Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Cinnarizin – Thuốc chống say tàu xe

Cinnarizin – Thuốc chống say tàu xe

(1 đánh giá của khách hàng)

30.000

Danh mục: Thương hiệu:

Mô tả

1, Thuốc Cinnarizin là gì?

Thuốc Cinnarizin thuộc nhóm thuốc hướng thần, thường được sử dụng trong trường hợp phòng say tàu xe, hoặc sử dụng trong liệu trình điều trị rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tuần hoàn ngoại vị, rối loạn thăng bằng.

Chế phẩm thuốc Cinnarizin thuộc công ty cổ phần dược- vật tư y tế Thanh Hoá. Thuốc được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại và tiên tiến, với nguồn nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Sau nhiều quá trình kiểm định, thuốc Cinnarizin được đánh giá đạt tiêu chuẩn GMP- WHO và được cấp phép lưu hành trên thị trường.

Số đăng ký: VD 30656 18

Thành phần chính của thuốc Cinnarizin gồm có 25 mg hàm lượng hoạt chất Cinarizin, cùng một số loại tá dược khác thêm vừa đủ: Tinh bột ngô, lactose, avicel 101, P.V.P K30, bột talc, magnesi stearat, aerosil.

Dạng bào chế: Thuốc Cinnarizin được bào chế dạng viên nén.

Quy cách đóng gói: Một hộp Cinnarizin gồm 6, 10 hoặc 50 vỉ, mỗi vỉ gồm 25 viên nén.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thuốc Cinnarizin
Thuốc Cinnarizin

2, Công dụng và chỉ định của thuốc Cinnarizin

Thuốc Cinnarizin có tác dụng an thần, được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp:

  • Đối tượng thường xuyên gặp tình trạng say tàu xe.
  • Bệnh nhân mắc chứng rối loạn thăng bằng, có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn, hay bị ù tai, rung giật nhãn cầu.
  • Bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn tuần hoàn ngoại vi, khắc phục các triệu chứng bao gồm hội chứng Raynaud, tím đầu ngón tay ngón chân, rối loạn dinh dưỡng, dáng đi khập khiễng, giãn tĩnh mạch, dị cảm, lạnh đầu ngón tay ngón chân, thường xuyên bị chuột rút về đêm.
  • Đối tượng bị rối loạn tuần hoàn não. Người có các triệu chứng chóng mặt, ù tai, khó gần, tính cách dễ bị kích động, thiếu tập trung, đầu óc không minh mẫn, đau nửa đầu.                   

3, Thành phần của thuốc có tác dụng gì?

Cinarizin thuộc nhóm thuốc kháng histamin H1, có tác dụng an thần tốt. Cơ chế hoạt động của Cinarizin: Cinarizin ức chế quá trình hoạt động của các thụ thể ở cơ quan tận cùng tiền đình, ức chế quá trình hoạt hóa và bài tiết acetylcholine. Nhờ vậy, Cinarizin có tác dụng chống say tàu xe khá hiệu quả.

Ngoài ra, Cinarizin cũng có tác dụng đối kháng kênh calci, ức chế sự co cơ trơn mạch máu. Nhờ tác dụng làm giãn mạch não nên Cinarizin thường được sử dụng điều trị bệnh mạch não mạn tính, xơ cứng động mạch não, hội chứng Raynaud, rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, rối loạn tuần hoàn não.                   

4, Cách sử dụng thuốc Cinnarizin

Liều dùng:

Liều dùng phòng say tàu xe:

  • Đối với người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên: Uống 1 viên Cinnarizin cho mỗi lần sử dụng, uống ít nhất 30 phút trước khi xe khởi hành. Có thể sử dụng liều tiếp theo sau 6 giờ (nếu cần thiết).
  • Đối với trẻ em từ 6 cho đến 12 tuổi: Uống ½ viên Cinnarizin cho mỗi lần sử dụng, uống ít nhất 30 phút trước khi xe khởi hành. Có thể sử dụng liều tiếp theo sau 6 giờ (nếu cần thiết).

Liều dùng điều trị rối loạn thăng bằng: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 viên Cinnarizin.

Liều dùng điều trị rối loạn tuần hoàn não: Mỗi ngày dùng 1 lần duy nhất, mỗi lần dùng 3 viên Cinnarizin.

Liều dùng điều trị rối loạn tuần hoàn ngoại vi: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần sử dụng từ 2 cho đến 3 viên Cinnarizin.

Liều dùng cho người cao tuổi: Sử dụng như liều dành cho người lớn thông thường, không cần hiệu chỉnh liều.

Liều tối đa: 225 mg Cinarizin mỗi ngày, tương đương với 9 viên Cinnarizin/ngày.

Bệnh nhân không tự ý thay đổi liều điều trị khi không có sự cho phép của bác sĩ điều trị. Điều chỉnh liều không phù hợp làm tăng độc tính cho người sử dụng hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc.

Cách dùng:

Thuốc Cinnarizin được bào chế dạng viên nén, thích hợp sử dụng đường uống. Khi sử dụng thuốc, chú ý uống thuốc nguyên viên và uống cùng một cốc nước đầy. Người dùng không nên uống chung Cinnarizin với sữa hay nước ép trái cây để hạn chế các tương tác thuốc- thức ăn có thể xảy ra. Nhằm tối ưu hóa sinh khả dụng quá trình hấp thu và hạn chế các kích ứng trên niêm mạc dạ dày, người dùng nên uống Cinnarizin sau bữa ăn.

Với những liệu trình điều trị kéo dài, bệnh nhân nên sử dụng thuốc liên tục và đều đặn giữa các ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.     

Hộp thuốc Cinnarizin
Hộp thuốc Cinnarizin

            

5, Thuốc Cinnarizin có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?

Đối với phụ nữ đang trong thai kỳ: Hoạt chất Cinarizin có nguy cơ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, do đó tránh sử dụng Cinnarizin trong thời kỳ mang thai.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: Hiện nay chưa có đủ dữ liệu thể hiện sự an toàn tuyệt đối khi sử dụng Cinnarizin cho phụ nữ đang cho con bú. Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và lợi ích vượt trội hơn so với nguy cơ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.    

6, Thuốc Cinnarizin giá bao nhiêu?

Thuốc Cinnarizin được bán trên thị trường với mức giá khoảng 30.000 đồng/ hộp 6 vỉ. Giá cả có thể được điều chỉnh cho phù hợp với từng khu vực và hệ thống nhà thuốc khác nhau.

7, Thuốc Cinnarizin có thể mua ở đâu?

Cinnarizin hiện nay được bày bán phổ biến tại nhiều nhà thuốc khác nhau, khách hàng có nhu cầu sử dụng có thể dễ dàng tìm mua. Khách hàng nên chọn mua tại các cơ sở uy tín và đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ giấy phép kinh doanh. Bài viết cung cấp một số nhà thuốc uy tín tại Hà Nội, Hồ Chí Minh như:

Khuyến khích mua hàng tại các cơ sở uy tín để tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trong trường hợp khách hàng muốn được tư vấn và đặt hàng nhanh chóng, vui lòng liên hệ tới hotline/ website của nhà thuốc.

8, Chống chỉ định

Thuốc Cinnarizin chống chỉ định sử dụng trong một số các trường hợp sau:

  • Chống chỉ định dùng Cinnarizin cho đối tượng có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Không sử dụng Cinnarizin cho đối tượng bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.

9, Tác dụng phụ của thuốc Cinnarizin

Trong quá trình sử dụng thuốc Cinnarizin, bệnh nhân có thể gặp phải một số các tác dụng không mong muốn. Thông thường, các tác dụng phụ này xuất hiện ở mức độ ít nghiêm trọng và tần suất thấp, có thể tự khỏi sau khi ngưng sử dụng thuốc mà không cần can thiệp điều trị. Một số các tác dụng không mong muốn đã được thống kê bao gồm:

  • Tác dụng không mong muốn thường gặp: hay buồn ngủ, ngủ gà, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy/ táo bón, khó tiêu, chướng bụng).
  • Tác dụng không mong muốn ít gặp: đau đầu, khô miệng, tăng cân, tăng bài tiết mồ hôi, kích ứng da (mẩn đỏ, phát ban, ngứa).
  • Tác dụng không mong muốn hiếm gặp: hạ huyết áp đột ngột (khi sử dụng liều cao), hội chứng ngoại tháp (thường gặp ở người cao tuổi).

Trong trường hợp các triệu chứng liệt kê trên trở nên nghiêm trọng, hoặc bệnh nhân nhận thấy các biểu hiện bất thường nào khác thì nên tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Sau khi điều trị có thể cân nhắc tiếp tục sử dụng hoặc tiếp cận với liệu trình mới tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.      

Viên thuốc Cinnarizin
Viên thuốc Cinnarizin

10, Lưu ý khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng thuốc Cinnarizin, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:

  • Sử dụng thuốc sau bữa ăn để tránh gây kích ứng dạ dày do Cinnarizin thường gây đau vùng thượng vị.
  • Cinnarizin gây ngủ gà, do đó không sử dụng cho người đang lái xe hoặc vận hành máy móc nặng, người làm những công việc cần trí óc tỉnh táo và minh mẫn.
  • Không sử dụng Cinnarizin dài ngày ở người cao tuổi do làm tăng nguy cơ trầm cảm và xuất hiện triệu chứng ngoại tháp.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Cinnarizin cho bệnh nhân huyết áp thấp.
  • Thận trọng khi dùng Cinnarizin cho bệnh nhân bị Parkinson.
  • Không sử dụng cho người không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase hoặc kém hấp thu glucose- galactose.
  • Thận trọng khi sử dụng cho người có tiền sử dị ứng với bột mì.
  • Bảo quản thuốc ở nơi cách xa khu vui chơi có trẻ em, khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C. Không để thuốc ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Không để thuốc ở nơi ẩm ướt, không hợp vệ sinh.
  • Những viên thuốc có dấu hiệu hỏng: mốc, đổi màu, chảy nước không nên tiếp tục sử dụng.
  • Kiểm tra kĩ hạn sử dụng trước khi dùng. 

11, Dược động học

Quá trình hấp thu: Cinnarizin hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Nồng độ của thuốc trong huyết tương đạt đỉnh sau 2 đến 4 giờ sử dụng.

Quá trình phân bố: Thuốc phân bố ở hầu hết các mô trong cơ thể.

Quá trình chuyển hóa: Thuốc chuyển hóa chủ yếu tại gan.

Quá trình thải trừ: Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở dạng đã chuyển hóa. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 3 đến 6 giờ. Một phần thuốc đào thải qua phân ở dạng chưa chuyển hóa.                      

12, Tương tác thuốc

Sử dụng chung Cinnarizin với các thuốc khác có thể gây phản ứng giữa các thuốc, gọi là tương tác thuốc. Tương tác thuốc làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu phân bố chuyển hóa thải trừ của thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc làm tăng độc tính của thuốc. Tránh dùng chung Cinnarizin với các thuốc sau:

  • Các chất ức chế thần kinh trung ương như rượu
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng

Khuyến khích bệnh nhân thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin, thuốc có nguồn gốc dược liệu đã và đang sử dụng, để có cơ sở chính xác tránh các tương tác thuốc bất lợi.

Hướng dẫn sử dụng
Hướng dẫn sử dụng

13, Xử trí quá liều, quên liều thuốc

Quá liều: Sử dụng quá liều thuốc Cinnarizin sẽ có các triệu chứng phổ biến sau: buồn ngủ, mất ý thức, hôn mê, nôn, hạ huyết áp đột ngột, triệu chứng ngoại tháp, co giật, tử vong. Để xử trí, cần đưa bệnh nhân tới cấp cứu càng sớm càng tốt, kết hợp điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ. Một số phương pháp có thể áp dụng như gây nôn, cho uống than hoạt.

Quên liều:

  • Sử dụng bổ sung liều đã quên ngay khi phát hiện quên thuốc.
  • Trong trường hợp thời điểm phát hiện quên liều gần với lần dùng thuốc kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều tiếp theo bình thường.
  • Không sử dụng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.
  • Không quên thuốc quá hai lần trong một liệu trình điều trị.

Xem thêm:

Thuốc Nautamine – Ngăn ngừa và điều trị chứng say xe và nôn, buồn nôn.

Thuốc Glomoti-M – điều trị các triệu chứng buồn nôn và nôn

1 đánh giá cho Cinnarizin – Thuốc chống say tàu xe

  1. Hương Quỳnh

    Cinnarizin dùng rất hiệu quả

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới