Thuốc tốt cho cả nhà
Home Sản phẩm thuốc Thuốc Trizodom – Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Thuốc Trizodom – Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

(1 đánh giá của khách hàng)

120.000

Danh mục: Thương hiệu:

Mô tả

1. Trizodom là thuốc gì?

Trizodom là thuốc được kê đơn sử dụng điều trị cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh nhân mắc hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Thuốc được sản xuất bởi công ty liên doanh Meyer-BPC, địa chỉ tại số 6A3, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre. Với dây chuyền hiện đại, tiên tiến đảm bảo an toàn và chất lượng, thuốc đã được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành và sử dụng phổ biến trên thị trường dược phẩm Việt Nam.
Thuốc được cấp phép với số đăng ký: VD-18083-12

Thành phần trong mỗi viên nang Trizodom bao gồm hai thành phần hoạt chất chính là Omeprazol và Domperidon với hàm lượng lần lượt là 20mg, 10mg cùng các tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang bao tan trong ruột.
Quy cách đóng gói: hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang.

Hộp thuốc Trizodom
Hộp thuốc Trizodom

2. Công dụng của thuốc Trizodom

Trizodom được sử dụng trên lâm sàng nhờ khả năng ức chế bơm PPI (bơm proton) giúp ức chế bài tiết acid dạ dày ở những bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng.

3. Chỉ định của thuốc Trizodom

Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định và khuyến cáo sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mắc hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Bệnh nhân buồn nôn do các nguyên nhân: thuốc chống ung thư, thức ăn không xuống được ruột; trào ngược thức ăn từ dạ dày;…
  • Bệnh nhân viêm/loét dạ dày – tá tràng tiến triển, dùng phối hợp điều trị nguyên nhân viêm do vi khuẩn HP ở dạ dày – tá tràng.

4. Thành phần của thuốc Trizodom có tác dụng gì?

Hoạt chất chính của Trizodom là hai hoạt chất phổ biến với công dụng chống
nôn, ức chế bài tiết acid dạ dày.

  • Vai trò của Omeprazol: Omeprazol là thuốc dùng điều trị đường tiêu hóa với cơ chế ức chế bài tiết acid dịch vị nhờ tác dụng chọn lọc ức chế bơm PPI. Tại pH dạ dày, thuốc chuyển hóa thành sản phẩm có khả năng gắn thuận nghịch với kênh H+/K+ ATPase ở tế bào dạ dày, vì vậy Omeprazol có tác dụng ức chế có hồi phục bơm PPI. Cơ chế trên được ứng dụng giúp ngăn ngừa và cải thiện các vết tổn thương do acid tại dạ dày, thực quản. Ngoài ra thuốc còn giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng do tăng sinh acid dạ dày như: ợ hơi, ợ chua,…Sự tiết acid dịch vị sẽ hồi phục sau 5 ngày dừng thuốc. Nghiên cứu cho thấy, sau 2 tuần điều trị, tỷ lệ thành sẹo của vết loét đạt 65% và sau 4 tuần là 95%.
  • Vai trò của Domperidon: Hoạt chất được dùng trong trường hợp nôn, buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng do có đặc điểm là chất kháng dopamin. Tuy nhiên, tính chất kháng receptor dopamin của thuốc chỉ chọn lọc tại dạ dày, không kháng thụ thể tại hệ thần kinh trung ương vì vậy không tác động lên thần kinh. Thuốc còn có tác dụng làm tăng trương lực cơ thắt môn vị sau ăn, kích thích nhu động ruột.

5. Cách sử dụng thuốc Trizodom để đạt hiệu quả tốt nhất?

Liều dùng: thuốc được khuyến cáo sử dụng cho người lớn mỗi ngày 2 viên chia nhỏ thành 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn liều dùng thích hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Cách sử dụng

  • Thuốc dạng viên bao tan sử dụng theo đường uống, thuốc được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng trước bữa ăn 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Lưu ý trong quá trình sử dụng viên bao, không cắn, nhai, ngậm thuốc gây giảm tác dụng do thuốc bị phân hủy trong môi trường acid.
  • Chú ý kiểm tra cảm quan về màu sắc, sự biến đổi lạ trước khi sử dụng.
  • Sử dụng thuốc đúng và đủ liều để đạt hiệu quả tối đa.

    Sử dụng Trizodom đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất
    Sử dụng Trizodom đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất

6. Thuốc Trizodom có giá bao nhiêu?

Thuốc Trizodom hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên có giá thị trường là 120.000 VNĐ/ hộp
Giá thuốc có thể chênh lệch giữa các nhà thuốc nhưng mức độ chênh lệch nhỏ, không đáng kể. Lưu ý thông tin bao bì sản phẩm, nguồn gốc, hạn sử dụng để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

7. Bạn nên mua thuốc Trizodom ở đâu?

Trizodom đã được cấp phép và lưu hành trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Thuốc được kê đơn và phân phối tại hầu hết các nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc tư nhân trên cả nước. Bạn nên đến những trung tâm y tế, quầy thuốc uy tín, đạt chuẩn GPP để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm thời gian bằng cách đặt mua tại các nhà thuốc online.
Nhà thuốc online ITP PHARMA sẵn lòng hỗ trợ thông tin, tư vấn tận tình. Hãy liên hệ với chúng tôi.

8. Chống chỉ định

Không điều trị bằng Trizodom trong một số trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người có tiền sử mẫn cảm với cao bạch quả.
  • Người đang gặp tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hóa như: xuất huyết tiêu hóa, tắc đường ruột, loét dạ dày – tá tràng ác tính;…
  • Người có bệnh lý nền khác như: loãng xương; suy giảm chức năng gan – thận.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú do chưa có nghiên cứu lâm sàng chính xác về tác dụng của thuốc tới thai phụ và bài tiết qua sữa.
  • Không sử dụng với đối tượng trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Không sử dụng chống nôn trong trường hợp nôn sau phẫu thuật.
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc thường xuyên, trong thời gian dài

9. Tác dụng không mong muốn

Bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị bằng thuốc Trizodom, chú ý những triệu chứng sau:

  • Phản ứng dị ứng: mẩn ngứa, phát ban;…
  • Trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, sốt nhẹ.
  • Đau họng, nghẹt mũi khó thở, hắt hơi.
  • Vấn đề đường tiêu hóa: tiêu chảy, đau vùng bụng;…
  • Chỉ số men gan tăng.
  • Kinh nguyệt không đều, mất kinh.
  • Dùng thuốc liều cao dài ngày có thể làm tăng prolactin huyết tương gây đến đau tức tuyến vú, vú to
  • Hiếm khi xảy ra phù chân tay, giảm các chỉ số máu như bạch cầu, tiểu cầu.

    Mẫu đăng ký hộp thuốc Trizodom
    Mẫu đăng ký hộp thuốc Trizodom

10. Lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Bệnh nhân sử dụng thuốc Trizodom cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về cách sử dụng thuốc và liều dùng. Tuyệt đối không sử dụng khi không có chỉ định.
  • Bệnh nhân phải được chẩn đoán chính xác, loại trừ trường hợp u ác tính vùng dạ dày – tá tràng trước khi sử dụng thuốc vì thuốc sẽ làm mờ đi những triệu chứng của bệnh.
  • Cẩn trọng với bệnh nhân suy thận, cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.

11. Dược động học

  • Hấp thu: Omeprazol được sử dụng theo đường uống sẽ giải phóng các hạt bao tan. Khi thuốc qua đường tiêu hóa sẽ được hấp thu ngay tại ruột non. Sau 1 giờ bắt đầu có tác dụng, 2 giờ sau uống đạt đỉnh nồng độ huyết tương và 3-6 giờ thuốc được hấp thu hoàn toàn với sinh khả dụng trung bình khoảng 60%. Domperidon được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa nhưng sinh khả dụng thấp (khoảng 14%) do qua gan xảy ra chuyển hóa bước đầu. Nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương sau 30 phút.
  • Phân bố: Omeprazol sau hấp thu 95% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin. Còn đối với Domperidon, khoảng 93% thuốc được gắn vào protein huyết tương.
  • Chuyển hóa: Hoạt chất omeprazol được biến đổi chủ yếu tại gan còn domperidon được chuyển hóa nhanh tại ruột nhờ cơ chế khử N-alkyl oxy hóa và hydroxyl hóa.
  • Thải trừ: 80% các chất chuyển hóa từ omeprazol được thải trừ theo nước tiểu ra ngoài, số còn lại sẽ được bài thải theo phân. Đối với Domperidon, đường đào thải của thuốc chủ yếu qua nước tiểu và phân, không đào thải qua hàng rào máu – não. Sau 24 giờ, 30% các chất chuyển hóa bài thải qua nước tiểu. 66% sẽ qua phân ra ngoài sau 96 giờ.

12. Tương tác thuốc

  • Sử dụng đồng thời Omeprazol và các thuốc hòa tan tại pH dạ dày làm giảm hoặc mất tác dụng của các thuốc phối hợp do Omeprazol làm giảm bài tiết acid gây thay đổi pH dạ dày. Nếu chỉ định đồng sử dụng, uống cách nhau 2 giờ.
  • Trong quá trình chuyển hóa tại gan, omeprazol gây ức chế enzym CYP450 ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của một số thuốc như warfain, diazepam;… Vì vậy sử dụng chung hai loại trên có thể gây nên nguy cơ quá liều do nồng độ thuốc trong máu cao, chưa được chuyển hóa nhờ enzym gan.
  • Sử dụng đồng thời Trizodom và dicoumarol làm tăng tác dụng đông máu của dicoumarol.
  • Tác dụng chống nôn của Domperidon bị mất nếu sử dụng đồng thời Trizodom với các thuốc hủy phó giao cảm như: Pilocarpin, atropin;…
  • Tham khảo bác sĩ về các thuốc đang dùng, tuyệt đối không tự ý phối hợp 2 thuốc bất kỳ, tránh xảy ra hiện tượng quá mẫn.

    Mẫu đăng ký vỉ thuốc Trizodom
    Mẫu đăng ký vỉ thuốc Trizodom

13. Dùng thuốc quá liều và xử trí

Trong tình huống xảy ra bất cứ triệu chứng lâm sàng nào bất thường do sử dụng thuốc Trizodom quá liều, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí.
Trong tình huống người bệnh quên liều, phụ thuộc vào thời gian so với liều cần uống để xử trí. Nếu thời gian ngắn sau 1-3 giờ cần bổ sung ngay, trường hợp sát liều tiếp theo, không có sự chỉ định của bác sĩ tuyệt đối không bù liều, tránh quá liều.

Xem thêm:

Dạ dày Koras – Hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra

Thuốc Reprat – Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng

1 đánh giá cho Thuốc Trizodom – Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

  1. Minh anh

    Thuốc Trizodom dùng hiệu quả, nhân viên tư vấn nhiệt tình

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

0853.549.696