Mô tả
Hiện nay, Polyclox đang là một sản phẩm được dùng khá rộng rãi trên thị trường với công dụng chính là điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhiễm ký sinh trùng rất hiệu quả. Bài viết này của nhà thuốc online ITP Pharma mong sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về thuốc Polyclox để các bạn có thể chăm sóc gia đình một cách tốt nhất nhé.
1, Thuốc Polyclox là thuốc gì?
Polyclox thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai – mũi – họng, da, niêm mạc, đường tiết niệu, đường sinh dục, nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh và nhiễm khuẩn phối hợp.
Dạng bào chế: Viên nang.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang.
Polyclox có các dạng hàm lượng là Polyclox 100mg, 250mg, 500mg và 1000mg.
Số đăng ký: VD – 16544 – 12
Thuốc được sản xuất bởi: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây – Việt Nam..
2, Công dụng của thuốc Polyclox
Thuốc Polyclox có các công dụng như sau:
- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai – mũi – họng như: viêm amidan, viêm xoang…
- Điều trị nhiễm khuẩn da, niêm mạc, đường tiết niệu, đường sinh dục.
- Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em và các trường hợp nhiễm khuẩn phối hợp.
3, Chỉ định
Thuốc được sử dụng để điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn ở các vị trí sau:
- Toàn bộ đường hô hấp trên bao gồm cả nhiễm khuẩn tai – mũi – họng như: viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm VA,…
- Ðường hô hấp dưới như: viêm phế quản mạn tính, viêm phổi thùy, viêm phổi, viêm phế quản.
- Ðường tiêu hóa như: nhiễm khuẩn thương hàn.
- Ðường tiết niệu như: viêm thận, viêm bể thận, nhiễm khuẩn huyết.
- Dự phòng viêm nội tâm mạc, viêm màng não mủ: có thể kết hợp với một số kháng sinh khác.
- Đường sinh dục như: Bệnh lậu hay nhiễm khuẩn sản khoa.
4, Thành phần Amoxicillin và Cloxacillin của thuốc Polyclox có tác dụng gì?
Thuốc Polyclox có các thành phần bao gồm:
Amoxicillin trihydrat:
Đây là một kháng sinh thuộc nhóm thuốc beta – lactam và rất bền trong môi trường acid. Amoxicillin có phổ tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn hơn benzylpenicillin.
Cũng như các kháng sinh khác thì Amoxicillin ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn nên có tác dụng diệt khuẩn.
Thuốc có tác dụng diệt một số loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương như: Tụ cầu vàng, vi khuẩn E.coli, phế cầu khuẩn, vi khuẩn gây viêm màng não, vi khuẩn gây viêm tai giữa….
Amoxicillin bị mất tác dung với những vi khuẩn tiết ra men kháng lai Amoxicillin, bao gồm tất cả các chủng Pseudomonas gây nhiễm trùng bệnh viện, Enterobarter và phần lớn các chủng Klebsiella gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng vết mổ,….
Cloxacillin Natri:
Cloxacillin ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, nhưng kháng Penicillinase của Staphylococcus. Vì vậy thuốc có hoạt tính chống Staphylococcus (Tụ cầu vàng gây nhiễm nhiễm da, nhiễm khuẩn huyết,…) sinh hoặc không sinh men với nồng độ tối thiểu.
Cụ thể, Cloxacillin Natri giúp điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do Staphylococcus gây ra như viêm nội tâm mạc, các bệnh lý về da và viêm phổi…
Tá dược vừa đủ 1 viên.
5, Cách sử dụng thuốc Polyclox 500mg, 1000mg
Liều dùng: với viên 500mg
- Đối với người lớn: Uống 1 ngày 4 lần, mỗi lần 2 – 3 viên.
- Đối với trẻ em: Uống theo chỉ định của bác sĩ.
Khi sử dụng viên 100mg thì nên giảm liều đi một nửa.
Cách dùng:
- Thuốc được dùng theo đường uống.
- Uống sau bữa ăn.
6, Thuốc Polyclox có sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Hiện nay chưa có báo cáo nào cho thấy tác dụng phụ của Polyclox trên thai nhi. Nhưng vẫn phải chú ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và nên uống theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc lâu dài thì cần phải theo dõi chức năng gan, thận.
Một số thành phần của thuốc có thể theo sữa mẹ vào cơ thể trẻ sơ sinh nhưng với hàm lượng rất nhỏ. Cần chú ý khi sử dụng đối với phụ nữ cho con bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
7, Thuốc Polyclox 1000 có giá bao nhiêu?
Thuốc Polyclox được sản xuất với giá thành khá bình dân, phù hợp với khả năng mua của tất cả mọi đối tượng. Polyclox 1000mg có giá tham khảo: 270.000 Đ/ hộp.
Lưu ý: Hiện nay trên thị trường có thể có các thuốc giả mạo, không có giấy phép lưu hành cũng như chưa qua kiểm duyệt. Ở các trường hợp này thuốc thường được bán với giá thấp hơn, thậm chí là ngang hoặc vượt so với giá cả thị trường.
Nếu như không có kiến thức về thuốc có thể chúng ta sẽ mua phải thuốc giả mạo không có tác dụng, thậm chí còn có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Tai một số cơ sở kinh doanh thì Polyclox sẽ có mức giá khác nhau. Vì vậy bạn có thể tới các nhà thuốc bệnh viện hoăc các nhà thuốc có giấy phép kinh doanh để mua được thuốc với giá chính xác nhất.
8, Thuốc Polyclox có thể mua ở đâu?
Thuốc Polyclox được bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Với cá nhân muốn mua lẻ thì có thể tới các nhà thuốc bệnh viện, các cửa hàng thuốc uy tín để mua được sản phẩm với giá cả và chất lượng tốt nhất.
9, Chống chỉ định
Không sử dụng Polyclox trong các trường hợp sau:
- Người có nguy cơ dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người dị ứng với Penicillin, Cephalosporin.
- Trẻ sơ sinh
- Bệnh nhân bị suy thận nặng.
10, Tác dụng phụ của thuốc Polyclox
Khi sử dụng Polyclox có thể gặp một số tác dụng phụ sau:
- Các phản ứng quá mẫn như: Nổi mề đay, ngứa ngáy; hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da nhiễm độc, viêm da, mụn mủ, tróc vảy và mụn mủ ngoài da toàn thân. Ngoài ra có thể gặp phù thần kinh mạch, viêm thận kẽ, phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh và viêm mạch quá mẫn.
- Phản ứng của thuốc trên đường tiêu hóa: Khi sử dụng thuốc có thể kèm theo một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như: có cảm giác buồn nôn và nôn, tiêu chảy; bệnh nấm ruột, viêm kết tràng (bao gồm viêm kết tràng giả mạc và viêm kết tràng xuất huyết).
- Ảnh hưởng của thuốc đối với gan: Có thể gây viêm gan và vàng da ứ mật.
- Ảnh hưởng của thuốc trên thận: Tinh thể niệu.
- Ảnh hưởng của thuốc về huyết học: Giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu thoáng qua, thiếu máu tan máu, máu khó đông.
- Ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương: Tăng động, chóng mặt và co giật. Chứng co giật có thể xảy ra ở bệnh nhân bị suy thận hay những người dùng thuốc với liều cao.
Tác dụng phụ của thuốc thường hiếm gặp, hầu hết là nhẹ hoặc tạm thời.
Nếu gặp cá biểu hiện trên hoặc bất cứ biểu hiện nào khác thường sau khi dùng thuốc thì ngưng dùng thuốc và tới các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
11, Lưu ý khi sử dụng
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Polyclox:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
- Không sử dụng thuốc quá liều quy định.
- Do đây là thuốc kê đơn nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Lưu ý các tác dụng phụ của sản phẩm và lưu ý sử dụng đối với phụ nữ có thai và cho con bú.
- Đối với trẻ em thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường cần ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến kiến bác sĩ
- Cần chú ý khi sử dụng Polyclox với các thuốc điều trị bệnh khác, có thể dùng cách nhau khoảng 1-2h.
12, Dược động học
Dược động học của thành phần Amoxicillin trihydrat:
- Hấp thu: Amoxicillin bền trong môi trường acid dạ dày, hấp thu dễ dàng mà không bị ảnh hưởng bởi thức ăn so với nhiều loại kháng sinh khác.
- Phân bố: Amoxicillin phân bố nhanh vào hầu hết các mô trong cơ thể (trừ não và dịch não tủy là phân bố châm). Nhưng nếu dịch não tủy bị viêm thì Amoxicillin lại đi qua một cách dễ dàng. Sau khi uống liều 250mg, thuốc đạt nồng độ 4 – 5mcg/ml sau 1 – 2h. Khi tăng liều gấp đôi thì nồng độ thuốc trong máu cũng tăng gấp đôi.
- Chuyển hóa: Thuốc không chuyển hóa trong cơ thể.
- Thải trừ: Khoảng 60% thuốc sau khi hấp thu vào cơ thể được thải trừ qua đường nước tiểu sau 6 – 8h. Thời gian thuốc đào thải được một nửa (thời gian bán thải) là khoảng 1h, thời gian bán thải tăng ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Đối với người bị suy thận thì thời gian bán thải lâu hơn người bình thường.
Dược động học của thành phần Cloxacillin Natri:
- Hấp thu: Cloxacillin Natri hấp thu kém ở đường tiêu hóa, và kém nhất là khi có thức ăn trong dạ dày.
- Phân bố: Khoảng 94% Cloxacillin Natri sau khi hấp thu vào trong máu thì gắn với protein huyết tương. Một lượng nhỏ Cloxacillin Natri có thể đi qua nhau thai và sữa mẹ.
- Chuyển hóa: Thuốc ít chuyển hóa trong cơ thể. các chất chuyển hóa thường được bài tiết chủ yếu qua thận.
- Thải trừ: Thuốc chủ yếu được thải trừ ra ngoài qua nước tiểu (khoảng 35%), 10% thải trừ qua mật. Thời gian thuốc đào thải được một nửa (thời gian bán thải) ra khỏi cơ thể là khoảng 1h. Đối với trẻ sơ sinh thì thời gian bán thải khoảng 2h.
13, Tương tác thuốc
Khi sử dụng các thuốc khác nhau để điều trị các bệnh khác nhau trong cùng một thời điểm có thể gặp hai trường hợp đó là: Hiệp đồng (tăng tác dụng của một hoặc hai thuốc) hoặc đối kháng (giảm tác dụng của một thuốc hoặc cả hai).
Lưu ý khi sử dụng Polyclox với một số thuốc điều trị các bệnh khác:
- Amoxicillin giảm bài tiết qua thận khi sử dụng kết hợp Polyclox với các thuốc có thành phần Probenecid.
- Thuốc có chứa thành phần Nifedipin làm tăng hấp thu của Amoxicilin.
- Khi dùng Allopurinol cùng với Polyclox sẽ làm tăng khả năng nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban (tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Polyclox).
- Có thể làm giảm tác dụng của một hoặc hai thuốc khi kết hợp Polyclox với các thuốc có chứa các thành phần như Cloramphenicol, Tetracyclin.
- Không nên sử dụng Polyclox do với các Aminoglycosid do có thể làm mất tác dụng của Cloxacillin Natri.
- Việc dùng đồng thời Polyclox với các chất chống đông máu như: coumarin, hoặc dẫn xuất indandion, heparin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, xuất huyết
- Hạn chế sử dụng kết hợp Polyclox với các thuốc làm tan huyết khối.
- Không nên sử dụng thuốc Polyclox với các thuốc có tác dụng phụ gây độc cho gan vì có thể gây tăng nguy cơ độc cho gan.
14, Xử lý quá liều hoặc quên liều thuốc
- Quá liều: Khi bệnh nhân uống thuốc với một liều lớn hơn quy định thì sẽ xuất hiện một số biểu hiện nguy hiểm như; Buồn nôn và nôn, đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, sốc,… và nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm. Đối với người người già và trẻ nhỏ, cần phải hướng dẫn cho bệnh nhân dùng thuốc, nếu có thể thì nên kiểm soát liều cho bệnh nhân. Khi phát hiện ra bệnh nhân có những biểu hiện của quá liều, hoặc bất cứ các biểu hiện nào khác bất thường, thì nên gọi ngay tới trung tâm cứu hộ hoặc đưa bệnh nhân tới các Cơ sở y tế gần nhất. để được chẩn đoán và điều tri kip thời. Người nhà cần cung cấp các thông tin của bệnh nhân như tiền sử bệnh, các đơn thuốc đã được sử dụng gần nhất để bác sĩ đưa được phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân
- Đối với trường hợp quên liều, bệnh nhân cần uống bổ sung điều đó càng sớm càng tốt để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Nếu như đã quên dùng thuốc gần đến thời gian dùng liều kế tiếp thì bỏ qua luôn liều trước đó. Lưu ý; Không được uống gấp đôi liều đã quy định để tránh gây quá liều.
Xem thêm một số sản phẩm khác:
Thuốc Azithromycin: Tác dụng, Liều dùng, Cách sử dụng & Lưu ý, Giá bán
minh hà –
Dùng polyclox trị nhiễm khuẩn tốt