Mô tả
1. Thuốc Zidocin DHG là gì?
Thuốc Zidocin DHG là một loại thuốc kháng sinh hỗn hợp có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm răng miệng, trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nó còn có khả năng điều trị các trường hợp kháng nấm và virus.
Lưu ý: Đây là thuốc bán theo đơn chỉ dùng khi có sự kê đơn của bác sĩ.
Số đăng ký lưu hành tại Việt Nam: VD-21559-14
Nhà sản xuất: Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG của Việt Nam sản xuất và được đăng ký bởi Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG.
Thành phần chính: hoạt chất chứa 750.000IU đơn vị quốc tế (đvqt) spiramycin và Metronidazol với hàm lượng 125mg, ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Zidocin được bào chế dưới dạng: viên nén bao phim, được đóng gói dưới dạng vỉ, 1 hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
2. Công dụng của Zidocin DHG 125mg là gì?
Zidocin DHG có tác dụng chủ yếu là để điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng răng miệng trong trường hợp cấp hoặc mạn tính hoặc tái phát. Điển hình như: áp xe răng, các triệu chứng viêm miệng, viêm lợi,viêm dưới hàm, viêm tuyến mang tai, ngoài ra sau phẫu thuật răng miệng còn có khả năng phòng ngừa nhiễm khuẩn.
3. Chỉ định
Thuốc Zidocin được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng giai đoạn cấp tính, mãn tính hoặc tái phát như: viêm nướu, viêm nha chu, viêm mô tế bào quanh xương, viêm quanh thân răng, viêm lợi viêm miệng…
4. Thành phần của thuốc có tác dụng gì?
Zidocin DHG có thành phần chính là: Spiramycin với hoạt chất là 750.000IU và Metronidazol với hàm lượng 125mg.
Ngoài ra mỗi viên Zidocin DHG còn chứa các tá dược khác vừa đủ 1 viên như: tinh bột sắn, avicel, PVP, PVA, HPMC, plasdone, titan dioxy, màu đỏ ponceau lake, DST…
Spiramycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Phổ kháng khuẩn của Spiramycin và Erythromycin và clindamycin là tương tự nhau. Trên vi khuẩn thuốc Spiramycin có khả năng kìm khuẩn ở những vi khuẩn đang phân chia tế bào. Ngoài ra đối với các nồng độ trong huyết thanh thuốc có tác dụng kìm khuẩn nhưng có tác dụng diệt khuẩn khi thuốc đạt nồng độ ở mô. Ở một số vùng có khả năng kháng khuẩn rất thấp thì spiramycin có tác dụng chống lại các vi khuẩn Gram dương, một số chủng coccus như staphylococcus…
Vi khuẩn khi gặp spiramycin, thuốc sẽ tác dụng lên các tiểu đơn vị 50s của ribosom do đó ngăn cản quá trình tổng hợp protein, làm bất lợi sự nhân lên của vi khuẩn trong tế bào.
Metronidazol tác dụng tốt với amip ở cả bên trong và ngoài ruột với cả thể cấp và mạn tính. Trong trường hợp lỵ amip mạn ở ruột thuốc ít xâm nhập vào đại tràng hơn do thuốc cho tác dụng yếu. Ngoài ra metronidazol còn tác dụng tốt với các vi khuẩn kỵ khí gram âm, trichomanas vaginalis, giardia, helicobacter nhưng thuốc lại không có tác dụng trên những vi khuẩn ưa khí.
Mặt khác, Metronidazol có nhóm nitro, bị khử bởi protein vận chuyển electron hoặc có thể khử bởi ferredoxin. Lúc này, nó sẽ làm ADN mất cấu trúc xoắn, tiêu diệt các vi khuẩn và sinh vật đơn bào.
5. Cách sử dụng thuốc Zidocin
5.1 Liều dùng:
Với đối tượng trẻ từ 5-10 tuổi: ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Với đối tượng trẻ từ 10-15 tuổi: ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.
Với đối tượng người lớn trên 15 tuổi: ngày uống 4 đến 6 viên, chia thành 2 hoặc 3 liều để sử dụng.
5.2 Cách dùng:
Sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được ghi trên mục hướng dẫn sử dụng.
Lưu ý: uống xa bữa ăn 2 giờ.
6. Thuốc Zidocin DHG có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?
Phụ nữ có thai: Zidocin được thử nghiệm trên các đối tượng động vật và phụ nữ có thai cho thấy, ở động vật khi sử dụng metronidazol không thấy xảy ra hiện tượng quái thai hay độc với với thai nhi. Còn với đối tượng phụ nữ mang thai trên thực nghiệm khi sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thì không gây tình trạng dị dạng nào. Tuy nhiên, không khuyến kích sử dụng Zidocin cho phụ nữ có thai, chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết và được sự cho phép của bác sĩ.
Phụ nữ cho con bú: Khi sử dụng Zidocin DHG thì mẹ nên nên ngừng việc cho con bú. Vì cả spiramycin và metronidazol đều qua sữa mẹ.
7. Thuốc Zidocin DHG có giá bao nhiêu?
Tùy thuộc vào khu vực mà nhà thuốc hoặc quầy thuốc mà Zidocin DHG có thể có giá dao động khác nhau. Tại Nhà thuốc Online ITP Pharma Zidocin DHG có giá 34.000 VND một hộp.
8. Thuốc Zidocin DHG có thể mua ở đâu?
Thuốc hiện đang được phân phối và lưu hành trên thị trường. Do đó, mọi người có thể dễ dàng tìm mua thuốc tại các nhà thuốc và quầy thuốc trên toàn quốc. Hoặc bạn có thế tìm mua online trên website của các nhà thuốc như Nhà thuốc Online ITP Pharma.
9. Chống chỉ định
Zidocin DHG chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú, mang thai 3 tháng đầu.
Các trường hợp bệnh nhân động kinh, bị rối loạn đông máu, trẻ em dưới 6 tuổi.
Ngưng sử dụng bia khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra với các trường hợp mẫn cảm hoặc nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc cũng không nên sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
10. Tác dụng phụ
Zidocin DHG có các tác dụng phụ:
- Đối với hệ tiêu hóa: Zidocin gây ra tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa gây ra các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày…
- Hệ tiết niệu: xuất hiện tình trạng nước tiểu có màu nâu đỏ.
- 1 số biểu hiện thần kinh – tâm thần như: các biểu hiện đau đầu chóng mặt, viêm tụy suy giảm bạch cầu trong máu…
- Xuất hiện tình trạng dị ứng: nổi mề đay ngoài ra Zidocin còn xuất hiện 1 số tình trạng hiếm thấy và liên quan tới thời gian điều trị khiến cho việc điều trị bệnh kéo dài hơn như: chóng mặt viêm đa dây thần kinh cảm giác và vận động…
11. Lưu ý khi sử dụng
- Với các trường hợp nghi ngờ loét dạ dày viêm ruột hồi hoặc viêm ruột kết mạc thận trọng trước khi sử dụng.
- Zidocin DHG là thuốc bào chế dưới dạng viên nén bao phim giải phóng chậm trong cơ thể nên có thể gây độc cho người cao tuổi.
- Không sử thuốc với đối tượng mang thai 3 tháng đầu hoặc đang cho con bú.
- Khi có các tác dụng không mong muốn xảy ra phải ngưng thuốc và báo ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
12. Dược động học
- Hấp thu: thuốc Zidocin DHG khi uống không bị ảnh hưởng bởi thức ăn do đó thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
- Phân bố: thuốc có khả năng khuếch tán vào trong nước bọt và môi cực tốt. Khi thuốc phân bố vào trong cơ thể spiramycin không qua được hàng rào máu não nhưng qua được sữa mẹ. Nồng độ thuốc trong huyết thanh đạt tối đa là 3.3mcg/ml với liều 6 triệu đơn vị. thời gian bán hủy của thuốc trong khoản 8 giờ.
- Chuyển hóa: thuốc chuyển hóa qua gan là chủ yếu nhưng diễn ra chậm.
- Thải trừ: thuốc được thải trừ nhiều qua mật, ngoài ra còn thải trừ qua nước tiểu và phân.
13. Tương tác thuốc
- Không sử dụng Zidocin DHG khi đang uống thuốc tránh thai vì có thể làm mất tác dụng của thuốc tránh thai.
- Không sử dụng Zidocin DHG với Disulfiram vì metronidazol có trong thuốc có thể gây ra các tác dụng độc trên hệ thần kinh như lú, lẫn.
- Khi sử dụng metronidazol với các thuốc chống đông (đường uống) có thể làm tăng độc tính và nguy cơ xuất huyết. Trường hợp bắt buộc sử dụng cần chú ý theo dõi kiểm tra hàm lượng prothrombin thường xuyên.
- Khi sử dụng metronidazol với thuốc giãn cơ có hoạt chất vecuronium sẽ làm tăng tác dụng chữa bệnh; với lithi làm tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh, phối hợp với rượu có thể gây nôn mửa, tim đập nhanh do hiệu ứng Antabuse.
14. Xử trí khi quên liều, quá liều
14.1 Quá liều:
Xuất hiện các dấu hiệu: buồn nôn, nôn nặng hơn tác động đến hệ thần kinh gây ra các biểu hiện bệnh nhân co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên.
Xử trí: hiện nay vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu, điều trị triệu chứng và hỗ trợ giải độc. nên khi quá liều cần tới ngay trung tâm y tế để được bác sĩ điều trị kịp thời.
14.2 Quên liều:
Khi xảy ra trường hợp quên liều hãy bỏ qua điều đó và nên sử dụng liều tiếp theo đúng chỉ dẫn trong đơn.Không được uống liều đã quên kết hợp với liều tiếp theo vì sẽ dễ dẫn tới tình trạng ngộ độc.
Xem thêm một số thuốc kháng sinh khác:
Hoa –
Giao hàng nhanh, tư vấn nhiệt tình.