Đường ăn kiêng là gì? Sử dụng như thế nào để có lợi với sức khỏe nhất?

Ngày viết:
Đường ăn kiêng là gì?
Đường ăn kiêng là gì?
5/5 - (2 bình chọn)

Đường là gia vị cần thiết cho mỗi bữa ăn hàng ngày đồng thời cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất lớn cho cơ thể. Tuy nhiên việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây ra các bệnh lí nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Giải pháp được nhiều người hảo ngọt tìm đến lúc này chính là đường ăn kiêng. Vậy đường ăn kiêng là gì và có thực sự tốt? Hãy cùng Nhà thuốc online ITP Pharma tìm hiểu vấn đề này nhé!

1. Đường ăn kiêng là gì?

Đường ăn kiêng là cách gọi chung của các chất tạo ngọt được chiết xuất từ các loại hoa quả hạt có vị ngọt hoặc được tổng hợp hóa học. Khác với đường thông thường, nó có thể chứa rất ít hoặc không có năng lượng. Chính vì vậy, các loại đường ăn kiêng ngày càng phổ biến và đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt và được phép lưu hành tại hơn 150 quốc gia trên thế giới.

Đường ăn kiêng là gì?
Đường ăn kiêng là gì?

2. Đường ăn kiêng có lợi với sức khỏe như thế nào?

Điểm đặc biệt của các loại đường ăn kiêng là thành phần của chúng không chứa các loại đường chủ yếu gây sâu răng như sucrose (đường mía), glucose,… Nhờ vậy, chúng giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, hạn chế tăng đường huyết, tăng cân mất kiểm soát hay giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gan, trí não hay thậm chí là ung thư (do saccharin có thể gây ung thư nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài).

Mặt khác, đường ăn kiêng vẫn đảm bảo được vị ngọt như các loại đường bạn hay ăn nên sẽ không làm giảm khẩu vị của người dùng và mùi vị của thực phẩm khi chế biến. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng đường ăn kiêng làm bánh, kẹo, rau câu, chè… hay bất kì món ngọt nào khác.

3. Đối tượng nên sử dụng đường ăn kiêng?

Theo các chuyên gia y tế, đường ăn kiêng vẫn đảm bảo lượng calo tối thiểu cơ thể cần nếu sử dụng thay thế các đường thông thường mà không làm tăng đường huyết và không chuyển hóa thành mỡ thừa. Chính vì thế, những người mắc bệnh đái tháo đường, lipid máu cao, cao huyết áp, xơ vữa động mạch,… nên sử dụng đường ăn kiêng cho bữa ăn của mình để điều trị và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Không chỉ vậy, đường ăn kiêng cũng là lựa chọn hợp lý đối với một số người đang trong chế độ ăn giảm cân (ví dụ như Keto, low-carb). Một số người bị mụn trứng cá nội tiết thích ăn ngọt cũng nên sử dụng đường ăn kiêng thay cho đường kính vì ăn nhiều đường kính có thể làm tăng nồng độ hormone insulin trong máu. Điều này dễ khiến cho tình trạng mụn càng trầm trọng hơn (do insulin khiến da tăng tiết dầu, dễ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông).

Đối tượng nào nên sử dụng đường ăn kiêng?
Đối tượng nào nên sử dụng đường ăn kiêng?

4. Một số loại đường ăn kiêng phổ biến hiện nay

4.1. Đường ăn kiêng tự nhiên

4.1.1. Đường Fructose

Fructose là một cái tên quen thuộc thường được tìm thấy trong hầu hết các loại quả.
Fructose cung cấp năng lượng tương đương với đường saccharose hay glucose nhưng hấp thu chậm hơn và khả năng làm tăng đường huyết thấp hơn so với hai loại đường trên. Fructose cũng ít gây sâu răng hơn so với saccharose.

Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều fructose trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ tích mỡ ở gan, thậm chí là tình trạng kháng insulin. Fructose cũng không giảm cảm giác thèm ăn như glucose nên có thể khiến bạn ăn nhiều hơn dẫn đến việc tăng cân mất kiểm soát.

4.1.2. Đường Alcohol

Mặc dù được gọi là Alcohol nhưng loại đường này không hề chứa cồn hay có mùi như các loại rượu bia. Đường Alcohol là carbohydrate được chiết xuất từ các loại trái cây và thảo mộc có vị ngọt. Nó ít ngọt hơn so với đường mía. Một số đường Alcohol phổ biến thường được dùng như Isomalt, Mannitol, Sorbitol, Maltitol, Xylitol,…

Đường Alcohol ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong sản xuất kẹo, mứt trái cây, chewing gum, chocolate, kem đánh răng, nước súc miệng, những sản phẩm bánh nướng được dán nhãn là “không đường”, low-carb”,… Bởi khi thêm vào thực phẩm thay thế đường thông thường, đường alcohol vẫn tạo được vị ngọt và giữ cho thực phẩm có độ ẩm, thêm cảm giác mát và không bị chuyển thành màu nâu khi nướng.

Đặc biệt, đường alcohol không gây sâu răng, không làm tăng đột ngột lượng đường trong máu và có chứa ít năng lượng hơn đường tinh do cơ thể không hấp thụ hoàn toàn đường alcohol.

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến đường alcohol. Tuy vậy, với lượng dùng quá lớn thì đường alcohol có thể gây một số rối loạn về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng hay tiêu chảy.

4.1.3. Chất tạo ngọt tự nhiên

Loại đường này khá gần gũi với chúng ta và được sử dụng phổ biến tại gia đình và cả trong công nghiệp thực phẩm. Có thể kể đến một số loại như nước trái cây cô đặc, mật hoa, mật ong, mật đường, maple syrup,… Chúng thường được dùng để cho vào các món tráng miệng, trà, thức uống ngọt, ngũ cốc… để thay đường và tăng hương vị cho món ăn một cách an toàn.

Ngoài độ ngọt ra thì các chất làm ngọt tự nhiên này còn chứa các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Giá trị dinh dưỡng của chúng cũng tương đương với đường tinh.Chẳng hạn như mật ong, sản phẩm cuối cùng trong cơ thể cũng đều là glucose và fructose. Chính vì vậy, sử dụng quá nhiều đường tự nhiên cũng có thể dẫn đến những vấn đề như tăng cân, tăng mỡ máu, sâu răng…

Ngoài ra, trong những năm gần đây, một số loại đường có nguồn gốc tự nhiên khác đang dần chiếm được lòng tin người tiêu dùng thậm chí là cả các chuyên gia như:

Đường cỏ ngọt: với tên gọi khác là Stevioside là một chất tạo ngọt tự nhiên có nguồn gốc từ cây cỏ ngọt. Độ ngọt của nó thường gấp 100-300 lần so với đường thông thường. Liều hàng ngày chấp nhận được là 4mg/kg/ngày.
Đường cỏ ngọt không gây tăng đường huyết, không sinh calo nên không làm tăng cân. Vì có nguồn gốc thực vật nên độ an toàn của nó cũng được đánh giá cao hơn so với các loại đường hóa học nhân tạo. Hạn chế lớn nhất của loại đường này là hậu vị đắng đặc trưng của cỏ ngọt khiến nhiều người không thoải mái khi sử dụng.

Đường bắp: là kết quả của quá trình chế biến tinh bột bắp tự nhiên. Khác với các loại đường thông thường, đường bắp thành phẩm ở dạng lỏng. So với đường trắng, độ ngọt của đường bắp thấp hơn nhưng giúp hỗ trợ duy trì đường huyết nhờ có Chromium picolinate trong thành phần và không gây sâu răng.

Đường từ La Hán Quả: loại đường chiết xuất từ la hán quả này có vị ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng lại ít calo hơn. Nó thường được dùng trong giải khát và kể cả trong một số bài thuốc cổ truyền.

Một số chất làm ngọt tự nhiên
Một số chất làm ngọt tự nhiên

4.2. Đường ăn kiêng nhân tạo

Loại đường này có độ ngọt cao gấp nhiều lần đường kính thông thường nhưng không chứa calorie và thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm như sản xuất bánh, kẹo ngọt, trái cây đóng hộp, thạch,… Một số đường nhân tạo phổ biến bao gồm chất làm ngọt tổng hợp hóa học và có nguồn gốc từ các loại thảo dược:

4.2.1. Aspartam

Aspartam có độ ngọt gấp 200 lần đường kính. Nó khá an toàn với mức sử dụng hàng ngày là 50mg/kg/ngày. Tuy nhiên, aspartam dễ bị phân hủy bởi nhiệt nên không thường được sử dụng trong quá trình nấu nướng. Nếu muốn sử dụng, bạn nên cho vào thức ăn sau khi đã chế biến.

4.2.2. Saccharin

Loại đường này ngọt gấp 300 lần đường thông thường. Ưu điểm của nó là không bị phân hủy khi đun nóng ở nhiệt độ cao. Mức an toàn sử dụng hàng ngày là 5mg cho mỗi ký thể trọng.

4.2.3. Acesulfam K

Acesulfam K cũng là một đường nhân tạo không bị phân hủy bởi nhiệt độ. Nó ngọt gấp 200 lần đường kính nhưng lại có vị hơi đắng nếu không kết hợp với các chất tạo ngọt khác. Mức an toàn là 15mg/kg/ngày.

4.2.4. Sucralose

Đây là loại ngọt nhất trong số các đường nhân tạo thường dùng, gấp 600 lần đường thông thường. Nó không bị phân hủy ở nhiệt độ nóng hay lạnh nên có thể sử dụng cho mục đích chế biến thức ăn. Với độ ngọt cao, sucralose được khuyên dùng với liều lượng rất ít và mức an toàn là 5mg trên một ký thể trọng.

4.2.5. Cyclamate

Cyclamate có độ ngọt thấp nhất so với các đường nhân tạo khác. Nó ngọt hơn 30-50 lần so với đường trắng và có thể sử dụng trong nấu nướng do bên với nhiệt. Cyclamate có một nhược điểm là hậu vị không tự nhiên nên thường được phối hợp với saccharin để hạn chế dư vị. Liều hàng ngày chấp nhận được là 11mg/kg/ngày.

Độ an toàn của các chất tạo ngọt nhân tạo hiện vẫn đang còn vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn gốc tổng hợp hóa học của chúng. Một số ý kiến cho rằng chúng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thậm chí cả ung thư mặc dù chưa có bằng chứng nào cho thấy chất tạo ngọt nhân tạo gây ra căn bệnh nguy hiểm này.

Một số loại đường hóa học phổ biến
Một số loại đường hóa học phổ biến

5. Cách dùng đường ăn kiêng hiệu quả nhất

Các sản phẩm đường ăn kiêng hiện nay thường được đóng gói riêng lẻ phục vụ mục đích cá nhân hoặc sử dụng đại trà trong công nghệ thực phẩm với những quảng cáo là “sugar-free” (không đường), “diet” (ăn kiêng),… Tuy vậy, không có nghĩa là chúng hoàn toàn không có năng lượng. Trên bao bì các sản phẩm cũng hướng dẫn sử dụng rất chung chung liều lượng dùng sản phẩm. Chính vì vậy, bạn cần lựa chọn các sản phẩm uy tín, xem kĩ thành phần, xác định xem sản phẩm thuộc loại đường nào để có cách sử dụng an toàn và hợp lí. Mức sử dụng khuyến cáo với đường là 20mg/người/ngày đối với người bình thường. Đối với đường hóa học cụ thể, hàm lượng này có thể thấp hơn.

Một lưu ý rằng bạn không nên sử dụng quá nhiều đường, kể cả đó có là đường ăn kiêng. Chỉ nên dùng đường khi bản thân quá thèm ăn hoặc để tăng hương vị cho món ăn. Tập thói quen ăn nhạt, ăn ít đường sẽ là biện pháp lâu dài để đảm bảo đem lại một sức khỏe tốt cho mỗi người.

Đối với người bị tiểu đường, béo phì,… cần có sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị để có mức độ sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Khi dùng một loại đường ăn kiêng mới để thay thế, bạn nên kiểm tra mức độ tăng đường huyết sau khi sử dụng để điều chỉnh liều lượng phù hợp, đặc biệt là với người có nguy cơ và bị bệnh đái tháo đường, béo phì.

Cách dùng đường ăn kiêng hiệu quả nhất
Cách dùng đường ăn kiêng hiệu quả nhất

6. Một số sản phẩm đường ăn kiêng được khuyên dùng

6.1. Đường bắp Maize Slim:

Là một sản phẩm của Mediphar USA, đường bắp Maize Slim giúp hỗ trợ duy trì lượng đường trong máu đồng thời chứa ít calorie nên phù hợp với những người bị bệnh đái tháo đường, béo phì, xơ vữa động mạch… và những người muốn phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm này. Ngoài ra sản phẩm còn bổ sung Inulin (một chất xơ có nguồn gốc thực vật) giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, chống táo bón.

6.2. Đường ăn kiêng Lakanto của Nhật:

Lakanto là loại đường ăn kiêng có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, được chiết xuất từ quả La Hán có độ tinh khiết cao, vị ngọt đảm bảo được khẩu vị người dùng. Sản phẩm cung cấp được một lượng calo tối thiểu cho bữa ăn hằng ngày nhưng không gây tích mỡ và tăng đường huyết sau ăn. Đây là lựa chọn tối ưu cho những người đang cần một chế độ ăn lành mạnh.

6.3. Đường ăn kiêng Cologrin của Đức:

Đến từ thương hiệu KRUGER nổi tiếng tại Đức, Cologrin đã được phân phối đến hơn 100 quốc gia trên thế giới. Thành phần chính của sản phẩm là chất tạo ngọt nhân tạo aspartame có độ ngọt cao nên chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ để thay thế cho đường trắng mà năng lượng cung cấp thấp hơn rất nhiều. Cologrin là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho đường thông thường đối với những người có chế độ ăn giảm ngọt. Sản phẩm được chứng minh là an toàn cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

6.4. Đường ăn kiêng Splenda:

Đường ăn kiêng Splenda được đóng gói thành nhiều gói nhỏ 1g tiện lợi cho người ăn kiêng keto, tiểu đường, người bị bệnh răng miệng thông thường… Thành phần chủ yếu của sản phẩm là Sucralose – chất tạo ngọt nhân tạo không có giá trị dinh dưỡng. Sucralose đã được thêm vào hàng trăm món ăn trên thế giới và Splenda là thương hiệu đường ăn kiêng yêu thích của đa số người dân Mỹ.

6.5. Đường ăn kiêng Isomalt Biên Hòa Light:

Isomalt Biên Hòa là một sản phẩm tự nhiên được chế biến từ củ cải đường với vị ngọt vừa phải, không gắt. Ưu điểm lớn nhất của Isomalt là không gây sâu răng, không ảnh hưởng đường huyết, chống béo phì. Sản phẩm phù hợp cho cả những bệnh nhân tiểu đường. Isomalt đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Nhật,…

6.6. Đường ăn kiêng Hermesetas Stevia:

Đây là sản phẩm đường ăn kiêng chiết xuất từ cây cỏ ngọt nổi tiếng của Thụy Sĩ. Với độ ngọt tự nhiên, sản phẩm là sự lựa chọn sáng suốt để thay thế cho đường kính thông thường, đặc biệt phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường, người ăn kiêng nhờ có steviosides không ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu. Kết hợp với Steviol Glycosides còn có Maltodextrin, Inulin, Oligofructose, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngừa chảy máu chân răng, tăng hấp thu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng,…

7. Đường ăn kiêng mua ở đâu?

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm đường ăn kiêng ở các hiệu thuốc, siêu thị, các cửa hàng tạp hóa lớn, cửa hàng chuyên đồ ngoại hoặc các trang thương mại điện tử uy tín như lazada, tiki, shopee, sendo,… Dù mua ở đâu thì bạn cũng nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Sử dụng đường ăn kiêng hợp lí
Sử dụng đường ăn kiêng hợp lí

8. Đường ăn kiêng giá bao nhiêu?

Giá của đường ăn kiêng tùy thuộc vào thương hiệu và chất lượng sản phẩm bạn chọn, dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm. Thường thì các sản phẩm nhập khẩu sẽ có giá đắt hơn hàng nội địa. Bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và túi tiền của bản thân.

9. Một số lưu ý khi dùng đường ăn kiêng

9.1. Dùng nhiều đường ăn kiêng có hại không?

Có thể thấy được nhiều lợi ích to lớn của đường ăn kiêng mang lại cho sức khỏe. Mỗi loại thực phẩm thuộc nhóm glucid (tinh bột, đường) đều có một chỉ số đường huyết GI (chỉ số phản ánh khả năng làm tăng đường huyết sau ăn của thực phẩm) khác nhau. Đường ăn kiêng có chỉ số GI thấp nên đặc biệt được khuyên dùng cho những người cần một chế độ ăn kiêng hay bị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nếu lạm dụng đường ăn kiêng quá nhiều thì vẫn có nguy cơ làm tăng đường huyết hoặc tăng cân do những thành phần khác đi kèm trong sản phẩm đường ăn kiêng. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, đường ăn kiêng khiến bạn nhanh đói và kích thích cảm giác thèm ăn của bạn, khiến bạn dễ rơi vào tình trạng ăn uống vô độ. Hệ quả của việc này có thể khiến chế độ ăn kiêng của bạn trở nên vô ích. Do đó, tốt nhất bạn nên tập thói quen ít ăn ngọt và nên ăn trái cây để thay thế đường.

9.2. Đường ăn kiêng bao nhiêu calo, có giúp giảm cân không?

Hầu như các loại đường ăn kiêng đều không hoặc chứa rất ít lượng calorie mà vẫn đảm bảo được vị ngọt, không làm giảm khẩu vị người dùng như khi dùng đường kính thông thường. Nhờ vậy, nó sẽ không làm tích lũy mỡ thừa, tránh bị thừa cân, béo phì. Tuy vậy, những thực phẩm sử dụng đường ăn kiêng, thường được quảng cáo là “sugar-free”, “diet”,… nhưng không có nghĩa là chúng hoàn toàn không gây béo. Vì bản thân những thành phần khác trong sản phẩm vẫn có thể chứa năng lượng. Chính vì thế, bạn vẫn không nên quá lạm dụng.

 

2 BÌNH LUẬN

    • Khi đang trong thời kì mang thai bạn nên hạn chế những sản phẩm có chứa nhiều đường để hạn chế tăng cân và nguy cơ mắc phải đái tháo đường thai kì. Nếu thèm ngọt, bạn có thể sử dụng một số loại đường ăn kiêng như đường cỏ ngọt, đường la hán quả,… Những loại đường này có thể thay thế đường kính thông thường mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng thai kỳ.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn