Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Eurocapro – Điều trị các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm virus

Thuốc Eurocapro – Điều trị các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm virus

(1 đánh giá của khách hàng)

70.000

Danh mục: Thương hiệu:

Mô tả

Eurocapro chắc hẳn là một loại thuốc quen thuộc đối với những người bệnh điều trị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Sản phẩm này ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người tin tưởng sử dụng. Bài viết dưới đây của nhà thuốc online ITP Pharma sẽ cung cấp thông tin về Eurocapro một cách đầy đủ nhất đến người tiêu dùng.

1, Thuốc Eurocapro là gì ?

Eurocapro là sản phẩm chuyên dùng để trị ký sinh trùng, chống nhiễm virus, kháng khuẩn và kháng nấm. Thuốc được sản xuất bởi Công ty Globe Pharmaceuticals, công ty sản xuất dược phẩm hàng đầu của Băng-la-đét và được Công ty TNHH Dược phẩm C.A.T chịu trách nhiệm đăng ký với số hiệu VN-0799-06.

Sản phẩm được đóng gói theo dạng hộp: 10 vỉ x 10 viên/hộp. Mỗi viên thuốc đều được bào chế dưới dạng viên nén bao phim – một trong những dạng bào chế có thể phát huy được tốt nhất tác dụng của thuốc trong quá trình sử dụng. Thành phần có trong mỗi viên thuốc gồm có 500 mg Ciprofloxacin và một số tá dược khác đủ theo công thức của nhà sản xuất đưa ra.

Eurocapro là thuốc gì?
Eurocapro là thuốc gì?

2, Công dụng của thuốc Eurocapro

Như đã nêu trên, Eurocapro có công dụng trong điều trị các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Đó chính là nhờ dẫn xuất của 4-quinolone có hoạt lực kháng khuẩn cao, tác động mạnh đến hầu hết các vi khuẩn gram âm và gram dương, đặc biệt là vi khuẩn kỵ khí. Tất cả những tác động này đều dựa theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn để ngăn chặn chúng phát triển.

3, Chỉ định

Với những công dụng hữu ích nêu trên, Eurocapro được chỉ định dùng cho những đối tượng nhiễm bệnh do vi khuẩn, vi sinh vật…gây ra.

  • Bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp: nhiễm khuẩn đường tai, mũi, họng, viêm phổi, viêm tai giữa,…
  • Bệnh nhân viêm nhiễm phụ khoa: viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, bệnh lậu…
  • Bệnh nhân viêm nhiễm đường tiêu hóa, đường ruột…
  • Bệnh nhân nhiễm trùng máu, nhiễm trùng thận…
  • Bệnh nhân mắc các bệnh viêm về mắt: nhiễm trùng mắt, viêm phúc mạc, viêm giác mạc….
  • Bệnh nhân viêm xương khớp…

4, Thành phần Ciprofloxacin có tác dụng gì ?

Trong mỗi viên thuốc Eurocapro có đến 500mg là Ciproflocaxin, vậy thành phần này có tác dụng cụ thể như thế nào trong việc điều trị bệnh ?

  • Ciprofloxacin là một thành phần có hoạt tính mạnh và có tác dụng diệt khuẩn trên phổ rộng.  Nó khiến cho vi khuẩn bị giảm khả năng sinh sản một cách mau chóng nhờ cơ chế ngăn cản thông tin cần thiết từ nhiễm sắc thể cho quá trình chuyển hóa bình thường của vi khuẩn.
  • Cũng chính nhờ cơ chế đặc hiệu nêu trên mà thành phần Ciprofloxacin không bị đề kháng song song với những thành phần kháng sinh khác không nằm trong nhóm ức chế men gyrase. Chình vì vậy, Ciprofloxacin được đánh giá tốt  và có hiệu lực cao trong việc chống lại những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như aminoglycoside, penicillin, cephalosporin, tetracycline và một số thành phần kháng sinh khác.
  • Ngoài ra, việc thành phần Ciprofloxacin với kháng sinh họ beta-lactam và các aminoglycosides kết hợp với nhau thì chủ yếu mang lại hiệu quả bổ sung và không thay đổi trong điều kiện in-vitro, nhưng trong điều kiện in-vivo thì nó lại thường tạo ra hiệu quả cộng hưởng.

5, Cách sử dụng thuốc Eurocapro

5.1. Liều dùng

Liều dùng của Eurocapro có sự khác nhau giữa các đối tượng sử dụng vài từng loại bệnh:

  • Nhiễm khuẩn ở mức nhẹ và trung bình: Dùng với hàm lượng thuốc khoảng 250 – 500 mg/ngày, uống 2 lần/ngày.
  • Nhiễm khuẩn nặng và có biến chứng: Dùng với hàm lượng thuốc khoảng 750 mg/ngày, uống 2 lần/ngày và dùng trong khoảng từ 5 đến 10 ngày.
  • Mắc chứng suy thận khi độ thanh thải ClCr 30 – 50 mL/phút: dùng 250 – 500 mg/12 giờ.
  • Mắc chứng suy thận khi độ thanh thải ClCr 5 – 29 mL/phút: dùng 250 – 500 mg/18 giờ.
  • Điều trị lọc thận: 250 – 500 mg/24 giờ.

Các trường hợp đặc biệt về người mắc chứng rối loạn gan và thận:

Giảm chức năng thận: Lưu ý cần đảm bảo các chỉ số sau: Ðộ thanh thải creatinine phải nhỏ hơn 20ml/phút hoặc nồng độ creatinine trong huyết thanh phải lớn hơn 3mg/100 ml:

  • Sử dụng nửa đơn vị của liều bình thường/lần và 2 lần/ngày
  • Sử dụng một liều bình thường/lần và 1 lần/ngày

Giảm chức năng thận và lọc máu: Sử dụng thuốc với liều dùng như giảm chức năng thân trong suốt quá quá trình lọc máu và sau khi lọc máu.

Giảm chức năng thận và CAPD (đối với bệnh nhân ngoại trú)

  • Dạng truyền: Thêm Ciprofloxacin dạng dịch truyền vào dịch lọc với hàm lượng 50 mg Ciprofloxacin/lít dịch lọc, dùng 4 lần/ngày.
  • Dạng uống: Dùng Ciprofloxacin dạng viên nén bao film: 1 viên x 500mg/viên nén bao film hoặc 2 viên x 250mg/viên nén bao film, dùng 4 lần/ngày.

Giảm chức năng gan: Sử dụng với liều dùng bình thường

Giảm chức năng gan và thận: Sử dụng với liều dùng như suy giảm chức năng thận đã nêu trên.

5.2. Cách dùng  

Eurocapro được sử dụng theo đường uống và đường truyền.

  • Đối với dạng uống: Sử dụng thuốc không phụ thuộc vào thời gian, đặc biệt có thể sử dụng lúc đói thì hoạt chất có khả năng hấp thụ nhanh hơn và tốt hơn.
  • Đối với dạng truyền: Truyền 100 – 200 mg trong vòng 30 phút hoặc 400 mg trong một giờ đồng hồ. Thuốc có thể truyền trực tiếp hoặc pha cùng các dịch truyền tĩnh mạch khác.

Bệnh nhân cũng cần phải lưu ý về liệu trình sử dụng thuốc, cách dùng thuốc (đường uống, đường tiêm) theo chỉ định của bác sĩ sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

6, Thuốc Eurocapro có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không ?

Eurocapro không được khuyên dùng đối với phụ nữ có thai và cho con bú bởi:

  • Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên động vật thì Eurocapro gây ra các bệnh về khớp nên phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc trong suốt thai kỳ và cần có những lựa chọn sản phẩm thuốc an toàn hơn.
  • Đối với phụ nữ cho con bú thì các thành phần có trong thuốc có thể thông qua sữa mẹ truyền cho trẻ nhỏ. Các nhà nghiên cứu cũng chưa xác định được hết các tác động thuốc có thể tạo ra đối với cơ thể. Các mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trong những trường hợp cần thiết phải sử dụng sản phẩm.

7, Thuốc Eurocapro 500mg giá bao nhiêu ?

Trên thị trường hiện nay, Eurocapro được bán với giá dao động khoảng từ 70.000 – 80.000 VND/hộp.

Giá bán có thể có sự thay đổi giữa các địa phương, các nhà thuốc lớn, nhỏ hoặc giữa hình thức mua online và mua trực tiếp do một số phụ phí (phí vận chuyển, quảng cáo…). Tuy nhiên sự chênh lệch đó là không đáng kể, vẫn đảm bảo giá thành sản phẩm rẻ nhất tới người tiêu dùng.

Thuốc Eurocapro có giá bao nhiêu?
Thuốc Eurocapro có giá bao nhiêu?

8, Thuốc Eurocapro có thể mua ở đâu ?

Eurocapro được bán ở nhiều các nhà thuốc lớn, nhỏ ở các tỉnh thành, các trang web bán thuốc online… Để có thể mua được sản phẩm chính hãng, người bệnh cần để ý về mẫu mã, tem chống giả, hạn sử dụng ghi trên bao bì… Hãy là một nhà tiêu dùng thông thái, lựa chọn mua sản phẩm ở các địa điểm uy tín, đáng tin cậy để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn!

9, Chống chỉ định

Eurocapro chống chỉ định đối với:

  • Những người quá mẫn cảm với thành phần chính của thuốc – Ciprofloxacin hay dẫn xuất của 4-quinoline và dị ứng với các thành phần tá dược có trong thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
  • Trẻ em, trẻ nhỏ

10, Tác dụng phụ của thuốc Eurocapro

Dưới đây sẽ liệt kê ra các biểu hiện do tác dụng phụ gây ra đã được ghi nhận trong quá trình theo dõi bệnh nhân sử dụng thuốc.

  •  Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn, bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị tiêu chảy nặng và kéo dài thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra ngay vì triệu chứng này có thể làm ảnh hưởng đến việc chẩn đoán bệnh về tiêu hóa trầm trọng.
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Bệnh nhân có hiện tượng chóng mặt, nhức đầu, căng thẳng mệt mỏi và bị mất ngủ,… Nghiêm trọng hơn và cũng hiếm gặp đó là liệt ngoại biên, vã mồ hôi, đi không vững,  người co giật,  rơi vào trạng thái lo âu,  lú lẫn, ảo giác và một số trường hợp khác có biểu hiện tâm thần..
  • Phản ứng trên những giác quan: Tuy rất hiếm gặp nhưng đã từng có những bệnh nhân bị mất cảm giác về mùi, vị, rối loạn thị lực, bị ù tai và rối loạn thính lực tạm thời.
  • Phản ứng quá mẫn cảm: Xuất hiện hiện tượng dị ứng trên da như phát ban, ngứa và có thể sốt cao.
  • Ảnh hưởng đến hệ tim mạch (Rất hiếm gặp): nhịp tim nhanh đột ngột, thở gấp, mặt trở lên nóng và đỏ phừng phừng, và có thể ngất.
  • Ảnh hưởng đến máu và sự tạo máu: gây ra chứng giảm bạch cầu hạt, bệnh nhân bị thiếu máu,  lượng tiểu cầu giảm nhanh; đặc biệt hiếm gặp là cảy ra hiện tượng thiếu máu tán huyết và làm biến đổi giá trị của prothrombin.
  • Ảnh hưởng lên các tham số xét nghiệm/cặn lắng nước tiểu: gây vàng da tắc mật, dễ xảy ra hơn đối với những bệnh nhân đã có tổn thương về gan trước đó; lượng urea, creatinine hay bilirubin tăng trong huyết thanh…
  • Trong thời gian sử dụng thuốc chứa Ciprofloxacin tuy hiếm gặp nhưng vẫn có trường hợp có tình trạng viêm gân Achille. Điều này có thể dẫn đến kết quả xấu nhất là đứt gân.
  • Phản ứng tại chỗ (rất hiếm gặp): viêm tĩnh mạch.
  • Phản ứng phản vệ hay kiểu phản vệ: Xảy ra hiện tượng phù ở các điểm như: mặt, mạch, thanh quản. Bệnh nhân có biểu hiện khó thở dẫn đến tình trạng choáng và đe dọa tới tính mạng.

11, Lưu ý khi sử dụng

  • Người bệnh cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, liều dùng, cách dùng bởi mỗi thể trạng bệnh sẽ có những liều dùng tương ứng để tránh được những hậu quả xấu.
  • Tác dụng phụ của thuốc có rất nhiều các biểu hiện khác nhau, người bệnh cần lưu ý thay đổi của cơ thể khi sử dụng thuốc để có những biện pháp xử lý kịp thời – nhưng thuốc ngay lập tức và đến gặp bác sĩ.
  • Thuốc được sử dụng cho đúng đối tượng và tình trạng bệnh, không khuyên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, trẻ nhỏ. Và cũng cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi và những người mắc bệnh về gan, thận.

12, Dược động học

Hấp thu: Ở trong ống tiêu hoá, thành phần Ciprofloxacin có khả năng hấp thu tốt, nhanh và dễ dàng. Tuy nhiên khả năng hấp thu thuốc bị chậm lại khi có sự xuất hiện của thức ăn và các thuốc chống toan, nhưng cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Sinh khả dụng của Ciprofloxacin nằm trong khoảng từ 70 đến 80%.

Phân bố: Trong khoảng từ 60 đến 90 phút kể từ khi sử dụng thuốc thì nồng độ trong máu đạt được mức tối đa. Thành phần Ciprofloxacin xuất hiện với nồng độ cao tại những vị trí bị nhiễm trùng như: trong dịch cơ thể và các mô. Thời gian bán hủy của thành phần nêu trên là 3 đến 5 giờ. Vì vậy người bệnh nên sử dụng thuốc hai lần trong ngày – buổi sáng và buổi chiều tối – là vừa đủ.

Sau khi truyền tĩnh mạch, có đến 75% liều thuốc sẽ bị bài tiết qua nước tiểu và thêm 14% là qua phân. Và 24 giờ đầu tiên, hơn 90% hoạt chất sẽ bị bài tiết.

Các số liệu khác tham khảo:

  • Thời gian bán hủy trong huyết thanh~ 4 giờ (3-5 giờ).
  • Thể tích phân bố tại giai đoạn hằng định~ 2,8l/kg.
  • Ðộ thanh lọc thận ~ 5ml/phút kg.
  • Ðộ gắn kết protein~ 30%.
  • Ðộ thẩm thấu dung dịch truyền ~ 300mOsm.
  • Thành phần NaCl có trong dung dịch truyền ~ 900mg/100 ml.

Chuyển hoá: quá trình này của thuốc Eurocapro xảy ra hoàn toàn ở gan.

Thải trừ: Nhờ có quá trình lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận, khoảng 40-50% liều thuốc được đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu.

Eurocapro là thuốc gì?
Eurocapro là thuốc gì?

13, Tương tác thuốc

  • Không dùng đồng thời thành phần Ciprofloxacin cùng với các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, indomethacin…bởi sẽ làm tăng tác dụng phụ của Ciprofloxacin, gây nguy hiểm.
  • Không dùng đồng thời thành phần Ciprofloxacin với các thuốc chống toan có chứa nhôm và magiê sẽ dẫn đến việc nồng độ trong huyết thanh bị giảm và khả năng tác dụng sinh học của Ciprofloxacin cũng giảm. Lưu ý các thành phần thuốc này cần phải dùng cách xa nhau khoảng 2 đến 4 giờ đồng hồ và nên dùng thuốc chống toan trước khi dùng Ciprofloxacin. Tuy cách này không thể giải quyết triệt để được vấn đề nhưng cũng bớt một phần  hậu quả xấu để lại.
  • Không dùng đồng thời thành phần Ciprofloxacin cùng với một số thuốc gây độc tế bào như cyclophosphamid, vincristin, doxorubicin, cytosin arabinosid, mitozantron…bởi chúng sẽ khiến cho độ hấp phụ của Ciprofloxacin bị giảm đi một nửa.
  • Việc sử dụng đồng thời  thành phần Ciprofloxacin với didanosin cũng dẫn đến kết quả không mong muốn như đối với một số thuốc gây độc tế bào – nồng độ ciprofloxacin bị giảm đi đáng kể. Vì vậy, Ciprofloxacin được khuyên dùng trước  didanosin 2 giờ hoặc sau khi dùng didanosin 6 giờ.
  • Bởi các chế phẩm có sắt như fumarat, gluconat, sulfat… làm giảm đáng kể sự hấp thu thành phần Ciprofloxacin ở ruột và các chế phẩm có kẽm cũng có ảnh hưởng tương tự nhưng ít hơn nên Ciprofloxacin không được khuyên dùng đồng thời với các chế phẩm có chứa sắt hoặc kẽm. Người bệnh cũng cần uống các loại thuốc này càng cách nhau trong khoảng thời gian dài càng tốt.
  • Sucralfat cũng là một thành phần sẽ làm giảm hấp thu của Ciprofloxacin một cách đáng kể nếu sử dụng đồng thời nên đã được khuyên dùng  sử dụng sau kháng sinh từ  2  đến 6 giờ đồng hồ.
  • Không dùng đồng thời thành phần Ciprofloxacin với Theophylin bởi nó có thể làm tăng nồng độ của Theophylin trong huyết thanh, và gây ra các tác dụng phụ của theophylin như buồn nôn, nôn, rối loạn hệ tiêu hóa, đau dạ dày và rối loạn nhịp tim… Nếu buộc phải dùng đồng thời 2 loại thuốc nêu trên thì cần kiểm tra nồng độ theophylin trong máu và giảm liều theophylin.
  • Không dùng thành phần Ciprofloxacin và ciclosporin cùng lúc với nhau bởi Ciprofloxacin có thể gây tăng nhất thời creatinin trong huyết thanh gây ra những tác động xấu đến thận. Vì vậy người bệnh nên kiểm tra trị số creatinin huyết thanh 2 lần một tuần.
  • Việc sử dụng 2 thành phần Probenecid và Ciprofloxacin cùng lúc sẽ làm giảm mức lọc cầu thận và giảm bài tiết ở ống thận dẫn đến việc Ciprofloxacin cũng giảm đào thải qua nước tiểu.

14, Xử trí quá liều, quên liều

14.1. Quá liều

Trong các trường hợp bệnh nhân dùng quá liều có những biểu hiện như trong phần tác dụng phụ nêu trên cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân lưu ý cung cấp  cho bác sĩ đầy đủ đơn thuốc người bệnh đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

14.2. Quên liều

Nếu người bệnh quên liều, hãy uống sớm nhất có thể (khoảng thời gian tốt nhất là 1-2 tiếng). Tuy nhiên nếu đã sát giờ với liều thuốc tiếp theo thì người bệnh nên bỏ qua liều thuốc đó để tránh gây ra hiện tượng quá liều và các liều thuốc sau vẫn tiếp tục sử dụng bình thường. Người bệnh hãy lưu ý uống thuốc đúng liều để đảm bảo được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm một số thuốc khác:

Thuốc Trichopol – Điều trị nhiễm khuẩn đặc biệt trên các vi khuẩn kỵ khí

Thuốc Azithromycin: Tác dụng, Liều dùng, Cách sử dụng & Lưu ý, Giá bán

1 đánh giá cho Thuốc Eurocapro – Điều trị các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm virus

  1. Thanhthanh

    Eurocapro đem lại tác dụng rất hiệu quả

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới