Mô tả
1, Thuốc Fudilac là gì?
Thuốc Fudilac là một loại thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin, do Công ty cổ phần SX -TM Dược phẩm Đông Nam, Việt Nam sản xuất, đạt tiêu chuẩn TCCS. Thuốc đã được Cục quản lý dược cấp SĐK VD-11263-10.
Thành phần chính của thuốc gồm có: Sắt fumarat 190mg, Acid folic 1,6mg, Vitamin B12 30 mg, Vitamin B6 5mg, Vitamin C 30mg, Đồng sulfat 1mg. Được bào chế thành dạng viên nang mềm và đóng thành hộp với 3 vỉ, 6 vỉ, 10 vỉ, 25 vỉ, 50 vỉ x 10 viên hoặc đóng theo chai 60 viên, 100 viên, 100 viên, 500 viên.
2, Thuốc Fudilac được dùng làm gì?
Với thành phần gồm nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, Fudilac được sử dụng để:
- Bổ sung dinh dưỡng, hồi phục sức khỏe cho người mới khỏi bệnh, người suy nhược cơ thể, phụ nữ mang thai.
- Gia tăng khả năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Phòng bệnh và điều trị một số bệnh do thiếu vitamin – khoáng chất, hạn chế tình trạng thiếu dinh dưỡng của thai nhi có thể gây dị tật.
3, Chỉ định
Những trường hợp nên dùng thuốc:
- Người sau phẫu thuật, cần hồi phục thể trạng.
- Người già, người lao động gắng sức, người xanh xao, mệt mỏi, chán ăn.
- Trẻ em đang phát triển, hay trong thời kì dậy thì.
- Phụ nữ đang đang mang thai và sau sinh.
4, Các thành phần chính
a. Thông tin thành phần Sắt fumarat
Vai trò:
Sắt fumarate là muối Sắt(III) của acid fumaric, cung cấp khoáng chất sắt cho cơ thể. Sắt là một chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể: một thành phần của hemoglobin – đóng vai trò quyết định trong khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu, ngoài ra sắt còn cần thiết cho sự tạo myoglobin và enzyme hô hấp cytochrome C. Sắt fumarate là một thành phần quen thuộc trong các thuốc dùng để điều trị hoặc phòng ngừa tình trạng thiếu sắt trong máu.
Chỉ định:
Với những người bị thiếu máu do nguyên nhân thiếu sắt thường được chỉ định thuốc. Ngoài ra các dạng bào chế dưới dạng các muối sắt khác nhau thường không gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt.
Liều lượng – cách dùng:
– Đối với người lớn bị thiếu hụt sắt: dùng 50-100mg sắt nguyên tố mỗi ngày chia làm 3 lần uống.
– Đối với phụ nữ bị thiếu hụt sắt: dùng 30-120mg uống mỗi tuần trong vòng 2-3 tháng.
– Đối với thanh thiếu niên bị thiếu hụt sắt: dùng 650mg sắt sulfat mỗi ngày 2 lần.
– Với người lớn bị ho do các thuốc ACEI (thuốc ức chế men chuyển angiotensin): dùng 256mg sắt sulfat.
– Với phụ nữ mang thai: dùng 27mg/ngày (theo liều khuyến cáo).
– Với người đang cho con bú: từ 14 đến 18 tuổi thì dùng 10 mg/ngày, từ 19 đến 50 tuổi dùng 9mg/ngày (theo liều khuyến cáo).
– Với trẻ em đang điều trị thiếu máu do thiếu sắt: dùng 4-6 mg/kg cân nặng, uống 3 lần mỗi ngày trong vòng 2-3 tháng.
– Với trẻ em phòng ngừa thiếu sắt:
- Trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi: cho uống 11mg/ngày bổ sung từ thức ăn hoặc thuốc.
- Trẻ sinh non tháng: cho uống 2 mg/kg/ngày trong năm đầu tiên.
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 7mg/ngày.
- Trẻ từ 4-8 tuổi: 10mg/ngày.
- Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg/ngày.
- Đối với con trai từ 14-18 tuổi: 11 mg/ngày.
- Đối với con gái từ 14-18 tuổi: 15 mg/ngày.
(Theo liều dùng được khuyến cáo)
Tác dụng phụ:
Khi dùng thuốc có thể có những biểu hiện không mong muốn như: táo bón; phân đậm màu, xanh, đen, phân hắc ín; trong phân có thể có máu hoặc vệt máu; bị tiêu chảy; chán ăn; sốt; co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu dạ dày nôn mửa; buồn nôn nặng hoặc dai dẳng; hoặc gặp các tình trạng dị ứng quá mức (phát ban, nổi mề đay, ngứa, tức ngực, khó thở, sưng mắt, môi, miệng hoặc lưỡi).
Dược động học:
Cơ thể không hấp thu hoàn toàn hàm lượng sắt có trong thức ăn, sắt được hấp thu dưới dạng sắt (II) chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng. Quá trình hấp thu được hỗ trợ bởi các dịch acid trong dạ dày và trong thức ăn. Khả năng hấp thu cũng thay đổi theo nhu cầu của cơ thể: khi bị thiếu hụt sắt sự hấp thu sẽ tăng lên và ngược lại sẽ giảm xuống khi dự trữ trong cơ thể quá thừa.
Sau khi được hấp thụ vào máu, sắt sẽ gắn với protein vận chuyển là transferrin để đến tủy xương sản xuất hemoglobin.
Khi hồng cầu bị phá hủy, hầu hết sắt được giải phóng sẽ được giữ lại và tái sử dụng. Sắt được đào thải ra ngoài phần lớn qua sự bong tróc của tế bào như màng nhày tiêu hóa, da, móng, tóc, phần nhỏ được bài tiết qua mật và mồ hôi.
b. Thông tin thành phần Acid folic
Acid folic hay còn gọi là vitamin B9.
Tác dụng:
Trong cơ thể, acid folic là một chất quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa đặc biệt là tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, có vai trò như một coenzym, tồn tại dưới dạng tetrahydrofolate. Vì thế khi hàm lượng acid folic giảm xuống dưới mức bình thường sẽ ảnh hưởng đến việc tổng hợp nucleoprotein và tạo thành hồng cầu trưởng thành, gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ tương tự như thiếu máu do thiếu vitamin B12.
Acid folic còn tham gia chuyển serin thành glycin, tạo ADN – thymine bằng cách chuyển deoxyuridylat thành thymidylate.
Ngoài ra, vitamin B9 còn tham gia vào biến đối acid amin, vào sự sản xuất và sử dụng format.
Chỉ định
Với công dụng như trên, acid folic được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Người cần điều trị và phòng chống tình trạng thiếu acid folic trường hợp không do chất ức chế hoặc dihydrofolat reductase.
- Người không nạp vào đủ acid folic do khẩu phần ăn thiếu hụt acid folic, do kém hấp thu acid folic, hoặc do chuyển hóa nhanh không kịp hấp thu như ỉa chảy kéo dài… dẫn đến tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
- Thuốc cũng được sử dụng cho phụ nữ có thai cần đảm bảo duy trì nồng độ vitamin B9 trong cơ thể, đặc biệt là khi bị suy giảm hàm lượng acid folic do điều trị sốt rét hay lao.
- Người đang điều trị bằng các thuốc có tác dụng kháng acid folic như methotrexate.
- Người bệnh động kinh đang điều trị bằng các thuốc như hydantoin hoặc người đang điều trị thiếu máu tan máu khi cơ thể cần nhiều acid folic.
Liều lượng – cách dùng:
- Khi điều trị bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:
+ Khởi đầu: mỗi ngày uống 5mg, dùng trong 4 tháng; đối với người kém hấp thu có thể sử dụng tới 15mg/ngày.
+ Duy trì: dùng 5mg, từ 1-7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người.
- Đối với trẻ em dưới 1 tuổi: cho dùng 500 microgam/kg/ngày.
- Trẻ em trên 1 tuổi: dùng như liều của người lớn.
- Với phụ nữ mang thai: để đảm bảo tình trạng của mẹ và thai nhi, nên được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hay bổ sung thêm acid folic để duy trì nồng độ bình thường trong thai với liều trung bình là 200-400 microgam/ngày.
- Với phụ nữ trong lần mang thai trước, thai nhi có ống tủy sống bất thường thì có khả năng cao sẽ mắc lại trong lần mang thai sau, vì thế những người này được khuyến cáo dùng 4-5 mg acid folic mỗi ngày trước khi mang thai và dùng duy trì trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Chống chỉ định
Acid folic chống chỉ định với những trường hợp mắc đa nguyên hồng cầu, thiếu máu tan huyết.
Tác dụng phụ
Những người dùng acid folic ít gặp các tác dụng phụ, hiếm gặp có thể xảy ra các hiện tượng như ngứa, nổi ban, nổi mề đay, có thể có rối loạn tiêu hóa.
Dược động học
Trong tự nhiên, acid folic ở dạng polyglutamate, khi vào cơ thể chất này được carboxypeptidase thủy phân, và bị khử tại niêm mạc ruột bởi DHF reductase, và được hấp thu vào máu chủ yếu ở đoạn đầu ruột non sau khi methyl hóa thành MDHF.
Thuốc được hấp thu rất nhanh và phân bố nhanh chóng vào các mô cơ thể, có thể đi vào được dịch não tủy, đi qua nhau thai vào thai nhi, vào được sữa mẹ. Sau đó thuốc sẽ tập trung tích cực trong dịch não tủy và dự trữ chủ yếu ở trong gan.
Acid folic được đào thải qua nước tiểu mỗi ngày khoảng 4-5 microgam. Nếu dùng acid folic liều cao sẽ làm tăng lượng vitamin đào thải qua nước tiểu.
5, Cách sử dụng thuốc Fudilac
– Liều dùng: theo đề xuất của thuốc:
- Người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
- Trẻ em: ngày uống 1 viên, 1 lần.
- Có thể dùng thuốc trước khi ăn và sau khi ăn.
6, Fudilac có giá bao nhiêu?
Theo như nhà thuốc online ITP Pharma tìm hiểu, thuốc Fudilac được bán với giá 69.000 đ/hộp 3 vỉ x 10 viên.
7, Bạn có thể mua thuốc Fudilac ở đâu?
Có thể dễ dàng tìm mua thuốc tại tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc.
8, Chống chỉ định
Khi gặp những tình trạng sau đây thì không nên sử dụng thuốc:
- Bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bị suy thận nặng hoặc có khối u ác tính.
- Mô bị nhiễm sắt, mắc bệnh đa hồng cầu hoặc thiếu máu tan huyết.
- Đặc biệt với phụ nữ có thai và cho con bú, cùng với trẻ em nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng khi sử dụng Fudilac.
9, Tác dụng phụ của thuốc
Bạn có thể gặp phải những triệu chứng không mong muốn sau:
- Nổi mẩn đỏ, nôn mửa, nhợt nhạt xanh xao.
- Tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Nhức đầu, chóng mặt, táo bón, phân màu đen.
Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào của tác dụng phụ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả khó lường.
10, Lưu ý khi sử dụng Fudilac
- Hãy tham vấn thêm bác sĩ, dược sĩ để cập nhật thông tin mới nhất về thuốc, hay trước khi dùng thuốc.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Không sử dụng thuốc đã hết hạn, hay vẫn còn hạn sử dụng nhưng thuốc đã có những biến đổi bất thường về màu sắc, mùi, …
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Tuyệt đối không lạm dụng thuốc.
11, Dược lực học
Ngoài thông tin về 2 thành phần chính của thuốc là Sắt fumarat và Acid folic như trên. Thuốc còn có một số vitamin quan trọng như:
– Vitamin B12 hoạt động như các coenzyme khi vào cơ thể, cực kỳ quan trọng để tế bào có thể nhân lên và tăng trưởng. Ngoài ra vitamin B12 cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của acid folic. Khi thiếu vitamin B12 sẽ gây suy giảm chức năng của một số dạng acid folic cần thiết trong tế bào, ảnh hưởng đến các mô có các tế bào phát triển mạnh như các mô tạo máu, ruột non, tử cung, còn có thể gây hủy myelin sợi thần kinh làm giảm tốc độ dẫn truyền thần xung động thần kinh.
– Vitamin B1 cũng đóng vai trò là coenzym, tham gia chuyển hóa đường pentose trong chu trình hexose monophosphate. Khi thấy nồng độ pyruvate trong cơ thể tăng cao có thể là dấu hiệu bất thường trong chu trình chuyển hóa từ đó giúp chẩn đoán tình trạng thiếu hụt vitamin.
– Vitamin B2 cũng có vai trò quan trọng trong cơ thể: giáng hóa nhiều chất trong cơ thể, tham gia các quá trình chuyển hóa lipid, purin, acid amin.
– Vitamin B6: tồn tại dưới 2 dạng là pyridoxine phosphate và pyridoxamin phosphate trong cơ thể, tham gia vào chuyển hóa glucid, lipid và protein. Pyroxine còn tham gia tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh (GABA) và tổng hợp hemoglobulin.
12, Tương tác thuốc
Vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể về tương tác của Fudilac với các thuốc khác.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có thắc mắc, và thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc đang sử dụng.
Về chế độ ăn: nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
13, Quên liều, quá liều và cách xử lý
Chưa ghi nhận được trường hợp uống quá liều nào.
Tuyệt đối không uống 2 liều cùng lúc hoặc quá gần nhau. Vì vậy nếu quên liều thì nên uống càng sớm càng tốt nhưng khi đã gần đến liều kế tiếp thì bỏ qua liều đó và tiếp tục uống như bình thường.
Trước khi đưa ra quyết định nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
13, Bảo quản và xử lý thuốc đúng cách
Hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng, một khi đã hết hạn sử dụng thì tuyệt đối không tiếp tục dùng.
Thuốc nên được bảo quản ở nơi thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào và nơi ẩm thấp.
Tiêu hủy thuốc đúng cách, hãy hỏi bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải để không gây hại đến môi trường.
Trên đây là những thông tin về thuốc Fudilac. Lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế tờ hướng dẫn sử dụng và chỉ định của bác sĩ. Cảm ơn bạn đã ủng hộ và theo dõi bài viết.
Xem thêm:
Eagaliz Premium – Bổ sung các khoáng chất và vitamin cho cơ thể
Viên uống Bibula – Bổ sung vitamin và khoáng chất cho phụ nữ mang thai
Hương Quỳnh –
Sản phẩm Fudilac rất phù hợp với tôi
Dược sĩ Lê Duy –
cảm ơn bạn đã phản hồi cho chúng tôi