Mô tả
1, Thuốc Oracortia là gì?
Thuốc Oracortia thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid. Thuốc được sản xuất tại Việt Nam bởi dây chuyền sản xuất tiên tiến của Công ty TNHH Thai Nakorn Patana Việt Nam. Số hiệu đăng ký của thuốc Oracortia là VD-24653-16.
Thành phần chính của thuốc Triamcinolone acetonide với hàm lượng 0,1g và thành phần còn có các tá dược vừa đủ khác. Dạng bào chế chính của thuốc Oracortia là thuốc mỡ. Có rất nhiều hình thức đóng gói như đóng trong 1 hộp gồm 24 túi nhôm hoặc 50 túi nhôm, mỗi túi nhôm 1g; đóng trong 1 hộp lớn gồm 12 hộp nhỏ, mỗi 1 hộp nhỏ là 1 tuýp 5g.
2, Công dụng của thuốc Oracortia
Tác dụng chính trong việc điều trị chống viêm loét ở miệng hoặc viêm loét do chấn thương.
3, Chỉ định
Những trường hợp được phép sử dụng thuốc Oracortia là:
- Dùng trong trường hợp miệng có những vết viêm loét.
- Dùng trong trường hợp các tổn thương bị viêm loét do chấn thương gây ra.
Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng với mục đích sử dụng khác thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
4, Thành phần Triamcinolone acetonide có tác dụng gì?
- Glucocorticoid tổng hợp có chứa Fluor chính là Triamcinolone acetonide, được sử dụng ở dạng ester hoặc alcol. Tác dụng chính của thuốc trong việc chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Trong điều trị suy thượng thận, thuốc không thể sử dụng đơn độc vì gần như không có tác dụng hiệu quả của các corticoid điều hòa chất khoáng đối với thuốc Oracortia.
- Đối với prednisolon, Triamcinolone acetonide có nhiều tác dụng mạnh hơn. Tuy nhiên, tác dụng giữ nước và muối lại yếu hơn.
- Với liều dùng thuốc Oracortia mà cao, Triamcinolone acetonide đóng vai trò trong việc ức chế bài tiết hormon ACTH, làm suy vỏ thượng thận thứ phát và ngừng tiết ra corticosteroid.
5, Cách sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia
5.1. Liều dùng
Với mỗi mức độ bệnh khác nhau thì sẽ có liều dùng khác nhau. Nhưng thường được chỉ định dùng từ 2 đến 3 lần trong 1 ngày.
5.2. Cách dùng
Thuốc Oracortia dùng để bôi ngoài da. Trước khi bôi cần rửa sạch vết thương và lau khô. Bôi 1 lượng mỏng và đều vào vết thương để tạo màng mỏng.
Thời gian dùng thuốc là sau khi ăn nhưng thời điểm thích hợp nhất là dùng lúc đi ngủ để thuốc được tiếp xúc với vết thương suốt quá trình người bệnh ngủ. Như vậy, tác dụng của thuốc sẽ phát huy được tối đa.
6, Thuốc Oracortia dạng gói giá bao nhiêu?
Hiện nay thuốc Oracortia được lưu hành rộng rãi. Giá thuốc Oracortia có giá thành phụ thuộc vào cách đóng gói:
- 1 tuýp nhỏ thuốc Oracortia 5g có giá là 33.000 đồng.
- 1 gói nhôm nhỏ thuốc Oracortia 1g có giá 12.000 đồng.
Với mức giá như vậy thì ai cũng có thể mua được và phù hợp với mức chi tiêu của mọi người. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng vùng và từng quầy thuốc khác nhau sẽ có giá thuốc khác nhau.
7, Thuốc Oracortia có thể mua ở đâu?
Hiện nay, khách hàng có thể tìm mua thuốc Oracortia ở bất cứ quầy thuốc nào trên toàn quốc. Có thể tham khảo một số cửa hàng thuốc uy tín sau đây tại Hà Nội: Nhà Thuốc Pharmacity, Nhà Thuốc 365, Nhà Thuốc Long Châu, Siêu thị Thuốc Mega 3, Hệ thống siêu thị Thuốc Việt … Bên cạnh đó, khách hàng có thể tìm và đặt mua online trên những trang mạng, những trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, …hoặc các website của các nhà thuốc online như Nhà thuốc ITP Pharma,…
Tuy nhiên hiện nay thị trường thuốc vẫn còn tồn tại nhiều hàng giả và hàng kém chất lượng, cho nên khách hàng phải thật cẩn thận trước khi mua và sử dụng thuốc.
8, Thuốc Oracortia có dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ em được không?
Trong thuốc có thành phần Triamcinolone acetonide, theo nghiên cứu thì khi sử dụng Triamcinolone acetonide trẻ em nhạy cảm hơn so với người lớn về tác dụng ức chế tuyến thượng thận (HPA) và hội chứng Cushing. Bởi vì so với trọng lượng của cơ thể trẻ thì trẻ em có diện tích bề mặt da lớn hơn rất nhiều.
Có báo cáo ở trẻ em dùng corticosteroid tại chỗ sẽ xuất hiện huyết áp nội sọ tăng, hội chứng Cushing và ức chế HPA tại chỗ.
Sau đây là những triệu chứng của trẻ em về việc bị ức chế tuyến thượng thận:
- Nồng độ Cortisol trong huyết tương của máu không cao, không đáp ứng được với sự kích thích hormon tuyến vỏ thượng thận ACTH.
- Chậm phát triển, chậm lớn.
- Tăng cân chậm.
Sau đây là những triệu chứng của trẻ nhỏ về việc tăng huyết áp nội sọ:
- Đau nhức đầu.
- Phù nề 2 bên đầu.
Như vậy, khi sử dụng thuốc Oracortia cho trẻ em phải thật thận trọng bởi khi sử dụng corticosteroid kéo dài sẽ khiến cơ thể trẻ bị chậm phát triển, chậm lớn. Sử dụng liều thấp nhất và trong thời gian nhanh nhất mà trẻ có thể khỏi bệnh.
Không nên sử dụng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi. Bởi những triệu chứng như chậm phát triển của thuốc gây ra kết hợp với việc trẻ dưới 1 tuổi rất nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài và cơ thể chưa hoàn toàn hoàn thiện như người trưởng thành. Vì vậy không được tự ý quyết định việc sử dụng thuốc Oracortia cho trẻ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
9, Thuốc Oracortia có dùng cho phụ nữ có thai được không?
Hiện nay, độ an toàn của thuốc Oracortia chưa được xác định rõ ràng ở phụ nữ đang mang thai. Thành phần Triamcinolone acetonide của thuốc trong bảng phân loại mức độ an toàn đối với bào thai của FDA nằm trong nhóm xếp loại C. Triamcinolone acetonide liều cao sẽ gây quái thai ở động vật, tuy nhiên đối với con người thì chưa đủ dữ liệu để chứng minh.
Chính vì vậy, để tránh gặp phải rủi ro đáng tiếc xảy ra, trước khi muốn sử dụng thuốc Oracortia, thì phụ nữ có thai phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Phải cân nhắc hết được giữa những lợi ích mà thuốc đem lại với những rủi ro có thể xảy ra để đưa ra quyết định có nên dùng thuốc hay không.
10, Thuốc Oracortia có nuốt được không?
Do thuốc Oracortia là thuốc gel bôi, thường chỉ có tác dụng ở những vùng miệng hoặc môi bị tổn thương, nên không may người bệnh có nuốt phải 1 lượng thuốc nhỏ thì nồng độ của thuốc đi xuống dạ dày cũng nhỏ, không thể gây tổn thương cho dạ dày được.
11, Chống chỉ định
Những trường hợp dưới đây được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Oracortia:
- Không dùng với những người bị dị ứng với Triamcinolone acetonide hoặc bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc.
- Không dùng với những người có tiền sử dị ứng với Triamcinolone acetonide.
- Không dùng với những người mọc mụn trứng cá đỏ hoặc mọc khối u mới.
- Không dùng với những người bị herpes, loét hạch hay bị nhiễm nấm.
12, Tác dụng phụ của thuốc Oracortia
Khi sử dụng thuốc Oracortia sẽ xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn sau:
- Có thể làm teo da chỗ bị tổn thương.
- Có thể nổi ban đỏ ở những vùng đang bị thương.
- Có thể làm mỏng da và khiến da bị rạn.
- Đặc biệt dễ bị rạn da ở những vùng da nhiều nếp gấp.
Nếu tác dụng phụ quá mạnh thì cần đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất và người thân cần phải khai rõ thông tin thuốc và liều dùng mà người bệnh sử dụng.
13, Lưu ý khi sử dụng
Có một số những lưu ý sau cần phải thận trọng trong khi dùng để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra:
- Để xa tầm tay của trẻ em.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai và thời kỳ cho con bú. Nếu thực sự cần thiết sử dụng thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Không dùng trên những vùng da bị tổn thương lớn.
- Không được dùng thuốc Oracortia với một lượng lớn trong một thời gian dài.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ thích hợp, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
14, Dược động học
- Hấp thu: Triamcinolone acetonide được hấp thu tốt nhất là qua đường tiêu hóa. Tiêm tại chỗ thì thuốc Oracortia cũng có khả năng được hấp thụ tốt. Khi băng kín những vùng da bị tổn thương, hoặc là xông, phun sương qua miệng hay qua mũi thì thuốc cũng được hấp thu tốt gây tác dụng đến toàn cơ thể. Triamcinolone acetonide có 2 dạng: Dạng thứ nhất là dạng tan trong nước dùng để tiêm vào tĩnh mạch có tác dụng nhanh; dạng thứ 2 là dạng tan trong dầu dùng để tiêm vào bắp có tác dụng kéo dài.
- Phân bố: Triamcinolone acetonide được phân bố đến mọi cơ quan trong cơ thể (da, gan, phổi, thận, ruột,…) Thuốc Oracortia có thể thấm qua hàng rào nhau thai và sẽ có một lượng nhỏ thuốc sẽ tiết theo đường sữa mẹ. Thuốc có khả năng liên kết với albumin của huyết tương trong máu.
- Chuyển hóa: Thuốc Oracortia được chuyển hóa chủ yếu ở gan và một phần nhỏ sẽ được chuyển hóa tại thận.
- Thải trừ: Thuốc chủ yếu được bài tiết qua đường nước tiểu. Trong khoảng từ 2 đến 5 giờ sẽ là khoảng thời gian bán thải của thuốc Oracortia.
15, Tương tác thuốc
Thuốc Oracortia có thể phản ứng với các thành phần của thuốc khác làm tăng tác động tác dụng phụ, có thể gây biến đổi khả năng hoạt động của thuốc Oracortia và các thuốc khác đang dùng chung, có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc.
Trong thời gian đang sử dụng thuốc Oracortia thì tránh dùng đồ uống có ga hoặc là đồ uống chứa cồn.
Để tránh điều này xảy ra, người bệnh cần liệt kê tất cả các thuốc đang sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
16, Xử lý quá liều, quên liều
16.1. Quá liều
Nếu quá liều thì cần dừng sử dụng thuốc ngay lập tức và báo ngay cho bác sĩ để kịp thời theo dõi tình trạng sức khỏe và có những biện pháp xử lý cho phù hợp.
Nếu trong trường hợp quá liều gây ra những phản ứng mạnh thì người thân cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115 để được cứu chữa. Người nhà bệnh nhân cần khai báo thông tin liều thuốc một cách chính xác và đầy đủ nhất để bác sĩ và nhân viên y tế có những liệu pháp chữa trị thích hợp.
Để tránh trường hợp quá liều thì người bệnh cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng hoặc đọc lại đơn thuốc mà bác sĩ đã kê trước khi dùng thuốc.
16.2. Quên liều
Nếu quên liều thì bệnh nhân cần bôi thuốc càng sớm càng tốt. Nếu thời điểm quên liều cách thời điểm quy định từ 1 đến 2 giờ thì bệnh nhân có thể bôi liều đã quên. Còn nếu thời điểm quên liều mà gần với thời điểm bôi liều thuốc tiếp theo thì người bệnh bỏ qua liều trước đó và tiếp tục bôi liều kế tiếp vào giờ đã quy định như bình thường.
Tuyệt đối nghiêm cấm người bệnh sử dụng liều lượng gấp đôi để bù liều đã quên.
Để tránh trường hợp quên liều thì hằng ngày người bệnh cần sử dụng thuốc vào những khung thời gian giống nhau.
Xem thêm:
Thuốc súc miệng Medoral (Chlorhexidine) 125ml, 250ml có tốt không? SĐK
Vân –
Nốt nhiệt miệng của mình đã thu nhỏ dần và mất đi khi sử dụng thuốc Oracortia