Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Klacid – Điều trị nhiễm khuẩn hầu họng, viêm phế quản cấp và mạn tính

Thuốc Klacid – Điều trị nhiễm khuẩn hầu họng, viêm phế quản cấp và mạn tính

(1 đánh giá của khách hàng)

110.000

Danh mục:

Mô tả

Hiện nay các bệnh liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn xảy ra rất phổ biến và quá trình điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn do vi khuẩn virus đa kháng thuốc. Bài viết dưới đây của nhà thuốc online ITP Pharma xin giới thiệu tới quý độc giả thuốc Klacidthuốc kháng sinh nhóm Macrolid có phổ tác dụng rộng.

1, Thuốc Klacid là gì?

Thuốc Klacid là thuốc chứa kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus, diệt nấm và ký sinh trùng.

Quy cách đóng gói: 1 hộp lọ 60ml.

Thuốc được sản xuất tại Indonesia bới công ty dược phẩm Abbott (Hoa Kỳ).

Ngoài dạng hỗn dịch, thuốc còn có dạng viên nén gồm Klacid 250mg và Klacid MR 500mg.

Trong bài này, ITP Pharma tập trung đưa ra những thông tin chi tiết về dạng thuốc Klacid 125mg/5ml dạng lọ 60ml.

Thuốc Klacid là thuốc gì?
Thuốc Klacid là thuốc gì?

2, Công dụng của thuốc Klacid 125mg/5ml 60ml

Klacid được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đối với các vi khuẩn nhạy cảm trong các tình trạng bệnh lý như:

  • nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (nhiễm khuẩn hầu họng),
  • nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi).
  • viêm tai giữa cấp.
  •  nhiễm khuẩn da và mô mềm.
  • nhiễm khuẩn Mycobacterium,…..

3, Chỉ định.

Thuốc Klacid được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm khuẩn hầu họng, viêm họng, viêm xoang.)
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp và mạn tính (viêm phế quản, viêm phổi.)
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm ở mức độ vừa và nhẹ.
  • Được phối hợp trong phác đồ điều trị diệt H. Pylori trong viêm loét dạ dày tá tràng.

4, Thành phần Clarithromycin của thuốc Klacid có tác dụng gì?

Thuốc có hoạt chất chính là Clarithromycin 125mg/5ml.

Clarithromycin có phổ kháng khuẩn khá rộng bao gồm: vi khuẩn gram dương (Staphylococcus aureus (nhạy cảm với methicillin), Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus agalactiae…), vi khuẩn gram âm (Haemophilus parainfluenzae, Haemophilus influenzae, Neisseria gonorrhoeae, Helicobacter pylori,…).

Clarithromycin với hoạt phổ rộng có tác dụng diệt vi khuẩn trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng.

Ngoài các dược chất chính, thuốc còn chứa các tá dược vừa đủ.

Thành phần thuốc Klacid
Thành phần thuốc Klacid

5, Cách sử dụng thuốc Klacid 125

Đường dùng: đường uống.

Cách dùng:

  • Đối với dạng viên nén: uống cả viên thuốc theo liều quy định cùng lượng nước nhiều, không được nghiền hay nhai viên thuốc khi uống.
  • Đối với dạng hỗn dịch ( theo lọ): Lấy một lượng chính xác hỗn dịch theo liều và sử dụng theo đường uống.

Liều dùng: 

  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: nên dùng Klacid dạng hỗn dịch liều 7,5mg/kg x 2 lần/ngày, thời gian dùng kéo dài 7-10 ngày.
  • Đối với trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 250mg/ngày x 2 lần, thời gian dùng kéo dài 7 ngày nếu nhiễm trùng nhẹ; cần tăng liều lên 500mg/ngày x 2 lần, thời gian dùng kéo dài 14 ngày nếu nhiễm trùng nặng.
  • Diệt H.pylori ở người viêm loét dạ dày tá tràng: dùng liều 500mg/ngày x 2 lần, điều trị trong 7 ngày theo phác đồ.
  • Đối với bệnh nhân suy thận: không cần chỉnh liều. Trong trường hợp cần chỉnh liều nên giảm còn ½ liều ban đầu.

6, Giá thuốc Klacid 125mg/5ml

Tại các quầy thuốc, thuốc được bán theo hộp 60ml.

Thuốc Klacid có giá tham khảo là 110.000 VNĐ/hộp 60ml. Bạn có thể đến các quầy thuốc để được các dược sĩ tư vấn. Tuy nhiên, giá thuốc có thể chênh lệch theo khu vực, nhà thuốc,…

7, Thuốc Klacid có thể mua ở đâu?

Hiện nay, không khó để có thể tìm mua thuốc Klacid. Thuốc hiện được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Nếu muốn tìm mua thuốc online, bạn có thể tham khảo nhà thuốc online ITP Pharma.

8, Chống chỉ định.

  • Không sử dụng thuốc cho người có tiền sử mẫn cảm với kháng sinh họ Macrolid hoặc với bất cứ thành phần nào của tá dược.
  • Không dùng Klacid cùng với 1 trong các thuốc sau: cisapride, pimozide, astemizole, các statin, midazolam dạng uống, colchicine.
  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử QT kéo dài, loạn nhịp thất, thiếu máu cơ tim, mất cân bằng điện giải.
  • Tuyệt đối không được sử dụng thuốc với các dẫn chất của Ergot.
  • Chống chỉ định với bệnh nhân suy gan nặng có kèm suy thận.

9, Tác dụng phụ của thuốc Klacid.

  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Bệnh nhân hay gặp các phản ứng dị ứng như: mề đay, phát ban, nặng hơn có thể mắc hội chứng Stevens-Johnson.
  • Gặp phải một số rối loạn liên quan đến hệ thần kinh như: nhức đầu, chóng mặt, ù tai,mất ngủ, ảo giác, loạn tâm thần, mơ màng,…
  • Bệnh nhân có thể gặp tác dụng không mong muốn trên hệ tuần hoàn như: rung nhĩ, kéo dài QT, ngừng tim, đánh trống ngực, ngoại tâm thu,…
  • Rối loạn vị giác, có cảm giác nhạt miệng.
  • Khi dùng clarithromycin bệnh nhân thường gặp phải tình trạng mất khả năng nghe nhưng triệu chứng này nhanh chóng hồi phục khi ngưng thuốc.
  • Bệnh nhân có thể bội nhiễm vi khuẩn, bội nhiễm nấm như: viêm mô tế bào, bội nhiễm nấm Candida, viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng âm đạo.
  • Nhiều trường hợp gặp phải tình trạng viêm nhiễm miệng lưỡi: viêm miệng, viêm lưỡi, nổi hạt ở khoang miệng, viêm thanh môn,….
  • Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn khác ít gặp trên lâm sàng: viêm đại tràng giả mạc có thể đe dọa tính mạng, rối loạn chức năng gan, viêm gan, viêm tắc mật và nặng hơn có thể dẫn tới suy gan.

10, Lưu ý khi sử dụng.

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy gan, suy thận do thuốc đào thải chủ yếu qua gan và thận. Cần tham khảo thêm bác sĩ trong trường hợp này để cân nhắc yếu tố lợi ích và nguy cơ.
  • Nếu sử dụng thuốc lâu dài cùng với kháng sinh các có thể gặp nguy cơ bội nhiễm nấm, các vi khuẩn kháng macrolid.
  • Hiện nay, Klacid chỉ được cân nhắc sử dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn da, mô mềm do Nấm, mụn trứng cá và các trường hợp nhiễm trùng không dùng được Penicillin.
  • Nếu sử dụng thuốc quá 14 ngày nhưng triệu chứng của bệnh không khỏi hẳn, hãy dừng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Cần cân nhắc yếu tố lợi ích – nguy cơ đối với bệnh nhân suy gan, suy thận.
  • Hiện nay vẫn chưa có kết luận giữa yếu tố lợi ích và nguy cơ của thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy, cần cân nhắc sử dụng trong trường hợp này.
  • Khi kê đơn cho bệnh nhân tiểu đường, bác sĩ cần tính toán hàm lượng sucrose có trong thuốc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Klacid
Lưu ý khi sử dụng thuốc Klacid

11, Dược động học.

Hấp thu:

Clarithromycin hấp thu rất nhanh và hiệu quả qua đường uống. Thức ăn làm chậm quá trình hấp thu và hình thành chất chuyển hóa 14-hydroxy clarithromycin của Clarithromycin (nhưng không ảnh hưởng nhiều.)

Phân bố:

Clarithromycin có nồng độ trong mô cao hơn trong máu nhiều lần. Nồng độ cao nhất được thấy trong hạch hạnh nhân và mô phổi. Ở liều điều trị, Clarithromycin chủ yếu kết hợp với protein (khoảng 80%).

Chuyển hóa:

Chất chuyển hóa của Clarithromycin là 14-hydroxy clarithromycin. Trạng thái ổn định đạt được sau 2 ngày.

Thải trừ:

Đa số Clarithromycin được thải trừ qua phân, một phần được đào thải qua nước tiểu. Ở liều điều trị 250mg/ngày, 20% thuốc bài tiết qua nước tiểu ở dạng không đổi. Tuy nhiên, khi liều điều trị tăng lên 500mg/ngày, 36% thuốc được đào thải qua nước tiểu.

12, Tương tác thuốc.

Tương tác thuốc – thực phẩm.

Clarithromycin có thể tương tác với rượu bia, thuốc lá và một số thực phẩm.

Tương tác thuốc – thuốc.

  • Sử dụng thuốc cùng theophylin làm tăng nồng độ theophylin trong huyết thanh và tăng độ độc tính tiềm tàng của thuốc.
  • Nếu dùng thuốc cùng với các thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống enzym Cytochrom P450 có thể làm tăng nồng độ các thuốc đó trong huyết thanh như: warfarin, các statin, alkaloid của ergot, phenytoin,…
  • Khi dùng thuốc cùng với Digoxin, hiệu quả điều trị suy tim có thể tăng. Vì vậy, cần theo dõi nồng độ Cetirizin trong huyết tương.
  • Klacid làm thay đổi quá trình chuyển hóa của terfenadine, làm  tăng nồng độ của terfenadine trong huyết tương.
  • Clarithromycin làm giảm tốc độ đào thải của carbamazepine do đó Clarithromycin có thể làm tăng hiệu lực của carbamazepine khi sử dụng đồng thời.
  •  Nếu dùng đồng thời Clarithromycin với omeprazol trong điều trị viêm loét dạ dày thì nồng độ của cả 2 thuốc trong huyết tương tăng.
  • Khi dùng đồng thời clarithromycin với zidovudine cho người lớn nhiễm HIV, khi đạt được trạng thái bền nồng độ zidovudine có thể giảm. Vì vậy cần sử dụng 2 thuốc này cách nhau 1-2 h.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Klacid
Hướng dẫn sử dụng thuốc Klacid

13, Xử trí khi quá liều, quên liều.

Quá liều:

  • Khi sử dụng Klacid quá liều, bạn có thể gặp các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa hoặc các phản ứng dị ứng.
  • Lúc này bạn nên xử trí bằng cách rửa dạ dày và điều trị nâng đỡ. Biện pháp thẩm phân phúc mạc hay lọc máu không có ý nghĩa trong xử trí quá liều Clarithromycin.
  • Nếu bạn không thể tự xử trí được, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Quên liều:

Khi quên liều, bạn hãy sử dụng liều đó ngay sau khi nhớ ra, thời gian thích hợp khoảng 1-2 giờ. Nếu khoảng thời gian gần với liều kế tiếp, bạn nên bỏ qua liều và sử dụng liều tiếp theo bình thường.
Lưu ý: Khi quên liều bạn tuyệt đối không được gấp đôi liều sử dụng khi quên liều.

Tham khảo thêm một số thuốc khác:

Babycanyl – Điều trị ho do hen phế quản, viêm phế quản

Thuốc Azithromycin: Tác dụng, Liều dùng, Cách sử dụng & Lưu ý, Giá bán

1 đánh giá cho Thuốc Klacid – Điều trị nhiễm khuẩn hầu họng, viêm phế quản cấp và mạn tính

  1. minh ánh

    Thuốc Klacid điều trị viêm phế quản rất tốt.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

0853.549.696