Mô tả
Sabril hiện đang là thuốc chống động kinh được bác sĩ chỉ định nhiều, tuy nhiên vẫn có nhiều người vẫn chưa biết đến loại thuốc này. Trong bài viết này, Nhà thuốc Online ITP Pharma sẽ giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc chống động kinh Sabril.
Sabril là thuốc gì?
Sabril là thuốc hướng thần có tác dụng chống co giật hay điều trị các cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thể. Do thuốc có tác dụng không mong muốn nguy hiểm đến người sử dụng nên loại thuốc này thường chỉ sử dụng khi mà các bệnh nhân không có các đáp ứng với các loại thuốc khác.
Thuốc được sản xuất bởi hãng dược phẩm nổi tiếng của Pháp – Sanofi.
Dạng bào chế: Thuốc Sabril được bào chế dạng viên nén bao phim hoặc bột pha hỗn dịch uống.
Quy cách đóng gói:
- 1 hộp Sabril có chứa 10 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên nén bao phim.
- Dạng thuốc bột pha hỗn dịch, một hộp chứa 100 gói.
Thành phần: Thuốc Sabril chứa thành phần chính là Vigabatrin với hàm lượng 500mg cùng với các thành phần khác là tá dược với hàm lượng vừa đủ.
Thành phần thuốc Sabril có tác dụng gì?
Thành phần chính của Sabril là Vigabatrin có tác dụng điều trị cơn co giật theo cơ chế làm ức chế chọn lọc enzyme GABA – transaminase. Việc ức chế chọn lọc này không thể đảo ngược tức là enzym GABA-transaminase không thể phục hồi. Enzyme này có tác dụng chính trong cơ thể là thủy phân acid gama aminobutyric (GABA). Khi sự phân hủy GABA bị ức chế sẽ đồng nghĩa với việc nồng độ GABA được tăng lên, kéo theo các chất dẫn truyền thần kinh giảm hoạt động, các xung động thần kinh bị giảm theo. Từ đó mà thuốc có khả năng dự phòng và điều trị các cơn co giật, các cơn động kinh.
Công dụng của thuốc Sabril
- Thuốc có công dụng hiệu quả trong việc chống co giật hoặc các cơn động kinh cục bộ.
- Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị cho trẻ em bị hội chứng West
Chỉ định
- Thuốc Sabril được chỉ định cho các bệnh nhân có cơn co giật hoặc động kinh cục bộ dai dẳng không đáp ứng với các loại thuốc khác.
- Thuốc chỉ được chỉ định cho các đối tượng từ 10 tuổi trở lên.
- Đối với trẻ em từ 1 – 2 tháng tuổi gặp các cơn co thắt thì cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc mang lại để quyết định có sử dụng hay không.
Chống chỉ định
Thuốc Sabril được chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân đã từng bị rối loạn tâm thần trong quá khứ.
- Người dị ứng với thành phần Vigabatrin trong thuốc.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Cách sử dụng thuốc động kinh Sabril
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Sabril hay bất kỳ các loại thuốc nào.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nên được sử dụng theo đường uống. Bạn nên sử dụng thuốc cùng 1 ly nước đầy. Việc sử dụng trong hay ngoài bữa ăn đều không ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thuốc.
Sử dụng thuốc một cách thường xuyên, tránh việc quá liều hoặc quên liều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc hiệu quả sử dụng của thuốc.
Liều dùng:
Liều dùng thuốc Sabril sẽ có sự khác biệt giữa từng bệnh nhân, bạn cần tuân theo liều lượng chỉ định của bác sĩ và không được tự ý thay đổi liều trong quá trình sử dụng.
Dưới đây sẽ là một số liều dùng tham khảo:
- Đối với người lớn: Khởi đầu liều dùng sẽ là 2 viên 1 ngày, sử dụng 2 lần mỗi ngày. Tùy vào đáp ứng của thuốc và tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có thể tăng liều lên 4-6 viên mỗi ngày. Việc tăng liều cần có chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Đối với trẻ em từ 10 đến 16 tuổi: Liều lượng sử dụng sẽ được các bác sĩ tính toán dựa vào trọng lượng cơ thể. Liều dùng bắt đầu thường là 500mg một ngày, ngày uống 2 lần. Sau đó, để giảm bớt nguy cơ xảy ra tác dụng không mong muốn thì bác sĩ sẽ tăng dần liều lượng sử dụng của bệnh nhân lên và tìm ra một liều sử dụng phù hợp nhất cho bệnh nhân. Liều lượng duy trì có thể tăng đến 2g/ngày tương đương với 4 viên nén. Đối với bệnh nhân trên 60kg có thể dùng bằng liều người lớn.
- Đối với bệnh West ở trẻ sơ sinh: liều bắt đầu thường là 50mg/kg cân nặng 1 ngày. Các bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi liều lượng sử dụng.
- Đối với người già hoặc bệnh nhân suy thận: Các bệnh nhân có độ thanh thải Creatinin thấp hơn 60ml/phút thì cần điều chỉnh lại liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Liều dùng được giảm 25% đối với bệnh nhân suy thận nhẹ có độ thanh thải Creatinin 50-80ml/phút.
- Giảm 50% liều dùng cho bệnh nhân suy thận vừa có độ thanh thải Creatinin 30-50ml/phút.
- Giảm 75% liều dùng cho bệnh nhân suy thận nặng có độ thanh thải Creatinin 10-30ml/phút.
Để phát hiện sớm các tác dụng phụ bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên trong quá trình thay đổi liều dùng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc Sabril cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Để hạn chế tác dụng phụ trên thị lực, bệnh nhân cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng sử dụng thuốc. Các đánh giá về thị lực của bệnh nhân cần được diễn ra trước và sau khi sử dụng thuốc.
- Khi ngưng sử dụng thuốc, cần giảm liều sử dụng từ từ để tránh những tác dụng xấu cho cơ thể.
- Thuốc có thể ảnh hưởng lên khả năng tập trung, gây chóng mặt hoặc giảm tầm nhìn. Do đó, không lái xe hoặc điều khiển máy trong thời gian dùng thuốc.
- Trong quá trình sử dụng thuốc không sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia.
- Không chụp cộng hưởng từ MRI trong khi sử dụng Sabril.
Tác dụng phụ của thuốc chống động kinh Sabril
- Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc là: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nhức đầu, có cảm giác kích thích, có vấn đề về bộ nhớ, giấc ngủ cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc.
- Ngoài ra còn có tăng cân, sưng ở nhiều nơi trên cơ thể, đau rát, ngứa ran, tê hoặc cảm giác bàn tay, bàn chân của bạn, đau khớp, mất phối hợp, các triệu chứng cảm lạnh như đau họng, hắt hơi, sổ mũi, sốt.
- Khi sử dụng thuốc Sabril, bạn còn có thể gặp các tác dụng nghiêm trọng nhưng hiếm hơn như: giảm thị lực, mất thị lực vĩnh viễn, chớp mắt liên tục, không kiểm soát, động kinh, chấn động, lú lẫn, thay đổi hành vi, tâm trạng, làm tổn thương mình, thường suy nghĩ về tự tử, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, mạnh khó thở. Các tác dụng phụ nghiêm trọng tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra gây nhiều nguy hiểm cho bạn.
- Các tác dụng phụ không mong muốn trên không phải ai cũng có thể gặp. Lập tức báo cáo với các bác sĩ khi bạn thấy xuất hiện các tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng. Nếu có các tác dụng phụ khác bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về sự thay đổi liều hoặc ngừng thuốc.
Tương tác của thuốc Sabril với các thuốc khác
- Các loại thuốc dùng đồng thời có khả năng làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến Vigabatrin là: Carbamazepine, Orlistat, Ketorolac, Phenytoin, Fosphenytoin, Bạch quả.
- Trên đây chúng tôi chỉ đưa ra một số loại thuốc mà có khả năng tương tác với Sabril. Lượng thuốc trên là không đủ, tốt nhất bạn nên khai báo tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng để các bác sĩ có sự thay đổi hoặc điều chỉnh phù hợp.
- Thức ăn và đồ uống cũng có khả năng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nên hay không nên ăn đồ ăn thức uống gì trong quá trình dùng thuốc.
Dược động học
Hấp thu: Thuốc Sabril có khả năng tan tốt trong nước và hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn trong đường tiêu hóa. Khả năng hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên bạn có thể sử dụng thuốc trong hoặc ngoài bữa ăn. Sau khoảng 1 giờ thì thuốc có khả năng đạt đến nồng độ tối đa.
Phân bố: Thuốc được phân phối rộng rãi trong cơ thể theo lượng nước. Lượng thuốc vào trong não tỷ lệ với lượng thuốc đưa vào cơ thể. Lượng thuốc liên kết với protein huyết tương không đáng kể.
Chuyển hóa: Thuốc không bị chuyển hóa đáng kể, hầu như không có chất chuyển hóa được xác định trong huyết tương.
Thải trừ: Vigabatrin được bài tiết chủ yếu qua thận, khả năng đào thải của thận sẽ ảnh hưởng đến quá trình thải trừ thuốc. Thời gian bán thải khoảng 5 – 8 giờ. Sau 24 giờ, khoảng 70% liều lượng sử dụng được giữ ổn định trong cơ thể.
Ảnh hưởng của thuốc Sabril đến phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc được đánh giá có thể gây hại đến thai nhi, chỉ nên sử dụng sản phẩm cho phụ nữ có thai khi thực sự cần thiết. Việc phát hiện ra bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai khi đang sử dụng thuốc bạn cần nói cho bác sĩ ngay lập tức.
Đối với phụ nữ cho con bú thì bạn cần ngừng cho con bú khi bắt đầu sử dụng Sabril do thuốc có khả năng bị đào thải qua tuyến sữa của mẹ. Việc cố tình cho con bú có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đứa bé.
Cách xử trí quên liều và quá liều
Việc tự ý tăng liều sử dụng không thể khiến cho tình trạng của bạn được cải thiện nhanh hơn mà có thể làm tăng thêm mức nghiêm trọng cho các tác dụng không mong muốn. Do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn xảy ra tình trạng quá liều trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kiểm tra.
Tình trạng quên liều có thể xảy ra trong quá trình uống thuốc. Nếu bạn chẳng may quên một liều và nhớ lại vào thời điểm cách liều uống không quá xa thì bạn nên bổ sung ngay liều sử dụng đó. Nếu bạn nhớ lại khi mà đã gần đến liều uống tiếp theo thì bạn có thể bỏ qua liều sử dụng đó và sử dụng liều tiếp theo đúng theo liều lượng sử dụng. Tuyệt đối không được nhân đôi liều dùng để tránh việc xảy ra quá liều. Các bạn có thể nhờ người khác nhắc nhở hoặc dùng thêm báo thức để hạn chế quên liều.
Thuốc Sabril giá bao nhiêu?
Thuốc Sabril có giá khoảng 4.000.000 đồng 1 hộp 100 viên và đang được bán rộng rãi trên thị trường. Đây chỉ là giá tham khảo, giá bán có thể thay đổi tùy từng nhà thuốc bạn mua.
Mua thuốc Sabril ở đâu tại Hà Nội và TPHCM
Thuốc Sabril 500mg hiện nay chỉ được bán theo đơn, khi mua sản phẩm bạn lưu ý nhớ mang theo đơn của bác sĩ.
Thuốc hiện đang được bán tại ITP Pharma, để có thể mua thuốc và nhận được tư vấn đến từ dược sĩ đại học, bạn vui lòng gọi điện đến hotline 08.5354.9696.
Thuốc Sabril 500mg còn được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, các bạn có thể tham khảo một số nhà thuốc uy tín tại Hà Nội như:
- Nhà thuốc Ngọc Anh địa chỉ Khu đô thị Kim Văn Kim Lũ, Hà Nội.
- Nhà thuốc Lưu Anh địa chỉ 748 Kim Giang, Hà Nội.
Tham khảo:
Gaptinew – Thuốc điều trị bệnh động kinh
Thuốc Keppra (Levetiracetam) 250mg, 500mg là thuốc gì? Giá bán?
Bách –
Nhà thuốc giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận lắm ạ
Dược sĩ Lê Hùng –
Cảm ơn bạn đã phản hồi ạ