Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Methorphan – Điều trị ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng, mãn tính

Thuốc Methorphan – Điều trị ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng, mãn tính

(1 đánh giá của khách hàng)

60.000

Mô tả

1, Thuốc Methorphan là gì?

Thuốc Methorphan là một loại thuốc thuộc nhóm để dùng trong các trường hợp quá mẫn và chống dị ứng. Đây là thuốc kê đơn tức là phải có đơn của bác sĩ tư vấn và thuốc được sử dụng phổ biến trong các trường hợp ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng, mãn tính… Methorphan do Việt Nam sản xuất bởi công ty dược phẩm Traphaco đăng ký số hiệu VD-19625-13. Thuốc có 2 dạng bào chế chính đó là dạng siro và dạng viên nén bao phim.

Dạng siro được trình bày dưới dạng:

  • Hộp 1 chai với dung tích 60ml.
  • Hộp 1 chai với dung tích 100ml.

Dạng viên nén bao phim được đóng gói dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm:

  • Hộp 1 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
  • Hộp 1 vỉ mỗi hộp 4 viên.
  • Hộp 2 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
  • Hộp 5 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
  • Hộp 5 vỉ  mỗi vỉ 4 viên.
  • Hộp 10 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
  • Hộp 10 vỉ mỗi vỉ 4 viên.
  • Hộp 25 vỉ mỗi vỉ 4 viên.

Thành phần chính của Methorphan ở dạng siro gồm có:

  • Dextromethorphan HBr hàm lượng 60mg.
  • Chlorpheniramin maleat hàm lượng 16,02 mg.
  • Guaifenesin hàm lượng  120 mg.
  • Tá dược (Đường trắng, Natri benzoat, Dinatri edetat, Glycerin,Hương dâu, Nước tinh khiết) vừa đủ.

Thành phần chính của Methorphan ở dạng viên nén bao phim, mỗi viên chứa:

  • Dextromethorphan HBr hàm lượng 10mg.
  • Loratadin hàm lượng 2,5 mg.
  • Guaiphenesin hàm lượng 100 mg.
Dạng đóng gói của thuốc dạng viên
Dạng đóng gói của thuốc dạng viên

2, Công dụng của thuốc Methorphan

Methorphan là thuốc trị ho có khả năng làm giảm ho, cắt cơn ho, long đờm, chống dị ứng. Thuốc dùng để điều trị các triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp trên.

3, Chỉ định

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp sau đây:

  • Ho khan, ho có đờm.
  • Ho do dị ứng.
  • Ho do cảm lạnh.
  • Ho có đờm do viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản.
  • Ho do hút thuốc lá, viêm họng, viêm đường hô hấp trên.

4, Thành phần trong Methorphan Siro có tác dụng gì?

4.1, Dextromethorphan HBr hay Dextromethorphan hydrobromid

Tác dụng

  • Là thuốc được sử dụng trong việc điều trị ho mãn tính không có đờm mà ít tác động đến thần kinh.
  • So với codein thì dextromethorphan có tác dụng  gần tương đương nhau mà dextromethorphan lại ít tác dụng đến đường tiêu hóa hơn.
  • Thuốc này trong Methorphan không có khả năng long đờm.
  • Dextromethorphan HBr có tác dụng giảm ho trong điều trị các triệu chứng của bệnh về đường hô hấp trên  khi được  kết hợp với các hoạt chất khác.
  • Có độc tính thấp nhưng có thể gây ức chế thần kinh trung ương nếu sử dụng liều cao.

Cơ chế tác dụng

  •  Dextromethorphan HBr là chất tác động lên trung tâm ho ở hành não. Từ đó làm giảm ho khi cơ thể chịu sự kích thích nhẹ ở họng và phế quản như cảm lạnh hoặc hít phải các chất gây kích ứng.

4.2, Clorpheniramin maleat

Tác dụng

  • Là một trong những loại thuốc kháng histamin có ít tác động an thần và được sử dụng phổ biến trong các trường hợp dị ứng. Vì vậy trong Methorphan, hoạt chất này có tác dụng làm dịu cơn ho do bị kích thích bởi tác nhân gây dị ứng hay còn gọi là ho dị ứng.
  • Ngoài ra clorpheniramin còn có tác dụng chống lại sự co thắt của phế quản.
  • Vì là hoạt chất có tính kháng histamin yếu hơn loratadin nên thành phần này có trong siro để sử dụng cho trẻ nhỏ nhưng tác dụng an thần lại cao hơn so với loratadin.

Cơ chế tác dụng

  • Tính kháng histamin của clorpheniramin thể hiện ở sự cạnh tranh các thụ thể H1 ở các tế bào tác động.
  • Clorpheniramin cũng có tác dụng phụ chống tiết acetylcholin như các loại kháng histamin khác.
Dạng đóng gói của thuốc dạng siro
Dạng đóng gói của thuốc dạng siro

4.3, Guaifenesin

Tác dụng

  • Tác dụng chính của Guaifenesin là tống đờm ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn nhờ vào khả năng làm loãng dịch tiết của phế quản đặc biệt là dịch nhầy dính của đờm, làm giảm sự bám dính của đờm ở niêm mạc từ đó làm tăng độ thông thoáng đường hô hấp, rút ngắn thời gian điều trị cơn ho.
  • Ngoài ra thuốc còn có tác dụng làm dịu cơn ho bằng cách làm dịu đường hô hấp khi bị kích ứng.

Cơ chế tác dụng

  • Thuốc làm tăng phản xạ ho qua cơ chế làm tăng thể tích, giảm độ nhớt của dịch tiết khí quản và phế quản.
  • Tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm cho cơ thể dễ tống đờm ra ngoài.

Như Methorphan dạng siro thì Methorphan dạng viên nén bao phim cũng có thành phần chủ yếu là dextromethorphan HBr và guaiphenesin. Nhưng trong dạng viên nén bao phim lại không có hoạt chất clorpheniramin maleat mà thay vào đó là hoạt chất Loratadin với hàm lượng là 2.5 mg

Tác dụng của Loratadin

  • Loratadin cũng là một trong những nhóm thuốc kháng histamin nên nó có tác dụng giảm tình trạng kích ứng do tác nhân gây kích thích tác động như chống dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa,… Loratadin trong Methorphan có tác dụng giảm tình trạng ngứa rát cổ họng, giảm sự kích thích do ho dị ứng, cắt cơn ho…
  • Trong ho do cảm cúm thường kèm theo sổ mũi, ngạt mũi thì hoạt chất này sẽ làm thuyên giảm các tình trạng đấy.

Cơ chế tác dụng của Loratadin

  • Loratadin là thuốc kháng histamin thế hệ 2 (không an thần). Khi sử dụng Loratadin với liều lượng thông thường thì chất sẽ không được hấp thụ vào não vì vậy mà thuốc không có tác dụng an thần như các nhóm kháng histamin thế hệ 1 (điển hình là clorpheniramin).
  • Loratadin có tác động kéo dài trên thụ thể H1 ngoại biên bằng việc đối kháng chọn lọc.

6, Cách sử dụng thuốc Methorphan

6.1, Liều dùng

Tùy theo độ tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe, bệnh tình của người sử dụng mà bác sĩ sẽ kê liều lượng sao cho an toàn nhất vì đây là thuốc kê đơn và liều dùng được chia như sau:

Dưới dạng bào chế siro:

  • Đối với trường hợp trị ho ở trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi hay 2 tuổi: sử dụng 1,25 ml đến 2,5 ml (tương đương ¼ đến ½ thìa cà phê) cho 1 lần uống. Cách 6 đến 8 tiếng uống 1 lần, ngày không dùng quá 4 lần.
  • Trị ho ở trẻ em từ 2 tuổi đến 6 tuổi: sử dụng 5ml (tương đương 1 thìa cà phê) cho 1 lần uống. Cách 6 đến 8 tiếng uống 1 lần, ngày không dùng quá 4 lần.
  • Trị ho ở trẻ em từ 7 tuổi đến 12 tuổi: sử dụng 10ml (tương đương 2 thìa cà phê) cho 1 lần uống. Cách 6 đến 8 tiếng uống 1 lần, ngày không dùng quá 4 lần.
  • Trị ho ở người lớn: sử dụng 15ml ( tương đương 3 thìa cà phê) cho 1 lần uống. Cách 6 đến 8 tiếng uống 1 lần, ngày không dùng quá 4 lần.

** Sử dụng thuốc duy trì từ 5 đến 10 ngày.

Dưới dạng vỉ chứa viên nén bao phim:

  • Đối với trường hợp trị ho ở trẻ em từ 4 tuổi đến 12 tuổi: sử dụng 1 viên cho 1 lần uống, 1 ngày uống 3 lần.
  • Đối với trường hợp trị ho ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: sử dụng từ 1 đến 2 viên cho 1 lần uống, 1 ngày uống từ 3 đến 4 lần.
  • Hoặc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Dạng đóng gói của thuốc
Dạng đóng gói của thuốc

6.2, Cách dùng

  • Thuốc được dùng theo đường uống, uống bằng nước đun sôi để nguội.
  • Thuốc có thể được uống mọi thời điểm trong ngày nhưng nếu thấy biểu hiện kích ứng đường tiêu hóa khi sử dụng thuốc thì nên uống sau ăn.
  • Dùng đúng liều đúng thời gian do bác sĩ yêu cầu thường từ 5 đến 10 ngày uống.

7, Thuốc Methorphan có dùng được cho bà bầu, phụ nữ cho con bú không?

  • Với các thành phần là dextromethorphan HBr, loratadin, clorpheniramin , guaiphenesin thì Methorphan tương đối an toàn với phụ nữ đang mang thai.
  • Nhưng với phụ nữ đang cho con bú thì không được sử dụng hoặc ngừng cho cho con bú. Nhóm histamin cũng có đường đào thải qua sữa mẹ mà tính nguy hại của nhóm thuốc histamin sẽ gia tăng ở trẻ em đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, trẻ sinh non thiếu tháng.

Nếu bạn có thắc mắc gì về tính an toàn của thuốc trong quá trình mang thai và đang cho con bú thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và trẻ.

8, Thuốc Methorphan giá bao nhiêu?

Methorphan có giá tương đối rẻ từ 28.000 đồng đến hơn 30.000 đồng đối với dạng siro lọ 60ml. Còn đối với dạng vỉ chứa viên nén bao phim sẽ dao động từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng 1 hộp có 2 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.

9, Có thể mua Methorphan ở đâu?

Hiện nay Methorphan là một thuốc điều trị ho rất phổ biến vì vậy thuốc này đều có mặt ở các quầy thuốc, các cửa hàng thuốc online. Sau đây là các quầy thuốc và cửa hàng thuốc online uy tín mà chúng tôi giới thiệu đến độc giả để bạn có thể tìm mua thuốc được dễ dàng hơn và mua thuốc chất lượng nhất: Cửa hàng thuốc online ITP Pharma, Nhà thuốc Pharmacity, Siêu thị thuốc Việt, trung tâm thuốc Central Pharmacy,…

10, Chống chỉ định

Các trường hợp sau đây được bác sĩ, dược sĩ bà các chuyên gia y tế được khuyến cáo không nên sử dụng Methorphan:

  • Đối với dạng bào chế viên nén bao phim thì trẻ em dưới 4 tuổi không được sử dụng vì khả năng phản xạ nuốt của trẻ chưa được hoàn thiện có thể gây hóc, nghẹn thuốc.
  • Chống chỉ định với bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Người có các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt.
  • Người đang lên cơn hen cấp tính.
  • Người đang điều trị bằng thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO).
  • Đối với phụ nữ có thai bà phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trị ho để đảm bảo an toàn cho thai nhi và trẻ.
Hình ảnh hộp thuốc dạng viên
Hình ảnh hộp thuốc dạng viên

11, Tác dụng phụ của thuốc Methorphan

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Methorphan bao gồm:

  • Tác động lên hệ hô hấp như sổ mũi, hắt hơi, khô mũi.
  • Tác động lên da như phát ban, nổi mề đay.
  • Rối loạn đường tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy, nôn, buồn nôn; viêm kết mạc.
  • Khi sử dụng thuốc với liều cao hay lạm dụng thuốc có thể gây ức chế thần kinh trung ương, suy hô hấp, sỏi thận.
  • Có các trường hợp hiếm gặp gồm buồn ngủ nhẹ, loạn nhịp tim, chức năng của gan bất thường.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp các triệu chứng trên, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được bác sĩ đưa ra những biện pháp tốt nhất để giảm hoặc loại bỏ được các tác dụng phụ trên của thuốc.

12, Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Methorphan

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em, không cho trẻ nghịch tránh trường hợp trẻ nuốt gây hóc, nghẹn hoặc trẻ có thể uống nhầm.
  • Đối với dạng siro cần bảo quản thật kỹ sau khi mở nắp bằng cách đóng chặt nắp lọ thuốc.
  • Siro chỉ sử dụng trong khoảng thời gian điều trị nếu sau khi hết bệnh mà còn thuốc thì nên bỏ đi. Tuyệt đối không để lâu rồi sử dụng cho lần sau.
  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ bảo quản không quá 30°C.
  • Nên kiểm tra hạn sử dụng, tình trạng thuốc trước khi sử dụng.
  • Do thuốc Methorphan dạng siro có thể gây buồn ngủ nhẹ nên người lái xe, vận hành máy móc cần lưu ý sau khi sử dụng Methorphan siro.
  • Khi sử dụng thuốc không được uống rượu bia đồ uống có cồn, thuốc lá.
  • Các trường hợp suy gan suy thận cần thận trọng với thuốc.

13, Dược động học

Methorphan có nhiều thành phần nên mỗi thành phần sẽ có dược động học khác nhau nên thuốc không có dược động học chung.

13.1, Dược động học của Dextromethorphan

  • Hấp thu: Dextromethorphan có tác dụng rất nhanh sau khi uống trong vòng 15 đến 30 phút thuốc đã phát huy tác dụng. Thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa. Nếu thuốc  thuộc dạng giải phóng chậm thì tác dụng có thể kéo dài lên đến 12 tiếng, bình thường thuốc có tác dụng 6 đến 8 tiếng.
  • Chuyển hóa: Dextromethorphan sau khi được hấp thụ qua hệ thống tiêu hóa sẽ được chuyển hóa ở gan nhưng hoàn toàn không bị biến tính, không bị thay đổi. Để chuyển hóa thuốc cơ thể phải tiết ra nhóm chất chuyển hóa demethyl trong đó có dextrophan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.
  • Đào thải: Bài tiết qua đường nước tiểu là cách đào thải chính của hoạt chất và khi bị đào thải chất vẫn không bị thay đổi.
Hình ảnh vỉ thuốc
Hình ảnh vỉ thuốc

13.2, Dược động học của Loratadin

  • Hấp thu: Sau khi uống, Loratadin được hấp thụ rất nhanh và có tác dụng chống dị ứng trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 giờ. Thuốc có tác dụng kéo dài lên đến 24 giờ đỉnh điểm là trong khoảng từ 8 đến 12 giờ đầu. Vào khoảng ngày thứ 5 của người đang sử dụng thuốc thì nồng độ Loratadin và desloratadin (chất chuyển hóa) sẽ đạt đến trạng thái ổn định.
  • Phân bố: 98% Loratadin được phân bố vào huyết tương và hàm lượng Loratadin đó sẽ liên kết với protein huyết tương để hoạt động và thải trừ sau khi hết tác dụng. Nồng độ Loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính desloratadin trong huyết tương có thể đạt đỉnh trong 1.5 giờ và 3.7 giờ. Thức ăn cũng có tác động kéo dài thời gian đạt nồng độ đỉnh. 80 đến 120 lít/ 1kg là thể tích phân bố của hoạt chất.
  • Chuyển hóa: Gan là nơi chuyển hóa chủ yếu của Loratadin. Dưới tác dụng của hệ enzym microsom cytochrom P450 loratadin chuyển hóa thành chất có tác dụng dược lý là desloratadin.
  • Đào thải: Trong quá trình sử dụng loratadin và cả chất chuyển hóa sẽ đi vào sữa mẹ. Đường đào thải chính của thuốc là qua đường nước tiểu và phân ở dạng chuyển hóa. Hai đường bài tiết trên ngang nhau và có chứa đến 80% tổng liều Loratadin hấp thụ đã được chuyển hóa.

13.3, Dược động học của Chlorpheniramine maleate

  • Hấp thu: sau khi uống clorpheniramin được hấp thu tốt nhưng chậm. Thuốc tồn tại trong 30 đến 60 phút ở trong huyết tương. Sinh khả dụng chỉ đạt 25% đến 50% ở mức độ thấp.
  • Phân bố: clorpheniramin liên kết với protein huyết tương chiếm đến 70% so với lượng hấp thu. Thể tích phân bố ở trẻ em là từ 7 đến 10 lít /1kg, thế tích phân bố ở người lớn là từ 3.5 lít/1 kg.
  • Chuyển hóa: clorpheniramin chuyển hóa bước đầu ở gan nhưng nhiều nhất là ở niêm mạc của đường tiêu hóa. Thuốc được chuyển hóa thành nhiều chất nhưng chỉ có 3 chất chuyển hóa xác định được đó là desmethyl, didesmethyl, clorpheniramin. Trong những chất chuyển hóa khôg xác định được có một hoặc nhiều chất có hoạt tính.
  • Đào thải: clorpheniramin bị đào thải ra dưới hai dạng: dạng không đổi và dạng chuyển hóa và tất cả đều được thải trừ qua đường nước tiểu nhưng phải phụ thuộc vào lưu lượng và pH của nước tiểu. Ngoài ra thuốc cũng được bài tiết một lượng rất nhỏ qua đường phân. Khoảng thời gian từ 12 đến 15 giờ là thời gian bán thải.

13,4. Dược động học của Guaifenesin

  • Hấp thụ: Sau khi uống thuốc Guaifenesin sẽ được hấp thụ ở đường tiêu hóa rồi đi vào trong máu để hoạt động.
  • Phân bố: thuốc được phân bố vào trong máu. Trong vòng 7 giờ 60% lượng thuốc hấp thụ sẽ bị thủy phân.
  • Chuyển hóa: thuốc có tác dụng dược lý khi không bị thay đổi. Sau khi chuyển hóa thuốc hết tác dụng và sẽ bị đào thải.
  • Đào thải: guaifenesin thải trừ ở thận thông qua đường nước tiểu và không còn nguyên vẹn. 1 giờ là thời gian nửa đời thải trừ của guaifenesin.

14, Tương tác thuốc

Khi sử dụng chung với các thuốc khác hay thức ăn đồ uống Methorphan có thể gây hiện tượng tác dụng chéo từ đó có thể xảy ra tình trạng như quá liều, giảm hay mất khả năng điều trị, tác dụng phụ của thuốc. Đây là những chất có khả gây hiện tượng tượng tác thuốc:

  • Vì Methorphan dạng siro có chứa clorpheniramin nên khi sử dụng chung với các thuốc an thần có khả năng làm tăng tác dụng an thần ở người điều trị. Ngoài ra tình trạng tăng tác dụng an thần của thuốc cũng có thể xảy ra khi uống rượu hay đồ uống có cồn.
  • Dextromethorphan có tác dụng phụ gây ức chế thần kinh trung ương nên khi sử dụng thuốc cùng với các thuốc gây ức thần kinh trung ương có thể làm tăng khả năng ức chế của thuốc này hoặc của hoạt chất dextromethorphan.
  • Nhóm thuốc kháng histamin trong Methorphan có tác dụng chống tiết acetylcholin vì vậy khi sử dụng chung với thuốc ức chế monoamin oxidase sẽ làm tăng tác dụng chống tiết acetylcholin và còn làm kéo dài quá trình đấy.
Hình ảnh hộp thuốc dạng siro
Hình ảnh hộp thuốc dạng siro

15, Xử trí quá liều, quên liều thuốc

15.1, Trong trường hợp quá liều thì bạn nên làm gì?

Các biểu hiện của sử dụng quá liều

  • Quá liều dextromethorphan: nôn, buồn nôn, rung giật nhãn cầu, nhìn mờ, mất điều hòa, suy hô hấp,co giật…
  • Quá liều clorpheniramin: buồn ngủ, rối loạn thần kinh, loạn trương lực, trụy tim mạch, loạn nhịp tim, ngừng thở, co giật…

Trong trường hợp sử dụng quá liều hoặc xuất hiện các biểu hiện quá liều nêu trên cần gọi ngay đến trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

15.2, Nếu bạn quên một liều uống thì bạn nên làm như thế nào?

Trong quá trình sử dụng thuốc mà bạn lỡ quên một liều thì bạn nên uống liều đó ngay sau khi nhớ ra. Trong trường hợp lần quên liều gần với thời điểm uống của liều tiếp theo thì bạn nên bỏ qua và uống tiếp liều tiếp theo đó.

**Tuyệt đối: không được uống 2 liều quá gần nhau hay uống gấp đôi liều quy định.

Trên đây là những thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc Methorphan mà nhà thuốc online ITP Pharma gửi đến các bạn độc giả.

Xem thêm:

Heviho – Giảm những cơn đau và long đờm vùng cổ, hầu họng

Thuốc Rucefdol – Kháng sinh, điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới

1 đánh giá cho Thuốc Methorphan – Điều trị ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng, mãn tính

  1. Thanh

    giảm ho nhanh, hiệu quả

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới