Guidelines chẩn đoán và quản lý suy gan cấp theo NASPGHAN 2022

Ngày viết:
Guidelines chẩn đoán và quản lý suy gan cấp theo NASPGHAN 2022
Guidelines chẩn đoán và quản lý suy gan cấp theo NASPGHAN 2022
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Guidelines chẩn đoán và quản lý suy gan cấp theo NASPGHAN 2022 tải pdf Tại đây.

Tiêu chuẩn tham khảo từ uptodate

Rối loạn chức năng gan cấp ờ trẻ em được định nghĩa với sự hiện diện của 3 tiêu chuẩn sau:

  • Khởi phát cấp tính – Suy gan khởi phát cấp tính trong vòng 8 tuần biểu hiện bệnh gan/lâm sàng ở bệnh nhân không có bằng chứng bệnh gan mạn trước đó.
  • Bằng chứng sinh hóa của tổn thương gan cấp (1 hoặc cả 2 tiêu chuẩn):
    • Tổn thương tế bào gan – AST hoặc ALT > 100 IU/L
    • Rối loạn chức năng đường mật – Bil toàn phần > 5 mg/dL (85.5 umol/L); Bil trực tiếp hoặc liên hợp > 2 mg/dL (34.2 umol/L), và/hoặc GGT > 100 1U/L.
  • Rối loạn đông máu – dai dẳng sau khi cho vitamin K được định nghĩa như sau:
    • PT > 15s hoặc INR > 1.5 với bằng chứng bệnh não gan (HE)
    • PT > 20s hoặc 1NR > 2, có hoặc không có bệnh não gan. HE không cần nếu rối loạn đông máu nặng vì nó khó đánh giá ờ trẻ em và có thế không biểu hiện lâm sàng cho đến giai đoạn cuối của bệnh.

Bảng 1. Tiêu chuẩn PALFSG

BẢNG 1. Tiêu chuẩn PALFSG – Thỏa mãn đủ 3 tiêu chuẩn sau
Bệnh gan cấp không có bằng chứng của bệnh gan mạn.

Bằng chứng sinh hóa tổn thương gan nặng.

Rối loạn đông máu không điều chỉnh được với vitamin K:

  • PT ≥ 15s hoặc INR ≥ 1.5 với bằng chứng bệnh lý não gan hoặc
  • PT ≥ 20s hoặc INR > 2 có hoặc không có bệnh não gan

INR – international normalized ratio; PALFSG – Pediatric Acute Liver Failure Study Group

Biểu hiện lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng của PALF dựa vào tuổi và nguyên nhân. Thường là một pha tiền triệu với các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, tiền sử sốt thất thường (thỉnh thoảng). Đứa trẻ có thể được khám và điều trị hỗ trợ hoặc điều trị theo kinh nghiệm mà không cải thiện. Có thể không phát hiện bệnh lý gan cho đến khi vàng da rô ràng trên lâm sàng, hoặc các xét nghiệm chức năng gan xấu đi.

Bệnh sử quan trọng

Hỏi về vàng da, các thay đổi hành vi hoặc chú ý có thể phản ánh diễn tiến HE (bệnh não gan). Ngoài ra các thông tin bệnh sử cần khai thác liên quan đến nguyên nhân thường gặp trong bảng 2. Các nguyên nhân khác nhau theo tuổi và tiền sử.

North American Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition Position Paper on the Diagnosis and Management of Pediatric Acute Liver Failure 2022

Bảng 2. Các khía cạnh quan trọng trong định hướng nguyên nhân

BẢNG 2. Nguyên nhân quan trọng gây PALP
Nguyên nhân Thông tin tiền sử
Nhiễm trùng Du lịch gần đây

Tiếp xúc người bệnh

Ngộ độc Dùng thuốc kê toa và không ke toa

Thảo dược

Tiền sử tiêm chích ma túy

Ăn nấm hoang dại

Tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp

Bệnh tự miễn
Chuyển hóa
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tự miễn

Tiền sử chậm phát triển tinh thần vận động

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý gan

Tiền sử gia đình có sẩy thai muộn hoặc trẻ nhũ nhi mất sớm

Các đợt rối loạn tri giác hoặc lú lẫn

PALFSG = Pediatric Acute Liver Failure Study Group.

Các điểm quan trọng trong thăm khám

Thăm khám có thể bình thường trong giai đoạn sớm của ALF. Tuy nhiên, ban đầu, thăm khám thần kinh được thực hiện để đánh giá tri giác (eg, chú ý, lú lẫn, định hướng) và thần kinh (eg, phản xạ bisk, dấu babinski) biểu hiện của H E. Các dấu hiệu thăm khám bệnh gan mạn là cần thiết và có thể định hướng theo hệ cơ quan (Bảng 3).

Bảng 3. Các biểu hiện thăm khám gợi ý bệnh gan mạn hoặc trước đó

BẢNG 3. Các triệu chứng thăm khám gợi ý bệnh gan mạn trước đó
Hệ Cơ quan Các đặc điểm thăm khám
Toàn trạng Chậm lớn

Bộ mặt bất thường

Bụng Gan lách to gợi ý tăng áp cửa

Báng bụng

Ngón tay dùi trống

Cơ xương khớp Xanthomas

Tuần hoàn bàng hệ

Da Phù ngoại biên
Hình 1. Lưu đồ quản lý chung các bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn PALF
Hình 1. Lưu đồ quản lý chung các bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn PALF

Dịch và điện giải

Không ổn định tim mạch, bù dịch hồi sức hoặc dịch keo nên được ưu tiên. Nếu không cần bù dịch hồi sức, tống dịch truyền nên bắt đầu hạn chế khoảng 90% dịch duy trì để tránh quá tải dịch. Dịch khởi đầu với glucose ưu trương (D10) pha % nước muối sinh lý và cung cấp 15 mEq K*/L. Dịch có điện giải như Ringerlactate nên tránh. Tốc độ truyền đường cao đến 10- 15 mg/kg/phút theo cân nặng lý tưởng có thể cần để ổn định đường máu (từ 90-120 mg/dL) và thường cần truyền dung dịch glucose ƯU trương qua tĩnh mạch trung tâm. Hạ Phospho máu sâu và cần bổ sung p để duy trì ngưỡng trên 3 mg/dL. Quá tải dịch có thể tích tụ ở phổi và phù ngoại biên, báng bụng và phù não, trong khi thiếu dịch có thể thúc đẩy hội chứng gan thận, tổn thương thận cấp, bệnh não gan diễn tiến xấu đi và tụt huyết áp.

Bệnh não gan và tăng NH3 máu

Tất cả trẻ PALF nên được đánh giá bằng chứng và mức độ nặng của bệnh não gan (HE) theo Bảng 6. HE là thử thách trong đánh giá và có thể không rõ ràng trên lâm sàng đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thay đổi tri giác do bệnh nặng, mất bù chuyển hóa, bất thường điện giải, không ổn định huyết động; tuy nhiên, xác định HE vẫn là tiêu chuẩn vì sự hiện diện. của nó và mức độ giúp định hướng đánh giá lâm sàng (Bảng 4). NH3 75 umol/L là ngưỡng hiếm xuất hiện tăng áp lực nội sọ. Ngược lại, NH3 > 100 umol/L ở thời điểm nhập viện dự đoán phát triển HE nặng, và nồng độ > 200 umol/L liên quan nhiều đến thoát vị não. Do đó, điều trị nội khoa với đích làm giảm NH3 thường được mô tả (Bảng 5). Lactulose có thể ưu thế hơn Rifaximin do cơ chế tác động và thời gian tác dụng lâm sàng ngắn; tuy nhiên không có dữ liệu tuyệt đối cho thấy tác dụng hoặc kết cục.

Bảng 4. Đánh giá lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá chẩn đoán PALF

BẢNG 4. Đánh giá lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá chẩn đoán trong PALF
Xét nghiệm ban đầu không phụ thuộc vào độ tuổi Test chẩn đoán theo lứa tuổi Khuyến cáo theo tuổi
Chức năng gan PT/INR

Bilirubin toàn phần và phân đoạn

Protein toàn phần và albumin

Nghi ngờ nguyên nhân

Nhiễm herpes toàn thân

Khuyến cáo test PCR Hepes trong máu

Amino acid huyết thanh

< 3 mo

x

x

3 mo to 18 y

x

x

Đánh giá đa cơ quan NH3

Glucose

BMP + Ca, Mg, P

CBC + PLT

Amylase và lipase

Chu trình ure; các rối loạn chuyển hóa khác

Sàng lọc GALD

Sàng lọc bệnh ty thể

Khiếm khuyết FAD

Amino acid huyết thanh

Nhiễm EV toàn thần

Ngộ độc acetaminophen

Ferritin

Lactase; pyruvate

Acylcamitine huyết tương

Succinylacetone niệu

PCR EV máu

Nồng độ acetaminophen

x

x

x

x

x

 

x

x

x

x

 

x

Tổn thương gan Khí máu (tĩnh mạch hoặc động mạch)

ALT

AST

GGT

Ferritin

Viêm gan A

Viêm gan B

Nhiễm EBV

Bệnh tự miễn

Bệnh Wilson

HAV IgM

HBsAg

EBV VCA IgM hoặc PCR

ANA

Anti-smooth muscle Ab IgG

Ceruloplasmin

Đồng niệu 24h

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Tần suất đánh giá HE
Mỗi 30 phút HE độ 0-1 HE độ 2 HE độ III-IV

Khám thần kinh

Tiếp xúc DIL 1/HDS

Galactosemia và tyrosinemia

Viêm gan B ở trẻ sơ sinh

Nhiễm virus

HLH

Dị dạng giải phẫu/mạch máu

Nhiễm trùng

Tiền sử dùng thuốc

Xác nhận kết quả sàng lọc sơ sinh

Xác nhận viêm gan B huyết thanh mẹ

Test virus adeno, V, HHV-6

Parvovirus, cúm

IL2R, ferritin, triglyceride

Siêu âm bụng

Cấy máu

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Mỗi 60 phút Khám thần kinh Sinh hiệu
Mỗi 2 giờ Khám thần kinh Sinh hiệu
Mỗi 4 giờ Sinh hiệu Sinh hiệu
Mỗi 6 giờ Sinh hiệu Dextrostik, BMP, Mg, NH3, CBC
Mỗi 8 giờ Dextrostik Dextrostik, BMP, Mg, NH3, CBC, chức năng gan Dextrostik, BMP, Mg, NH3, CBC
Mỗi 12 giờ Dextrostik, BMP, Mg, NH3, CBC, chức năng gan Chức năng gan
BẢNG 5. Chẩn đoán và chiến lược điều trị các biến chứng thường gặp trong PALE
Biến chứng Chẩn đoán Điều trị
Dịch và điện giải

Tăng/giảm đường huyết

Theo dõi
  • Duy tri glucose máu từ 90-120 mg/dL
  • Cả tăng và giảm đường huyết đều liên quan đến biến chứng
  • Hạ đường huyết sâu có thể gợi ý các khiếm khuyết chuyển hóa và nên làm thêm các xét nghiệm bao gồm NH3, lactate, amino acids huyết thanh
  • Truyền đường với tốc độ 10-15 mg/kg/phút và nồng độ glucose có thể trên 20% đề duy trì lượng đường thích hợp
Tăng/hạ natri máu Theo dõi
  • Duy trì lượng natri 2-3 mEq/kg/ngày
  • Điều trị hạ natri máu khi bệnh nhân có triệu chứng hole Na < 120 mEq/L
  • Duy trì Na từ 145 – 155 mmol/L có thể cải thiện tăng áp lực nội sọ nhưng chỉ tạm thời và nên tránh tăng Na máu
Hạ phospho máu

Báng bụng

Theo dõi

Thăm khám, hình ảnh học (siêu âm, CT)

  • Hạ p máu là thường gặp và nên điều trị để giữ nồng độ huyết thanh trên 3 mg/dL
  • Thường do giảm albumin, quá tải dịch, và nhiễm trùng
  • Điều trị yếu tố thúc đẩy nếu phát hiện ra
  • Hạn chế dịch
  • Dùng lợi tiểu trong những trường hợp dai dẳng hoặc các biến chứng quá tải dịch (suy hô hấp)
  • Lợi tiểu tích cực có thể thúc đẩy HRS
HE và tăng NH3 máu Thăm khám, EEG, CT Điều trị hỗ trợ:

  • Nằm đầu cao 30 độ
  • Phòng yên lặng, không có tiếng ồn
  • Giảm thiểu hút nội khí quản nếu đặt ống

Điều trị thuốc:

  • Xem xét giảm lượng protein ăn vào xuống 1 mg/kg
  • Lactulose 0.5 cc/kg/liều lên đến 30 cc/liều; điều chỉnh để đi ngoài 2-4 lần/ngày: môi trường acid trong lòng ruột thúc đẩy chuyển hóa NH3 được hệ vi khuẩn ờ ruột tạo ra thành NH4+, do đó làm giảm hấp thu ở ruột.
  • Rifaximin làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột và giảm tổng hợp NH3; hiệu quả tương đương với lactulose ở người lớn, nhưng dữ liệu còn ít ỏi ở trẻ em
  • Các nghiên cứu còn tranh cãi về hiệu quả L-ornithine-L-aspartate ở người lớn, nhưng chưa có nghiên cứu thỏa đáng ở trẻ em.
  • Xem xét điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm và các thiết bị hỗ trợ extracorporeal.

Các yếu tố thúc đẩy bùng phát bao gồm: sepsis, shock hoăc tụt huyết áp, xuất huyết tiêu hóa, suy thận, rối loạn điện giải

Phù não CT não

Theo dõi

ICP Siêu âm ONSD

Theo dõi ICP:

  • Bệnh nhân hôn mê giai đoạn III hoặc IV
  • Cần thở máy
  • EEG với slewing
  • Tăng NH3
  • CT có hình ảnh phù não
  • Xuất huyết là biến chứng đáng sợ nhất trong đặt bolt xâm lấn
  • Các đánh giá không xâm lấn bao gồm ONSD, NIRS, TMD và TCD

Mục tiêu chung:

  • Ổn định hoặc cải thiện lâm sàng
  • ICP<20m-nHg
  • Duy trì áp lực tưới máu não > 50 mmHg ở trẻ dưới 4 tuổi, > 55 mmHg ở trẻ 4-10 tuổi; và > 60 mmHg ở trẻ trên 10 tuổi

Điều trị đặc hiệu:

  • Hạ thân nhiệt (nhiệt độ trung tâm 32-33 độ C) được báo cáo là cải thiện kết cục một số case series, nhưng không cho thấy lợi ích trong hai thử nghiệm ngẫu nhiên.
  • Indomethacin được nghiên cứu với đặc tính kháng viêm, nhưng mối bận tâm là nguy cơ chảy máu và độc tính lên thận
  • Tăng thông khí để giảm CO2 dưới 34 mmHg. Nhưng có thể đặt bệnh nhân vào nguy cơ thiếu oxy máu.
  • Điều trị tăng áp lực thẩm thấu
    • Manitol 0.5-1 g/kg. Có thể dùng qua đường truyền ngoại biên. Có thể gây lợi tiểu, theo dõi cẩn thận tình trạng huyết động. Không có lợi ích nào khác ngoài áp lực thẩm thấu huyết thanh > 320 mOsm/kg
    • Nước muối ưu trương (2-23.4%) để duy trì natri huyết thanh từ 145 đến 155 mEq/L.
Rối loạn đông máu Tăng INR

Giảm yếu tố V và VII

Giảm fibrinogen

  • Vitamin K repletion – Xem xét đường tĩnh mạch
  • FFP và/hoặc tiểu cầu trong trường hợp chảy máu hoạt động hoặc thủ thuật xâm lấn
  • Tránh dùng FFP và tiểu cầu chì để điều chỉnh INR hoặc cải thiện số lượng tiểu cầu khi không có chảy máu vi truyền cả hai chế phẩm đều liên quan đến tổn thương phổi và quá tải dịch
  • Cryo trong trường hợp fibrinogen thấp (eg, < 100 mg/dL)
  • Yếu tố VII tái tổ hợp được dùng để điều chỉnh INR trước khi đặt theo dõi nội sọ. Nó rất đắt và nguy cơ hình thành huyết khối
  • Protein pro và anti-coagulant đều bị depressed, TEG (thromboelastography) thường bình thường, mặc
Tổn thương thận Tiêu chuẩn RIFLE

Giảm thanh thải creatinin

Giảm lượng nước tiểu

Liệu pháp điều trị thay thế thận liên tục (CRRT)
Nhiễm trùng Cấy dương tính Nếu thay đổi trên lâm sàng hoặc sinh hóa, cấy máu và cấy nội khí quản, nếu đặt NKQ nên được thực hiện và dùng kháng sinh phổ rộng cho đến khi kết quả cấy về âm tính
Rối loạn huyết động Sinh hiệu không ổn định:

  • Tụt huyết áp
  • Tim nhanh
  • Bất thường ECG/echo
Xem xét dùng vận mạch để duy trì huyết áp theo tuổi:

  • NE là thuốc được lựa chọn ở người lớn
  • Vasopressin liều thấp (1-2 đơn vị/giờ) nên được xem xét nếu NE cần escalate

Phù não

Phù não (CE) gây tăng áp lực nội sọ là biến chứng của ALF gây đe dọa tính mạng và là các sự kiện diễn tiến sau cùng liên quan đến HE. Nó thường gặp nhất ở những trẻ HE nặng (độ 111 và IV), và có thể diễn biến nhanh chóng. NH3 > 200 umol/L là yếu tố nguy cơ tử vong và có thể biểu hiện lâm sàng với bất thường đồng tử, tăng huyết áp kịch phát, tăng phản xạ và babinski dương tính. Phẫu thuật là phương pháp nhạy nhất để phát hiện ICP nhưng đồng thời cũng mang lại nguy cơ cho bệnh nhân vì tình trạng rối loạn đông máu gây biến chứng chảy máu được ghi nhận từ 10% đến 20%. Điện não đồ được chỉ định trong trường hợp có bất kỳ cơn giật cơ (myoclonus)/giống co giật, hoặc tri giác đột ngột diễn tiến xấu di. Hỗ trợ huyết động với dopamine hoặc norepinephrine để đảm bảo áp lực tưới máu não theo tuổi.

BẢNG 6. Đánh giá bệnh não gan
Đối với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi
Mức độ Tri giác Phản xạ Dấu thần kinh Thay đổi EEG
Sớm (giai đoạn 1 và 2) Khóc không dỗ được, sleep reversal, không chú ý Không tin cậy/bình thường hoặc tăng phản xạ Khó để khám. Đáp ứng có thể chậm Bình thường hoặc hơi chậm
Nhẹ (giai đoạn 3) Ngủ gà, sững sờ, cáu gắt Không tin cậy có thể giảm, mất, hoặc tăng Khó để khám. Giảm đáp ứng dần với kích thích bên ngoài Bất thường song nền nhẹ hoặc vừa kèm theo sóng chậm
Muộn (giai đoạn 4) Hôn mê, đáp ứng với kích thích đau hoặc không đáp ứng Không tin cậy có thể giảm, mất, hoặc tăng Gồng cứng mất vỏ/mất não Giảm biên độ nặng hoặc chậm
Đối với trẻ em trên 4 tuổi
Mức độ Tri giác Phản xạ Dấu thần kinh Thay đổi EEG
Gđ1, tiền triệu Mood swing: hưng phấn/trầm cảm, hơi lú lẫn, chậm, lôi thôi, nói lắp, rối loạn giấc ngủ Bình thường hoặc tăng phản xạ Run tay, không viết tay được Bình thường hoặc sống chậm lan tỏa
Giai đoạn 2 Diễn tiến từ stage 1: lơ mơ, lú lẫn vừa, hành vi không thích hợp, tiêu tiểu không tự chủ Tăng phản xạ Thất điều, thất ngôn Bất thường, sống chậm toàn thể
Giai đoạn 3 Lú lẫn, ngủ nhiều nhưng vẫn đáp ứng với kích thích, nói nhảm Tăng phản xạ Co cứng Bất thường, sống chậm toàn thể
Giai đoạn 4, hôn mê Có đáp ứng/không với kích thích đau Thường là mất Gồng cứng mất vỏ/mất não Bất thường, sống rất chậm

Rối loạn đông máu/Chảy máu

Cả PT và INR đều tăng trong PALF và là marker trong rối loạn chức năng tế bào gan nặng. Điều đáng lưu ý là bất thường trong tổng hợp các markers này không đồng nghĩa với nguy cơ chảy máu trong PALF vì cả protein tiền đông (eg, yếu tố V, VII, X và fibrinogen) và các protein kháng đông (eg, antithrombin, protein c và protein S) đều giảm. Một số trẻ có thể có biểu hiện của tình trạng tăng động (eg, huyết khối tĩnh mạch cửa). Điều trị ban đầu nên xem xét sự cải thiện các bất thường thông qua chỉ định vitamin K liều theo tuổi và cân nặng (từ 1 mg ở trẻ nhũ nhi đến 10 mg ở trẻ vị thành niên). Điều trị vitamin K đường uống không dùng để điều chỉnh INR trong PALE. Thay vào đó, dùng đường tiêm dưới da. Vitamin K tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cũng được dùng nhưng hiếm hơn vì các tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn. Rối loạn đông máu do thiếu vitamin K nhanh chóng được điều chỉnh sau điều trị. Nếu rối loạn đông máu dai dẳng, nỗ lực “điều chỉnh” các bất thường đông máu bằng huyết tương tươi (FFP) hoặc các chế phẩm tiền đông (procoagulation) nhìn chung nên tránh. Truyền plasma giúp cải thiện các chỉ số xét nghiệm nhưng không cho thấy lợi ích khi dùng dự phòng và có thể góp phần gây quá tải dịch. Hầu hết các trung tâm sẽ truyền huyết tương và/hoặc tiểu cầu trước khi thực hiện thủ thuật xâm lấn, như sinh thiết gan hoặc đặt theo dõi ICP, hoặc trong bệnh cảnh chảy máu gây đe dọa tính mạng. Giảm tiểu cầu liên quan đến tiêu thụ hoặc ức chế tủy xương.

Tổn thương thận

Các nguyên nhân gây rối loạn chức năng thận trong PALF là thường gặp liên quan đến AKl do độc tính các thuốc (eg, NSAID) lên thận hoặc tụt huyết áp toàn thân thứ phát do sepsis hoặc xuất huyết. Vì PALF nhìn chung gặp ở trẻ em được cho là có tiền sử khỏe mạnh trước đó, hầu hết tổn thương thận được cho là cấp tính và phục hồi được. Bệnh nhân cần veno-venous hemofiltration liên tục hoặc điều trị thay thế thận để duy trì cân bằng dịch khi chức năng thận suy. Ở những bệnh nhân rối loạn chức năng thận thứ phát do hội chứng gan thận, phục hồi song song với cải thiện chức năng gan.

Nhiễm trùng

Bệnh nhân ALF tăng nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn và sepsis do rối loạn chức năng hệ miễn dịch. Bằng chứng nhiễm trùng mờ nhạt, như tim nhanh, chảy máu (eg, tiêu hóa, phối), giảm lượng nước tiểu, hoặc rối loạn tri giác. Có thế không sốt. Nên làm cấy máu nếu bất kỳ bằng chứng nào gợi ý diễn tiến lâm sàng xấu đi và bắt đầu kháng sinh khi bận tâm đến sepsis trên lâm sàng.

Rối loạn chức năng tim mạch

Nhiều bệnh nhân tổn thương gan quá mức sẽ phát triển tình trạng rối loạn huyết động không do biến chứng nhiễm trùng. Nồng độ cytokines huyết thanh góp phần gây giãn mạch hệ thống và rối loạn chức năng tim. Tụt huyết áp có thể ảnh hường xấu đến tưới máu não và nên tránh. Siêu âm tim có thế hữu ích trong đánh giá cung lượng tim và trương lực mạch máu. Suy thượng thận được mô tả người lớn và nên được xem xét trong bệnh cảnh tụt huyết áp kháng trị.

Hỗ trợ dinh dưỡng

Bệnh nhân PALF khả năng dị hóa và căn nhiều năng lượng hơn nhu cầu cơ bản. Nuôi dưỡng đường ruột thường được ưu tiên hơn TPN, và cả sonde mũi dạ dày hoặc sonde mũi hỗng tràng nên được xem xét trước TPN. TPN có thế cần để cung cấp tối đa lượng calo với thế tích tối thiếu dựa vào tình trạng dịch hoặc nếu kiểm soát đường thờ trở thành vẩn đè. Trong trường hợp TPN, hạn chế protein (lg/kg) hàng ngày có thể được xem xét nếu có tăng NH3. Ngoài ra, lipid nên dùng trừ khi nghi ngờ có rối loạn oxy hóa acid béo hoặc bệnh lý ty thể.

Nguyên nhân theo cơ chế tổn thương gan, đặc điểm lâm sàng và điều trị

Các nguyên nhân gây PALF có thể được chia thành nhiễm trùng, miễn dịch, chuyển hóa, ngộ độc/liên quan đến thuốc và phân theo độ tuổi. Tuy nhiên, không tìm được nguyên nhân chiếm tỉ lệ khoảng 30% – 50% các trường hợp.

Trung gian miễn dịch

Rối loạn điều hòa miễn dịch góp phần vào cơ chế bệnh sinh trong nhiều tổn thương gan ờ trẻ em. Điều quan trọng là sự hiện diện của kháng thể tự miễn đơn độc không đặc hiệu và có thể biểu hiện trong nhiều bệnh lý khác, thường gặp nhất là Wilson, tổn thương do thuốc và không xác định. Phát hiện các rối loạn miễn dịch gây phát triển tình trạng PALF là quan trọng để điều trị liệu pháp miễn dịch hiệu quả ở những bệnh nhân này.

Viêm gan tự miễn/Suy gan cấp kháng thể tự miễn dương tính

Các markers huyết thanh học liên quan đến bệnh gan tự miễn bao gồm ANA, SMA (smooth muscle antibody), và LKM (liver-kidney microsomal) dương tính ở Z8% trẻ ALF và chẩn đoán AIH (viêm gan tự miễn – autoimmune hepatitis) nhìn chung được xem xét ở bất kỳ bệnh nhân nào ngoài giai đoạn sơ sinh biểu hiện suy gan cấp. Corticosteroids có thể giảm thiểu tổn thương gan ở nhiều bệnh nhân và trong khi điều trị steroid không cải thiện tỉ lệ sống sót những trẻ dương tính kháng thể tự miễn, nhưng cải thiện kết cục những bệnh nhân phân nhóm được chẩn đoán AIH.

Acetaminophen

APAP (acetaminophen) là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất do thuốc, vẫn là nguyên nhân thường gặp gây DILI (drug-induced liver injury), và là nguyên nhân thường được xác định nhiều nhất gây ALF trẻ em. Hai bệnh cảnh lâm sàng liên quan đến độc tính gan do acetaminophen: thường gặp nhất là sau khi dùng thuốc không chủ ý liều ngộ độc và bệnh cảnh khi bệnh nhân vô tình uống nhầm “liều điều trị”, uống nhiều liều APAP và/hoặc các thuốc chứa APAP với liều hoặc trên liều điều trị được khuyến cáo trong nhiều ngày. Ở trẻ em, liều uống >150 mg/kg được xem là liều ngộ độc và có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm ALE Theo cơ chế, APAP trên liều điều trị có thể làm cạn kiệt dự trữ glutathione gây hoại tử và chết các tế bào gan vùng 3 (hepatic zone 3). Biểu hiện lâm sàng và triệu chứng ngộ độc acetaminnphpn trong 4 giai đoạn như được mô tả trong bảng 7.

BẢNG 7. Các giai đoạn ngộ độc APAP
Thời gian sau uống Triệu chứng lâm sàng
I < 24h
  • Các triệu chứng không đặc hiệu như buồn nôn, nôn ói, đau bụng
  • Các xét nghiệm thường/gần như bình thường
II 24-72h
  • Đau 1/4 bụng trên P
  • Tăng LFT và INR
III 73-96h
  • HE, AKI, MOF
  • Tổn thương gan nặng với tăng LFT đáng kể
    • Bilirubin có thể tăng, nhưng thường dưới mức kỳ vọng
    • Tăng bilirubin với dấu hiệu đáng lo ngại
  • Toan chuyển hóa có tăng anion gap
  • Rối loạn đông máu nặng
  • Tỷ lệ tử vong cao nhất
III >96h
  • Giai đoạn phục hồi
  • Cải thiện lâm sàng và xét nghiệm sinh hóa
AKI=acute kidney injury, APAP=acetaminophen, HE=hepatic encephalopathy, INR=international normalized ratio, LFT=Liver function tests, MOF=multi-organ failure

Khi biết được thời gian dùng thuốc, Rumack-Mathews nomogram được dùng để lên kế hoạch điều trị. N-Acetylcysteine (NAC) nên được bắt đầu nếu nồng độ acetaminophen huyết thanh trên 10 mg/mL hoặc nếu men gan tăng. NAC là thuốc giai độc (antidote) hiệu quả trong ngộ độc APAR cung cấp cysteine để duy trì nguồn dự trữ glutathione. Điều đáng lưu ý, chỉ định NAC rộng hơn của PALF không cho thấy lợi ích trong PALF không do APAP và do đó nên dành nó cho những trường hợp ngộ độc APAP đã biết hoặc nghi ngờ cao.

PALF không xác định/Viêm gan hoạt hóa T-Cell

Khi không thể đưa ra chẩn đoán đặc hiệu trong PALE những đứa trẻ này được phân vào nhóm PALF không xác định (1ND-PALF). Nhóm không xác định (indeterminate) bao gồm một số bệnh nhân chưa được làm đầy đủ hết xét nghiệm để chẩn đoán.

Cơ chế tổn thương xuất hiện thứ phát do đáp ứng viêm quá mức và rối loạn miễn dịch. Dựa vào các quan sát, phát triển xu hướng điều trị PALF liên quan đến viêm gan hoạt hóa tẽ bào T CD8+ bằng liệu pháp ức chế miễn dịch; tuy nhiên, lợi ích điều trị của thực hành này vẫn chưa rõ ràng.

Bệnh Wilson

WD là bệnh lý chuyển hóa thường gặp nhất gây PALF ờ trẻ trên 5 tuổi. Sự hiện diện của tình trạng thiếu máu tán huyết Coombs âm tính, tăng bilirubin máu, giảm ceruloplasmin và tăng đáng kể Cu huyết thanh > 230 mcg/dL, bình thường hoặc giảm ALP huyết thanh – nghi ngờ cao đến WD. Ở những bệnh nhân này, biểu hiện suy gan cẩp, vòng Kayser Fleisher hiện diện một nửa các trường hợp. Tăng Cu (> 250 mcg/g dry weight liver) vẫn là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán. Lọc huyết tương lọc máu liên tục, kẽm, và điều trị thải đồng ờ những bệnh nhân WD biểu hiện ALF và bệnh não gan giai đoạn I đến II.

Ngoài ra, một sổ nhóm nguyên nhân khác:

  • Tốn thương gan do thuốc (DILI)
  • Thảo dược
  • Bệnh lý chuyển hóa và do gen
  • HLH
  • Tyrosinemia
  • Galactosemia
  • Rối loạn chu trình ure
  • Bệnh lý ty thế
  • Rối loạn oxy hóa acid béo
  • Viêm gan virus: viêm gan A, viêm gan E, viêm gan B, HSV, EBV, CMV, adenovirus, enterovirus

Reference

  1. https://naspghan.org/wp-content/upioads/2022/01/North American Society for Pediatric.23.pdf
  2. Uptodate
BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn