đi sinh cần chuẩn bị những gì?
5/5 - (1 bình chọn)

Chuẩn bị đồ đi sinh là một trong những việc quan trong đầu tiên để đón bé yêu chào đời . Vậy cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Nhà thuốc Online ITP Pharma tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1, Sự cần thiết của việc chuẩn bị đồ trước khi đi sinh. Nên chuẩn bị từ tháng thứ mấy?

Bất kể một sự khởi đầu nào cũng cần phải có sự chuẩn bị. Không ngoại trừ, chuẩn bị đồ trước khi đi sinh là một việc vô cùng quan trọng, đem lại những giá trị tích cực cho cả mẹ và em bé. Giai đoạn phù hợp nhất để chuẩn bị là bắt đầu từ tuần 28 đến tuần 34 của thai kỳ. Không nên chuẩn bị muộn quá vì có thể những bất trắc xảy ra như thai phụ có thể trở dạ trước dự kiến hoặc tệ hơn là sinh non…

Việc chuẩn bị đồ trước khi sinh tạo cho sản phụ một tâm thế sẵn sàng, giúp cho cả bố và mẹ chủ động trong mọi tình huống. Ngoài ra, trong thời gian này, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của những bà mẹ trước. Điều này sẽ giúp cho gia đình tiết kiệm được thời gian và chi phí, hạn chế những đồ không cần thiết.

Chuẩn bị đồ cho mẹ và bé yêu
Chuẩn bị đồ cho mẹ và bé yêu

2, Chuẩn bị đồ cho mẹ

  • Quần áo: 2-3 bộ quần áo. Thường các bệnh viện sẽ chuẩn bị đồ cho các mẹ nhưng chúng ta cũng nên mang theo để đề phòng lỡ đồ bị dây bẩn nhưng chưa đến giờ thay của y tá hoặc cũng có thể sử dụng khi xuất viện.
  • Áo ngực, quần lót: 3 – 4 loại áo ngực co dãn tốt nhất là loại có khuy bấm để tiện cho em bé bú. Quần lót cần chuẩn bị 5 – 10 cái loại dùng 1 lần và đã được khử trùng sẵn để tránh viêm nhiễm.
  • Bỉm người lớn: Trong những ngày đầu sau sinh, dịch ra sẽ khá nhiều nên mẹ cần chuẩn bị khoảng 5 cái để thay.
  • Băng vệ sinh sau sinh: Nên chuẩn bị 10 cái. Sau khi dịch ra ít hơn, mẹ có thể đổi sang băng vệ sinh sẽ thông thoáng và dễ chịu hơn.
  • Mũ trùm đầu, khăn quàng cổ, 4-5 đôi tất chân: Mới sinh xong cơ thể yếu ớt nên các mẹ cần giữ ấm để tránh nhiễm lạnh nhé.
  • Bông nhét lỗ tai
  • Phích nước nóng, 1 chai nước lọc to, cốc uống nước, muỗng inox, túi đựng rác, túi đựng đồ bẩn,…
  • Đồ dùng cá nhân: Dép đi trong nhà, miếng lót thấm sữa, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt, xà phòng giặt đồ, lược, dây buộc tóc, dung dịch vệ sinh phụ khoa, dưỡng da cơ bản (chỉ dưỡng da chứ không dùng mỹ phẩm), tinh dầu massage, máy massage yêu thích, có thể mang thêm chăn gối khi sinh ở nơi có dịch vụ chưa cao,…
  • Đồ ăn, đồ uống, giải trí: Đồ ăn nhẹ, bánh kẹo, trái cây, nước trái cây, sữa cho mẹ sau sinh,…Mẹ nên ăn những thức ăn tốt cho đường tiêu hóa, tránh ăn cay, ăn mặn,…Để tinh thần luôn thoải mái, các mẹ có thể mang theo một cuốn sách, cuốn truyện mình thích đọc, máy nghe nhạc,..
  • Các vật dụng y tế cơ bản: nước muối sinh lý, gạc, bông, nhiệt kế…

Đối với những mẹ sinh mổ thì cần chăm sóc vết mổ kỹ càng hơn để vết mổ nhanh lành và không bị nhiễm trùng. Sau đây là danh sách một số đồ mẹ cần chuẩn bị thêm ngoài những đồ trên:

  • Các mẹ mới mổ nếu đau quá có thể xin ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc gây tê.
  • Mẹ nên rửa vết thương hàng ngày bằng  betadin hoặc povidine 10% để tránh nhiễm trùng và mau lành.
  • Cần chuẩn bị một khăn thấm hút tốt và được tiệt trùng để lau khô sau khi rửa vết thương. Nên lau vết mổ từ trước ra sau để những chất bẩn không đi vào vết mổ, tránh nhiễm trùng
  • Sau khi vết mổ liền, mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn trong việc lựa chọn kem giảm sẹo lồi, mờ sẹo để da bụng được đẹp đẽ hơn.

3, Chuẩn bị đồ cho em bé

Khác với mẹ, bé sẽ cần chuẩn bị khá nhiều quần áo vì sẽ cần phải thay thường xuyên.

  • Quần áo sơ sinh: 8-10 bộ, mẹ nên chọn các loại quần áo rộng rãi, thấm hút tốt, cài khuy lệch hoặc buộc dây để tránh bé bị bí bách và mẹ dễ thay đồ cho bé.
  • Tã bỉm: Mua sẵn 1 bịch tã dán sơ sinh, 5-10 cái dùng cho bé sơ sinh. Một tấm thảm lót cho bé nằm, 5-6 tấm lót thấm, 2-3 khăn cài khuy để mặc bỉm,…
  • Bình sữa, sữa cho trẻ sơ sinh, dụng cụ rửa bình sữa: Nên tham khảo bác sĩ trước khi mua. Mẹ nên mua kèm bình sữa có nút chống sặc cho bé.
  • Khăn choàng loại to dùng để quấn bé và khoảng 10 khăn sữa dùng để lau và vệ sinh cho bé.
  • Mũ đội đầu, bao tay, bao chân để giữ ấm cho bé.
  • Các vật dụng khác như: chậu tắm dài cho bé, nước giặt xả đồ của trẻ sơ sinh, bấm móng tay, bô, tinh dầu tràm, tinh dầu đuổi muỗi, màn chụp (nếu ở vùng nông thôn có nhiều muỗi, côn trùng), khăn giấy khô, khăn giấy ướt, kem hăm, gối chặn 2 bên để tránh giật mình, gối bẹp đầu,…
Giỏ đồ của bé có những gì?
Giỏ đồ của bé có những gì?

4, Giỏ đồ đi sinh các mùa khác nhau như thế nào?

Mùa Hè Mùa thu Mùa đông
Mùa hè là mùa nóng bức, bí bách và rất dễ ra mồ hôi, vì vậy mẹ nên chọn những bộ đồ thoáng mát, hút ẩm tốt.

  • Mẹ nên chọn những bộ pijama rộng rãi thoáng mát, hút mồ hôi tốt cho mẹ.
  • Mũ đội đầu của em bé nên chọn mũ rộng vành cho thoáng.
  • Mẹ có thể mang theo quạt điện cầm tay nếu trời quá nóng để quạt cho bé.

 

Đây là thời điểm giao mùa, thời tiết dễ chịu, mát mẻ, mẹ nên chọn những bộ đồ thông thoáng, dài tay nhưng hãy luôn nhớ một tiêu chí là phải giữ ấm mẹ nhé.

 

Khi sinh vào mùa đông, mẹ nên chuẩn bị đồ để giữ ấm đủ, co giãn tốt, không nên mặc quá dày, quá nhiều lớp.

  • Quần áo: Mẹ chỉ cần mang theo 2-3 áo khoác ấm để khoác ngoài thôi.
  • Chăn ấm, chăn ủ cho bé. Có thể mang theo máy sưởi nếu thời tiết quá lạnh.
  • Mũ len che được tai bé, bao tay, bao chân dày dặn để giữ ấm cho bé.

 

 

5, Một số giấy tờ cần thiết

Một số giấy tờ cần thiết mà các mẹ bầu cần mang theo khi đi sinh để làm thủ tục:

  • Bản gốc và bản sao sổ hộ khẩu gia đình
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân
  • Thẻ bảo hiểm y tế
  • Giấy chuyển viện bảo hiểm y tế (nếu có)
  • Bảo hiểm Quốc tế (nếu có)

Tốt nhất là mỗi loại nên photo ra 2 bản để thuận tiện hơn cho việc làm thủ tục và thanh toán viện phí.

Ngoài ra, để bác sĩ nắm rõ được tình trạng của cả mẹ và bé, quá trình sinh được thuận lợi hơn, các mẹ nên mang theo:

  • Sổ khám thai định kỳ
  • Các phiếu siêu âm, xét nghiệm, chụp X quang gần nhất,…
Giầy tờ cần thiết khi đi sinh
Giầy tờ cần thiết khi đi sinh

6, Người thân cần mang theo những gì?

Người nhà là nguồn tiếp sức lớn trong quá trình mẹ sinh. Ngoài đưa ra lời khuyên động viên cho mẹ thì cũng cần phải mang theo một số đồ như sau:

  • Tiền mặt hoặc thẻ ATM để thanh toán các khoản tiền khi vào viện.
  • Tiền lẻ để tiện gửi xe hoặc mua đồ ăn
  • Điện thoại, sạc dự phòng, máy ảnh,… để ghi lại những giây phút vượt cạn của mẹ và khoảnh khắc chào đời của con.
  • Nên mang 1 đôi dép hoặc giày thể thao để dễ dàng di chuyển trong viện
  • Quá trình sinh nở sẽ diễn ra khá lâu vì vậy cần mang theo một ít đồ ăn, thức uống để phòng khi đói
  • Dụng cụ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, bàn chải,…
  • Có thể mang theo một vài vỉ thuốc đau đầu, 1 cái gối để phòng lỡ phải ngủ trực.

7, Một số lưu khi khi chuẩn bị đồ đi sinh

  • Trước khi chuẩn bị đồ, mẹ và bố nên hỏi qua kinh nghiệm của người đi trước để lựa chọn nơi sinh phù hợp và mua những đồ thiết yếu.
  • Bố và mẹ nên tìm hiểu các loại đồ ăn mẹ sau sinh nên ăn và nên tránh. Sau đó lên danh sách và đi mua trước thời gian dự sinh khoảng 1 tuần.
  • Việc chuẩn bị tâm lý và kỹ năng trong phòng sinh cũng rất quan trọng, giúp mẹ bầu sinh dễ dàng thuận lợi và thai nhi dưỡng khí tốt hơn. Mẹ nên dành thời gian 2 tuần cuối thai kỳ để tìm hiểu về các giai đoạn chuyển dạ, dấu hiệu sắp sinh, kỹ thuật thở, thư giãn, dùng sức khi sinh.
  • Mẹ nên tìm hiểu về tâm sinh lí cơ thể sau sinh, đặc biệt là vấn đề tiểu không kiểm soát, trầm cảm sau sinh để biết cách tránh và xử lý nếu mắc phải.
  • Vào 1-2 tuần cuối thai kỳ, mẹ hãy cùng bố trò chuyện, trao đổi về cuộc sống khi có em bé để không bị bối rối, bỡ ngỡ khi lần đầu có bé yêu.
  • Vào khoảng tuần thứ 37-38 của thai kỳ, mẹ nên đi khám thai và xin ý kiến bác sĩ về việc nên sinh như thế nào, sinh thường hay sinh mổ là tốt nhất. Có thể hỏi bác sĩ cách chăm sóc phụ khoa sau sinh để vết thương không bị nhiễm trùng và mau lành.
  • Chuẩn bị đồ sinh mổ thì quần áo của mẹ và bé nên chuẩn bị nhiều hơn vì nằm viện sẽ lâu hơn (5-7 ngày). Những mẹ được chỉ định sinh thường cũng nên chuẩn bị dôi ra một ít vì nếu không may trong quá trình sinh khó thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ. Tuy nhiên không nên mang theo quá nhiều vì giỏ đồ đi sinh càng gọn nhẹ sẽ càng tốt.
  • Một tinh thần tốt rất quan trọng cho sự sinh nở, vì vậy mẹ hãy thư giãn, làm những việc mình yêu thích, có thể đi massage, mua sắm, tám chuyện với bạn,…
  • Giấy tờ là vật vô cùng quan trọng vì vậy hãy cất vào tập hồ sơ riêng biệt và cho vào túi xách riêng, tránh để lần vào giỏ đồ mẹ nhé.
  • Tiền đi sinh mẹ nên để người thân giữ và cất vào vị trí an toàn, tránh việc mất cắp hay rơi rớt xảy ra. Tốt nhất chỉ nên để lại một ít tiền lẻ, còn lại thì chuyển vào thẻ ATM.
  • Để tránh việc mua thừa đồ và quá nhiều,tốn kém chi phí, mẹ nên tìm hiểu bệnh viện nơi mình sinh bao trọn gói và cung cấp những gì mẹ nhé.
  • Trong lúc chuẩn bị và xếp đồ vào giỏ, mẹ nên làm cùng người thân. Ngoài việc cùng nhau trò chuyện để tâm lý thoải mái thì việc làm cùng này sẽ giúp cả hai đều biết vị trí đồ đạc, dễ dàng tìm kiếm khi cần.
  • Mẹ nên chuẩn bị một giỏ đồ nhiều ngăn, phân loại đồ và xếp gọn gàng để dễ lấy khi cần dùng. Tốt nhất là tách riêng đồ mẹ và đồ bé để khi cần dùng không phải bới tung cả giỏ đồ mẹ nhé. Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu các cách xếp đồ sao cho nhỏ gọn nhất để tiết kiệm diện tích.
  • Da em bé sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy quần áo của bé nên được giặt riêng với nước giặt chuyên dụng. Tránh giặt chung đồ với người lớn.

Chuẩn bị mặt vật chất là không thể thiếu, tuy nhiên để sinh em bé thuận lợi thì một tinh thần tốt và tâm lý sẵn sàng là vô cùng quan trọng. Trên đây là danh sách các đồ cần chuẩn bị khi đi sinh và một vài lời khuyên cho các mẹ. ITP Pharma xin chúc mẹ thật nhiều sức khỏe và sinh em bé thuận lợi nhé!

Xem thêm một số bài viết cho mẹ và bé:

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn