Mụn bọc ở mũi là gì? Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Ngày viết:
Mụn bọc ở mũi là gì?
Mụn bọc ở mũi là gì?
5/5 - (1 bình chọn)

Itppharma.comMụn bọc ở mũi thường gây cho bạn cảm giác khó chịu, đau nhức, ngứa ngáy. Ngoài ra, mụn bọc ở mũi còn gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến cuộc sống. Để hiểu rõ thêm về mụn bọc ở mũi và cách điều trị an toàn, hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của nhà thuốc ITP Pharma.

1, Mụn bọc ở mũi là bệnh gì?

Cũng như mụn ở các vị trí khác, mụn bọc ở mũi hình thành do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn kỵ khí gram dương P. acnes kết hợp với sự tích tụ của bụi bẩn, bã nhờn, dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông.

Ngoài nguyên nhân trên, quá trình hình thành mụn còn do việc vệ sinh da mặt không thường xuyên, vệ sinh không đúng cách, thường xuyên trang điểm, không xử lý da nhờn, rối loạn tiết tố, căng thẳng thần kinh kéo dài.

Mụn bọc ở mũi thường gây nghiêm trọng hơn mụn ở các vị trí khác, sưng to, viêm, đỏ ửng kèm ngứa ngáy và đau nhức. Bên trong mụn bọc ở mũi còn có nhân cứng, chứa mủ trắng và nóng rát khó chịu.

Mụn bọc ở mũi thường có kích thước to, gây tổn thương cấu trúc da và mọc riêng lẻ. Ở trường hợp nặng và nghiêm trọng mụn bọc có thể tụ lại thành mụn lớn gây đau nhức, sưng to, ửng đỏ và gây mất thẩm mỹ.

Nếu không chăm sóc da đúng cách, không xử lý kịp thời sẽ làm tình trạng bội nhiễm của da xuất hiện, khiến mụn khó chữa hơn, mụn lây lan và để lại sẹo lõm sau khi điều trị.

Mụn bọc ở mũi là gì?
Mụn bọc ở mũi là gì?

2, Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Sự kết hợp của bã nhờn, dầu thừa, bụi bẩn và vi khuẩn kỵ khí gram dương P. acnes là nguyên nhân chính gây mụn bọc ở mũi. Những loại mụn này có thể hình thành da các nguyên nhân khác.

Vệ sinh da mặt không thường xuyên và không đúng cách

Việc bạn vệ sinh da mặt không thường xuyên hoặc không đúng cách sẽ khiến mụn bọc có thể xuất hiện, mụn dai dẳng không hết, khó điều trị dẫn phát sinh mụn trên diện rộng và nặng. Điển hình như:

  • Tay bẩn thường xuyên chạm lên mặt
  • Không vệ sinh da mặt để loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ trên da
  • Sử dụng những sản phẩm chăm sóc da mặt không phù hợp
  • Vệ sinh da mặt không thường xuyên
  • Không tẩy trang sau khi thoa kem chống nắng và trang điểm

Thói quen sờ tay lên mặt

Ở trên tay có rất nhiều các vi khuẩn và bụi bẩn. VÌ vậy, nếu bạn không vệ sinh tay sạch sẽ mà lại thường xuyên sờ tay lên mặt sẽ làm những tác nhân này bám trên da mặt, xâm nhập vào cấu trúc da gây tổn thương da và hình thành mụn bọc.

Căng thẳng, stress kéo dài

Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành mụn bọc ở mũi cũng như các vị trí khác. Khi không kiểm soát dược căng thẳng sẽ gây rối loạn nội tiết tố, hormone gây mụn được kích thích sản sinh

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ khiến cơ thể gặp những vấn đề trong cơ thể như tích tụ độc tố, gây nóng trong người hình thành mụn.

Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên sử dụng đồ ăn có nhiều dầu mỡ cay nóng, các đồ uống có chất kích thích sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ chất độc của gan, thanh lọc cơ thể gây nóng trong hình thành nhiều mụn bọc.

Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi
Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi

Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học

Nếu bạn có thói quen thức khuya, thiếu ngủ và ngủ không đủ giấc kéo dài sẽ gây mất cân bằng trong cơ thể, rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi và tái tạo làn da. Ngoài việc ảnh hưởng tới làn da, nếu giấc ngủ không được đảm bảo còn gây hại cho nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Điều này dẫn đến làm cấu trúc da suy giảm, tăng nguy cơ lão hóa da, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành mụn bọc ở mũi.

Nồng độ hormone trong cơ thể bị mất cân bằng

Nếu trong cơ thể hormone bị rối loạn sẽ dẫn đến mụn bọc xuất hiện ở mũi và nhiều vị trí khác trên mặt. Yếu tố gây mụn bọc ở mũi do rối loạn nội tiết tố hay gặp ở phụ nữ hơn. Và thường gặp hơn ở phụ nữ đang mang thai, sau khi sinh, ở độ tuổi dậy thì, trước chu kỳ kinh nguyệt, bị căng thẳng, stress kéo dài.

Do mất cân bằng hormone trong cơ thể sẽ kích thích bã nhờn hoạt động mạnh khiến lượng bã nhờn dư thừa quá nhiều, làm tăng độ nhạy cảm của da nên da dễ kích ứng và nổi mụn khi gặp các tác nhân gây mụn.

3, Nặn mụn bọc ở mũi có được không?

Mụn bọc ở mũi không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ nên nhiều người muốn loại bỏ mụn bọc nhanh chóng.

Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu đã khuyên để tránh vi khuẩn di chuyển từ vùng bị mụn sang vùng không bị mụn và phòng ngừa viêm nhiễm bạn không nên tự dùng tay nặn mụn tại nhà khi mụn đang viêm sưng.

Cách điều trị tốt nhất để mụn bọc ở mũi nhanh chóng biến mất là bạn nên vệ sinh da thường xuyên và đúng cách và để nguyên vết mụn hoặc để quá trình mụn nhanh lành hơn thì bạn có thể sử dụng kem bôi trị mụn theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi đó cồi mụn sẽ được đẩy lên nhanh chóng và phòng ngừa được sẹo thâm sau khi điều trị khỏi mụn bọc ở mũi.

Nếu trường hợp mụn sưng to và mọc nhiều ngày càng nghiêm trọng bạn nên đến gặp chuyên gia da liễu để kiểm tra và nặn mụn khi cần thiết và kết hợp với các phương pháp điều trị phù hợp khác.

Nặn mụn bọc ở mũi có được không?
Nặn mụn bọc ở mũi có được không?

4, Điều trị mụn bọc ở mũi tại nhà tránh sẹo như thế nào?

Mụn bọc ở mũi điều trị rất khó khăn vì vậy cần tuân theo những chỉ định của bác sĩ và kiên trì. Để điều trị mụn bọc tại nhà tránh để lại sẹo bạn có thể lưu ý một số điều dưới đây:

Không nặn mụn bọc ở mũi

Khi nặn mụn bọc sẽ khiến tình trạng mụn càng nặng thêm, lây lành và sưng tấy lên. Vì vậy, nếu bạn nặn mụn không đúng cách sẽ để lại sẹo lõm sau khi điều trị.

Chườm lạnh vào mụn bọc ở mũi

Biện pháp chườm lạnh có thể làm mụn giảm sưng tấy và đau. Bạn có thể để viên đá vào một chiếc khăn mỏng, sạch rồi áp vào mụn bọc ở mũi.

Chăm sóc da đúng cách

Bạn nên rửa mặt thường xuyên, tẩy da chết 2 lần một tuần, đắp mặt nạ trị mụn mát da và kết hợp sử dụng các sản phẩm chăm sóc da khác. Bạn nên sử dụng kem chống nắng khi ra đường và bịt khẩu trang để tránh da tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn nên có thói quen ăn uống lành mạnh, tránh xa những đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, có chất kích thích. Thay vào đó bạn nên sử dụng những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, thải độc mát gan, và có thể giúp cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, bạn cần lưu ý sau:

  • Hạn chế ăn socola, đồ ngọt và giảm đường trong các món ăn.
  • Hạn chế uống nước có gas, nước ngọt.
  • Tránh xa những đồ uống có chất kích thích.
  • Ngừng sử dụng sữa trong 2 tuần trong quá trình điều trị mụn.
  • Nên ăn thực phẩm giàu protein, chất xơ và vitamin,…
  • Uống nhiều nước.

5, Cách xử trí mụn bọc bị vỡ an toàn không để lại sẹo

Khi mụn bọc ở mũi bị vỡ ra nhiều người không biết cách xử lý và chăm sóc da sẽ dẫn đến viêm nhiễm và tình trạng mụn ngày càng trở nên nghiêm trọng và sẽ dễ để lại sẹo sau khi khỏi mụn. Để tránh sau khi mụn bọc vỡ không để lại sẹo bạn nên tham khảo các bước chăm sóc da dưới đây:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi chạm vào mặt

Do tay có nhiều loại vi khuẩn cư trú vì vậy cần phải loại bỏ chúng trước khi tiếp xúc với da mặt và gây hại cho da. Bạn có thể rửa tay bằng nước muối loãng hoặc xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ được vi khuẩn bám trên tay sẽ hạn chế được vi khuẩn lây lan sang da mặt.

Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi chạm vào mặt
Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi chạm vào mặt

Bước 2: Lau sạch dịch khuẩn ở quanh mụn bọc

Khi mụn vỡ sẽ có vi khuẩn và dịch mủ chảy ra bên ngoài. Bạn nên dùng khăn mềm hoặc gạc bông để lau sạch mủ xung quanh mụn bọc tránh lây lan sang vùng da khác.

Bước 3: Sử dụng dụng cụ nặn mụn để lấy hết nhân mụn

Để tránh gây nhiễm khuẩn và lây lan bạn nên dùng dụng cụ nặn mụn hoặc đầu tăm bông để nặn nhân mụn. Nhẹ nhàng ấn từ nhiều phía xung quanh mụn bọc để nhân trồi lên khỏi bề mặt da.

Bước 4: Rửa mặt bằng nước muối sinh lý

Để loại bỏ được hết vi khuẩn gây mụn và dịch mủ sót lại trên da. Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt vì nó có công dụng kháng khuẩn tốt.

Bước 5: Chườm lạnh

Bạn có thể dùng đá co vào khăn sạch, mềm chườm vào vết mụn sẽ giúp giảm sưng tấy và thu nhỏ lỗ chân lông.

Bước 6: Bôi thuốc đặc trị mụn

Để quá trình điều trị mụn nhanh chóng bạn có thể sử dụng các loại kem trị mụn chứa  benzoyl peroxide, salicylic acid, tretinoin. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên có tác dụng điều trị mụn bọc hiệu quả mà không để lại sẹo như: nghệ tươi, tinh dầu tràm, mật ong,..

6, Hạn chế tái phát mụn bọc ở mũi

Mụn bọc ở mũi có thể xuất hiện quay trở lại thường xuyên nếu bạn không biết cách ngăn chặn. Bạn có thể quan tâm những lưu ý dưới đây để hạn chế tình trạng mụn bọc ở mũi quay trở lại:

  • Nếu mụn bọc ở mũi mới xuất hiện thì cần sử dụng những phương pháp điều trị ở trên đã nhắc tới.
  • Bỏ thói quen xấu hay đưa tay lên mũi.
  • Sử dụng các biện pháp để bảo vệ da và vệ sinh da thường xuyên, đúng cách.
  • Cố gắng thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Trên đây là một số thông tin về mụn bọc ở mũi. Mong rằng những thông tin này có thể giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn đọc.

Xem thêm một số bài viết tương tự:

Cách trị mụn cám bằng tỏi đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay

[Tổng hợp] 6+ Phương pháp trị thâm mụn bằng khoai tây hiệu quả tại nhà

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn