Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Haloperidol – Điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần,…

Haloperidol – Điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần,…

(1 đánh giá của khách hàng)

95.000

Danh mục: Thương hiệu:

Mô tả

1, Haloperidol là gì?

Haloperidol là thuốc chống loạn thần kinh điển hình có xuất xứ Việt Nam, thuộc nhóm butyrophenon. Đây là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược DANAPHA. Haloperidol có tác dụng điều trị bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn tâm thần, thần kinh nhất định. Thuốc sẽ giúp người dùng giảm suy nghĩ tiêu cực, ảo giác, suy nghĩ rõ ràng, bớt cảm thấy căng thẳng và ngăn ngừa tự sát. Bên cạnh đó tác dụng chống nôn của Haloperidol cũng rất mạnh.

Haloperidol có thành phần chính là hoạt chất Haloperidol. Vì có nhiều dạng bào chế nên mỗi dạng sẽ có một hàm lượng riêng.

Số đăng ký hiện nay trên thị trường của Haloperidol là: VNA-1737-04.

Các dạng bào chế của thuốc an thần Haloperidol:

Có 5 dạng bào chế đó là:

  • Dung dịch Haloperidol tiêm.
  • Dung dịch uống.
  • Viên nén.
  • Viên nén bao phim.
  • Thuốc uống.

Hàm lượng:

  • Dung dịch uống/ thuốc uống: Haloperidol 0.05% (1 mg = 40 giọt), Haloperidol 0.2% (1 mg = 10 giọt).
  • Viên nén/ viên nén bao phim gồm các loại Haloperidol 0.5 mg, Haloperidol 1 mg, Haloperidol 1.5 mg, Haloperidol 2 mg, Haloperidol 5 mg, Haloperidol 10 mg và 20 mg.
  • Ống tiêm: 5 mg/ ml (dung dịch 0,5%), ống tiêm haloperidol decanoate 50mg/ml, 100mg/ml.

Quy cách đóng gói thuốc Haloperidol:

  • Mỗi hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 25 viên.
  • Hộp 1 lọ 200 viên.
Dạng đóng gói của thuốc
Dạng đóng gói của thuốc

2, Haloperidol có tác dụng gì?

Thuốc Haloperidol là thuốc thuộc nhóm thuốc hướng thần, giúp điều trị bệnh tâm thần phân liệt:

  • Chống nôn mạnh trong các trường hợp cần thiết như sau phẫu thuật.
  • Điều trị cơ thể tâm sinh có biểu hiện lo âu, các bệnh tâm căn
  • Điều trị trạng thái rối loạn mãn tính: hoang tưởng mãn tính, hội chứng Paraphrenia, tâm thần phân liệt, hội chứng Paranoid, hội chứng Taurette.
  • Tình trạng mê sảng, lú lẫn kèm theo các hành vi kích động gây gổ tấn công.
  • Điều trị các tình trạng khi thần kinh vận động bị kích động mạnh: run do rượu, hưng cảm, hoang tưởng cấp, mê sảng.

3, Thành phần của Haloperidol có tác dụng gì?

Thuốc Haloperidol có thành phần chính là hoạt chất Haloperidol có tác dụng điều trị các bệnh về rối loạn tâm thần, tâm trạng. Thuốc giúp người dùng giảm suy nghĩ tiêu cực, ảo giác, bớt căng thẳng, suy nghĩ rõ ràng, ngăn ngừa tự sát.

4, Cách sử dụng thuốc Haloperidol

Liều dùng:

Thuốc Haloperidol có liều dùng dựa trên nhiều yếu tố: mức độ phát triển bệnh lý, độ tuổi và tình trạng sức khoẻ. Thông thường bắt đầu từ liều thấp.

Sau khi cơ thể của người bệnh đáp ứng tốt với thuốc(trong khoảng thời gian 3 đến 4 tuần) thì liều lượng sẽ được thay đổi thích hợp với tình trạng của bệnh nhân, giảm dần đến liều thấp nhất có hiệu quả.

Liều dùng áp dụng cho những trường hợp phổ biến:

4,1. Điều trị rối loạn hành vi kết hợp và rối loạn thần kinh

Loại thuốc viên nén, viên nén bao phim và dung uống:

Đối với người lớn:

  • Liều đầu: 0,5 – 5mg/ ngày, chia đều 2 – 3 lần uống/ ngày. Nếu người bệnh kháng thuốc hoặc bị loạn thần nặng liều dùng có thể sẽ tăng lên 60mg/ ngày thậm chí 100mg/ ngày.
  • Liều tối đa cho người lớn: 100mg/ ngày.

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi: Hiện vẫn chưa xác định được liều dùng phù hợp.

Với trẻ em từ 3 đến 12 tuổi(cân nặng 15 đến 40kg):

  • Liều đầu: 0,025 – 0,05/ kg, chia đều 2 lần trên một ngày. Xem xét và tăng liều khi thực sự cần thiết.
  • Liều tối đa cho trường hợp này: 10mg/ ngày hoặc 0,15mg/ kg/ ngày.

Đối với người cao tuổi:

  • Liều dùng khuyến cáo: 0,5 – 2mg/ ngày, chia đều 2 – 3 lần uống/ngày.

Loại thuốc tiêm, dung dịch tiêm:

Với người lớn, người cao tuổi:

Điều trị loạn thần cấp:

  • Liều đầu: 2 – 5mg/ lần dùng để tiêm bắp. Có thể tiêm thuốc lại sau 1 giờ nếu cần thiết, tiêm lặp lại sau 4 – 8 giờ.

Kiểm soát nhanh chứng sảng cấp/ loạn thần kinh cấp:

  • Liều đầu: 0,5 – 50mg/ lần dùng để tiêm tĩnh mạch (tốc độ 5mg/phút). Tiêm lặp lại sau 30 phút nếu cần thiết.
  • Liều tối đa thông thường: Tiêm bắp với liều lượng 100mg/ ngày.

Đối với trẻ em: Hiện chưa xác định được liều dùng phù hợp và an toàn cho trường hợp này.

Trong trường hợp điều trị lâu dài, sau khi đã có sự đáp ứng của thuốc trên bệnh nhân bằng đường uống thì có thể đưa thuốc bằng đường tiêm bắp với thuốc Haloperidol decanoat. Liều khởi đầu, tương đương từ 10 đến 15 lần so với tổng liều uống hằng ngày. Liều dùng giới hạn cho thuốc là 100mg/ 24h. Các liều khi dùng sau thường nên sử dụng cách nhau 4 tuần, liều giới hạn có thể lên tới 300mg/ tháng. Tùy theo tình trạng của người bệnh và nhu cầu, liều lượng của thuốc cần được điều chỉnh cho phù hợp.

4,1. Điều trị buồn nôn – nôn ói xuất phát từ nhiều nguyên nhân

  • Liều dùng được khuyến cáo: tiêm bắp: 1 – 2mg/ lần, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 12 tiếng.

Cách dùng thuốc Haloperidol:

Với mỗi dạng bào chế sẽ có cách sử dụng khác nhau:

  • Thuốc tiêm, dung dịch tiêm: Haloperidol decanoat có tác dụng kéo dài để điều trị an thần, tiêm vào bắp tay hoặc tĩnh mạch.
  • Dung dịch uống: Các loại nước uống như trà hay cà phê có thể khiến thuốc bị kết tủa nên không nên pha loãng Haloperidol với các loại này.
  • Viên nén và viên nén bao phim: uống thuốc với một cốc nước lọc mới thể tích khoảng 240ml, cũng có thể dùng với thức ăn hay sữa. Khi uống thuốc, người bệnh không nên tán nhuyễn hoặc nhai thuốc trước khi nuốt vì làm như vậy có thể phá vỡ cấu trúc của thuốc.
Dạng đóng gói của thuốc
Dạng đóng gói của thuốc

5, Thuốc Haloperidol có thể dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

Phụ nữ mang thai:

  • Hiện chưa có báo cáo hay nghiên cứu đầy đủ trên cơ thể người tuy nhiên, đã có báo cáo về dị dạng về hình thái của thai nhi khi người mẹ dùng kết hợp giữa Haloperidol và các thuốc khác. Khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với liều cao thuốc ở giai đoạn cuối của thai kỳ thì triệu chứng nhiễm độc có thể xảy ra: ứ mật, ngoại tháp vàng da, giảm trương lực cơ,…

Phụ nữ cho con bú:

  • Vì thuốc có thành phần Haloperidol bài tiết vào sữa mẹ nên trong thời gian điều trị không nên cho con bú.

6, Giá trên thị trường hiện nay của Haloperidol

Hiện nay sản phẩm được bán trên thị trường giá viên nén Haloperidol 1,5mg cho hộp 10 vỉ * 25 viên có giá 95,000 VNĐ.

Mức giá của sản phẩm có thể thay đổi tùy thuộc vào từng đơn vị bán.

Với mức giá này, sản phẩm khá phù hợp với túi tiền của người dùng và thuộc tầm trung so với các loại thuốc an thần có bán trên thị trường hiện nay.

7, Thuốc an thần Haloperidol có thể mua ở đâu?

Hiện nay sản phẩm Haloperidol được phân phối trên mọi tỉnh thành của thị trường Việt Nam vì vậy mọi người có thể dễ dàng tìm mua ở các nhà thuốc hoặc trong bệnh viện. Bên cạnh đó, việc sử dụng các trang thương mại điện tử như shopee, lazada, tiki,.. hay các trang bán hàng online của các nhà thuốc, bệnh viện cũng rất phổ biến nên các bạn cũng hoàn toàn có thể tìm mua sản phẩm này trên các web bán hàng trực tuyến. Tránh việc mua phải các sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng thì khách hàng hay chọn lựa những địa điểm mua hàng đảm bảo và uy tín.

Khách hàng có thể liên hệ cho nhà thuốc online ITP Pharma để nghe những tư vấn và mua hàng chính hãng

8, Chống chỉ định

Với những trường hợp sau không được sử dụng Haloperidol:

  • Người bệnh sử dụng rượu, sử dụng quá liều opiat, barbiturat, có tiền sử mắc bệnh Parkinson, chuyển hóa porphyrin.
  • Các trường hợp: mắc chứng rối loạn vận động ngoại tháp, động kinh, liệt cứng, trầm cảm, cường giáp, các bệnh về thận, gan, máu; đang sử dụng các loại thuốc như thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc có tác dụng như thần kinh giao cảm, Adrenalin.
  • Trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với Haloperidol hay bất kì thành phần nào của thuốc.
Dạng đóng gói của thuốc
Dạng đóng gói của thuốc

9, Tác dụng phụ của Haloperidol

Các tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải:

  • Hội chứng Parkinson.
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, trầm cảm, an thần, đứng ngồi không yên, bồn chồn, lo lắng không biết nguyên nhân.
  • Rối loạn trương lực thấp kèm theo phản ứng ngoại tháp.
  • Khi bệnh nhân dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra rối loạn vận động muộn.

Nếu cơ thể người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường sau thì phải liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời nếu xảy ra triệu chứng rối loạn nhịp tim, rối loạn tạo máu:

  • Cảm giác buồn nôn, nôn ói; tim đập nhanh, loạn nhịp thất, hạ huyết áp; chán ăn; mồ hôi và nước bọt tiết nhiều; kinh nguyệt không đều, mất kinh; gặp các vấn đề về tiêu hoá như táo bón, khó tiêu.
  • Ngủ không ngon hoặc mất ngủ, cơ thể suy nhược, rối loạn máu; viêm gan, tắt mật trong gan, hạ đường huyết.

10, Lưu ý khi sử dụng thuốc

Người bệnh cần thận trọng, lưu ý những điều sau khi sử dụng thuốc Haloperidol:

  • Bệnh nhân không được sử dụng thuốc nếu không có chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ khi có tiểu sử hoặc đang bị u tế bào ưa crom, suy tuỷ.
  • Người tham gia phương tiện giao thông đường dài như lái ô tô, xe tải hoặc vận hành máy móc nên cẩn trọng vì thuốc có thể gây mất tỉnh táo.
  • Người mắc bệnh nhược cơ, bệnh mạch máu não, bệnh về tim, người suy gan, thận, tiểu đường,… người cao tuổi là các đối tượng dễ bị hạ huyết áp thế, phản ứng phụ ngoại tháp khi sử dụng Haloperidol.
  • Với trẻ em và thanh thiếu niên là nhóm đối tượng dễ gặp phải tác dụng phụ ngoại tháp khi sử dụng thuốc vì vậy nên cẩn trọng.
  • Các triệu chứng như vàng da, ứ mật, giảm trương lực cơ, phản ứng ngoại tháp, an thần mạnh có thể xảy ra với trẻ sơ sinh nếu người mẹ sử dụng sản phẩm với liều cao vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

11, Dược động học

Sau khi thuốc được đưa vào cơ thể, ở đường tiêu hoá, hoạt chất Haloperidol được hấp thu khoảng từ 60% đến 70%. Sau khoảng 2 đến 6 giờ thì nồng độ Haloperidol đạt đỉnh trong huyết thanh sau khi qua tuần hoàn ruột – gan. Nhiều nghiên cứu vẫn phát hiện ra nồng độ của Haloperidol trong huyết tương của người bệnh sau một vài tuần kể từ khi sử dụng 1 liều thuốc.

12, Tương tác thuốc

Đặc biệt thận trọng khi sử dụng Haloperidol với các loại thuốc khác do tương tác giữa các thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc và gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng:

  • Rượu: rượu hạ thấp ngưỡng kháng tác dụng phụ gây độc kinh, gia tăng xuất hiện triệu chứng đứng ngồi không yên, làm loạn trương lực.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: gây ra chứng ngủ gà, lú nghiêm trọng.
  • Lithi: gây độc đối với hệ thần kinh ngoài ra còn gây ra chứng ngoại tháp.
  • Cocain: xuất hiện phản ứng loạn trương nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc chống trầm cảm: có thể tăng tác dụng an thần hoặc kéo dài tác dụng của Haloperidol.
  • Methyldopa: gây ra tác dụng tâm thần không mong muốn như mất khả năng định hướng, chậm suy nghĩ hoặc khiến người dùng bị hạ huyết áp nghiêm trọng.
  • Levodopa: gây ra triệu chứng tâm thần trầm trọng hơn.
Dạng đóng gói của thuốc
Dạng đóng gói của thuốc

13, Nếu người bệnh dùng quá liều hoặc quên liều thì nên xử lý như thế nào?

13,1. Người dùng có triệu chứng như thế nào khi dùng thuốc quá liều?

  • Thở chậm lại, mất ý thức, buồn ngủ, các bộ phận trên cơ thể mất kiểm soát.
  • Có chuyển động chậm chập hoặc bất thường, cơ bắp co cứng, yếu.

Xử lý:

  • Phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và tiến hành rửa dạ dày hoặc than hoạt.
  • Tập trung điều trị tích cực cho người bệnh.

13,2. Quên liều

  • Ngay sau khi nhớ ra đã quên liều thì sử dụng ngay.
  • Nếu như liều quên liền kề với liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên, sử dụng tiếp theo đơn của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không vì quên liều mà sử dụng gấp đôi liều lượng với mục đích uống bù liều đã quên.

Qua bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu một số thông tin cơ bản về thuốc chống loạn thần kinh Haloperidol như thành phần, chỉ định, chống chỉ định, lưu ý, tương tác với thuốc khác,… Mong rằng bài viết này có thể giải đáp được tất cả thắc mắc của các bạn về sản phẩm này.

Xem thêm:

Dogmatil 50mg – Thuốc điều trị tâm thần phân liệt

Thuốc Zoloman 100 – Điều trị triệu chứng rối loạn tâm thần

1 đánh giá cho Haloperidol – Điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần,…

  1. Hoang Van Chien

    Thuốc dùng rất tốt, sau một thời gian sử dụng sức khỏe của mình đã được cải thiện hơn rất nhiều

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới