[Hình Ảnh] Sùi mào gà ở miệng: dấu hiệu – triệu chứng, cách chữa trị

Ngày viết:
Sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà ở miệng - bệnh giết chết sự tự tin của mọi người
5/5 - (1 bình chọn)

Xã hội ngày càng phát triển thì các tệ nạn xã hôi ngày càng nhiều và các bệnh tật do các tệ nạn xã hội này gây ra cũng càng cao; đặc biệt là các bệnh lây qua đường tình dục, trong đó có bệnh sùi mào gà là bệnh phổ biến nhất hiện nay. Vậy bệnh sùi mào gà là gì? Trong bài viết dưới đây ITP Pharma xin giới thiệu với các bạn về bệnh sùi mào gà ở miệng.

Sùi mào gà ở miệng là gì?

Sùi mào gà ở miệng là một bệnh do virut HPV tạo nên những mụn, nhú màu tạo thành đám, thành chùm cũng có thể là mụn, nốt đơn lẻ trên khoang hàm, miệng, lưỡi, họng, amidan…

Bệnh sùi mào gà được xác định là do virut Human PapillomaVirus (HPV) gây nên. Biểu hiện đặc trưng của bệnh sùi mào gà là các đốm mụn sùi lên mặt da hay còn gọi là mụn cóc nó xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, vùng hậu môn, có khi còn thấy ở miệng của bệnh nhân. Sùi mào gà ở bộ sinh dục hay cá vùng khác sẽ gây ra ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý hay đời sống sinh hoạt tình dục.

Theo trung tâm kiểm soát và ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã thống kê có khoảng 50% tỷ lệ nam giới và nữ giới có hoạt động tình dục không lành mạnh sẽ bị mắc bệnh sùi mào gà. Chính vì vậy để phòng tránh cho mình và cho người thân mọi người cần có kiến thức về bệnh sùi mào gà như nguyên nhân, đường lây truyền, dấu hiệu nhận biết,….

Đường lây của bệnh này là do quan hệ tình dục không an toàn như: quan hệ với gái mại dâm không sử dụng bao cao su thì sẽ bị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục, quan hệ bằng miệng thì sẽ bị sùi mào gà ở miệng, quan hệ bằng đường hậu môn thì sẽ bị ở hậu môn. Ngoài ra bệnh sùi mào gà còn lây từ mẹ sang con hoặc lây gián tiếp qua đồ dùng.

Bệnh sùi mào gà thường có thời gian ủ bệnh khá lâu, thông thường từ 2-9 tháng, dấu hiệu thấy trước tiên khi bị nhiễm sùi mào gà là xuất hiện những nốt sùi màu hồng, mềm trên bề mặt trông ẩm ướt, nó có chân hoặc có cuống, thường không đau. Thời gian sau, chúng lớn lên và phát triển to hơn, chụm lại với nhau tạo thành một đám rộng nhìn trông rất giống cái mào gà hay bông hoa súp lơ màu trắng hồng. Người bệnh trong giai đoạn này thường cảm thấy khó chịu ngứa ngáy và ẩm ướt tại vị trí bị sùi mào gà hoặc khi quan hệ tình dục sẽ bị đau và dễ bị chảy máu.

Sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà ở miệng lây truyền qua đường miệng

Dấu hiệu và triệu chứng sùi mào gà ở miệng:

Bệnh sùi mào gà ở miệng xảy ra ở giai đoạn mới sẽ rất khó phát hiện nên thường dễ bị bỏ qua và đến khi ở giai đoạn nặng có những biểu hiện khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và ăn uống mới nhận ra khiến cho người bị bệnh cảm thấy rất lo sợ và hoang mang. Để có thể phát hiện được bệnh sớm thì những cần chú ý những dấu hiệu sau:

  • Người bệnh xuất hiện những nốt mụn, nốt nhỏ li ti ở vùng niêm mạc miệng, môi, niêm mạc trong má, lưỡi… nhúng nốt này có màu hồng hoặc màu trắng, khoang miệng có thể sưng tấy đỏ và đau rát. Khi ăn uống hay nuốt nước bọt  sẽ có cảm giác nuốt vướng, nuốt đau. Các nốt này mềm không gây ngứa, khi chạm vào dễ bị chảy máu đó là khi giai đoạn mới mắc bệnh.
  • Nếu để lâu các mụn, nốt trong khoang miệng sẽ to dần nên và có thể mọc nhiều hơn ở nhiều vị trí đơn lẻ hoặc tại một chỗ tạo thành chùm như những cái nhú nhỏ có màu  giống như cài mào gà hay là bông súp lơ.
  • Các nốt mụn này có một đặc điểm là không gây đau đớn, ngứa ngáy, nhưng nếu ấn nhẹ sẽ thấy có dấu hiệu chảy mủ từ trong mụn ra.

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở miệng

Nguyên nhân trực tiếp chính của bệnh sùi mào gà ở miệng đa phần là do lây qua đường quan hệ tình dục kiểu dùng miệng khi người có quan hệ tình dục với bạn bị nhiễm virut HPV. Các động tác tiếp xúc thân mật như: hôn, mút, liếm, thơm vào vùng bị sùi mào gà của đối phương sẽ khiến cho virut HPV lây sang bạn.

Nguyên nhân gián tiếp:

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị sùi mào gà như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, khăn lau tay, cốc, bát, đũa, bồn cầu… những vật dụng cá nhân này sau khi được người bị sùi mào gà dùng thì có thể để lại virut do dịch tiết của sùi mào gà bám dính vào tay và những vật dụng đó rồi người tiếp xúc và sử dụng chung sẽ bị lây nhiễm.
  • Dùng thức uống có cồn: theo như nghiên cứu cho thấy cơ thể hấp thụ các loại thức uống có cồn sẽ có khiến cho nguy cơ nhiễm HPV sẽ cao hơn thông qua đường miệng.
  • Hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây ra sùi mào gà ở miệng, nó tạo điều kiện cho virut HPV xâm nhập vào khi hít chung thuốc cùng với người bị bệnh.

Hình ảnh sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu:

Sùi mào gà có hình ảnh xuất hiện các u nhú li ti trên niêm mạc môi, má, lưỡi, hàm, amidan, họng… Nó có màu hồng hoặc màu trắng, khoang miệng, hàm, họng nơi bị sùi mào gà sẽ sưng tấy đỏ. Các nốt này mềm khi chạm vào dễ chảy máu.

Giai đoạn sau:

Các mụn mọc trong khoang miệng môi, má, lưỡi, họng, amidan sẽ lớn lên và mọc thêm nhiều nốt mụn khác đơn lẻ hoặc tại cùng một chỗ tạo thành những cái nhú màu tua tủa màu hồng hình ảnh giống như cái mào gà hoặc giống bông hoa súp lơ. Khi chạm vào dễ chảy mủ tại các nốt.

Sùi mào gà ở miệng
Hình ảnh những vết Sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng có chữa được không? Cách chữa như thế nào?

Bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu khá giống với nhiệt miệng nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn bệnh này với bệnh nhiệt miệng nên có những phương pháp điều trị sai và điều trị không có hiệu quả. Bệnh sùi mào gà nếu không để ý và phát hiện sớm để được điều trị khỏi thì sẽ gây ra những hậu quả rất lớn đến ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt như ăn uống, cũng như cuộc sống vợ chồng. Bệnh để lâu sẽ diễn biến nặng gây ra nở loét, chảy máu, chảy mủ gây đau đớn, gây mùi hôi thối, khó chịu ảnh hưởng trầm trọng đến việc ăn uống, sinh hoạt và quan hệ xã hội.

Sùi mào gà ở miệng chữa trị không đúng cách còn có thể gây biến chứng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng rất cao. Bệnh làm cho người mắc bệnh luôn có cảm giác sợ hãi, lo lắng, tự ti không dám tiếp xúc hay nói chuyện với những người xung quanh sợ bị nghi kỵ, xa lánh ghẻ lạnh… Do vậy các bạn cần phải chú ý cẩn thận trước tiên phải biết đề phòng bệnh bằng cách sống và sinh hoạt lành mạnh, không nên dùng chung đồ dùng cá nhân, quan hệ tình dục phải an toàn và không nên học theo kiểu quan hệ bằng miệng. Một khi đã bị lây nhiễm thì nên điều trị sớm và tránh lây lan rộng ra ngoài xã hội.

Sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà ở miệng lây lan đến vòm họng

Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của nền khoa học y học hiện đại, người ta đã tìm ra nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị hiệu quả như:

  • Phương pháp điều trị nội khoa: phương pháp này được sử dụng khi người bệnh mắc phải sùi mào gà được phát hiện ở giai đoạn sớm, mức độ nhẹ. Khi này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm có kháng sinh đặc trị sùi mào gà để chống bội nhiễm, tiêu diệt viêm nhiễm do mầm bệnh và các thuốc vitamin tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thuốc có thể dùng bằng đường uống thuốc viên hoặc có thể dùng thuốc tiêm, kết hợp thuốc bôi trực tiếp lên vị trí tổn thương do sùi mào gà.
  • Phương pháp ALA –PDT: Đây là phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà tối ưu nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này được áp dụng nhờ các tia huỳnh quang chiếu trực tiếp vào vị trí tổn thương giúp đốt cháy các nụ sùi và tiêu diệt virut tận gốc, tiêu diệt vào tận sâu vào lớp tế bào bên trong để không còn chân rễ, kết hợp với việc bôi và uống thuốc sẽ thúc đẩy các tế bào mới phục hồi nhanh chóng mà không để lại sẹo.
  • Chữa sùi mào gà bằng phương pháp đốt điện cao tần: là phương pháp dùng điện sóng cao tần để cắt hoặc đốt những nốt sùi và có thể tác động nhanh chóng, trực tiếp xuống vùng tế bào nhiễm HPV mà không làm ảnh hưởng đến các vùng mô xung quanh, sau đó nó làm liên các mạch máu khiến cho vùng cắt đốt không chảy máu và không có cảm giác đau, giúp nhanh hồi phục không để lại sẹo. Từ những vùng mới tổn thương cho tới những tổn thương lớn bị xơ hóa, trường hợp tái nhiễm nhiều lần hoặc vùng có nguy cơ cao phát triển thành ung thư.
  • Phương pháp kích hoạt miễn dịch tự thân DNA công nghệ Mỹ: đây là một phương pháp mới giúp điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả triệt để, đồng thời ngăn ngừa tái phát bệnh đến 90%. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là triệt để tận gốc, không đau, không để lại sẹo; đồng thời kích hoạt miễn dịch tự thân tác động đến tận sâu, tiêu diệt triệt để các loại hoàn toàn virus trong vòng 7 ngày.

Lưu ý: Dù dùng phương pháp nội khoa hay phương dùng phương pháp ALA-PDT để điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng thì bạn cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc và theo điều trị đến khi khỏi dứt điểm. Nếu bạn bỏ dở giữa chừng bệnh chưa khỏi tận gốc thì việc điều trị không hiệu quả, sẽ dễ bị tái phát lại và mức độ trầm trọng sẽ nặng hơn do nhờn thuốc, kháng thuốc. Bên cạnh đó bạn phải có chế độ ăn uống bồi bổ cơ thể để tăng sức đề kháng chống lại virut gây bệnh tái phát.

Video: Chuyên gia nước ngoài nói về virut HPV

Các thuốc trị sùi mào gà ở miệng

Hiện nay cách chữa bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi bằng việc dùng thuốc có hai trường phái đó là trường phái dùng thuốc tây y và thuốc dân gian của y học cổ truyền.

Các loại thuốc tây y phổ biến hiện nay có tác dụng điều trị hiệu quả là thuốc có chứa các thành phần chủ yếu là acid nó sẽ giúp bào mòn các tế bào bị tổn thương và làm rụng các mụn sùi trên mặt da như: Trichloacetic acid, Podophylline 25%, Imiquimod. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng loại thuốc này ngay sau đây.

Trichloacetic Acid

Acid Trichloacetic là một dẫn xuất của acid acetic, được chỉ định trong điều trị sùi mào gà, mụn cóc… Thành phần của thuốc này gồm 80% Acid trichloacetic, bào chế dạng dung dịch.

Thuốc này có tác dụng trực tiếp trên da, thấm qua các lớp da để tiêu diệt trực tiếp các tế bào chết trên da. Nó làm bong các lớp tế bào sừng, các lớp mảng bám có mặt trên bề mặt da. Bên cạnh đó, Acid trichloacetic cũng có cơ chế hạn chế sự hình thành lớp sừng niêm mạc, gây mòn đáng kể mô keratotic của các virus như HPV, mụn cóc…

Nhờ đó, Acid Trichloacetic được sử dụng để loại bỏ các tế bào chết như mụn cóc, mụn sinh dục, vết chai sần, loại bỏ triệu chứng của sùi mào gà.

Hiện thuốc được bán trên thị trường với giá khoảng 240.000đ/lọ.

Duofilm

Thuốc Duofilm là một thuốc được sản xuất tại Icerland, có tác dụng điều trị mụn cóc, mụn sinh dục, sùi mào gà.

Tác dụng của Duofilm tạo ra nhờ 2 thành phần chính là Acid salicylic và Acid lactic với hàm lượng lần lượt là 16.7% và 15%. Hai thành phần có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Acid lactic ngăn cản quá trình hình thành lớp sừng, bào mòn các mô keratotic của virus gây bệnh. Trong khi đó thì Acid salicylic tác động trực tiếp lên bề mặt da, làm bong tróc các lớp sừng. Các lớp sừng này chính là nơi trú ngụ của nấm, gây bệnh nấm da.

Sử dụng Duofilm đơn giản bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Tuy nhiên trước khi bôi, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ vị trí đó.

Podophylline 25%

Thuốc Podophylline 25% là loại thuốc chuyên trị sùi mào gà được sản xuất tại Thái Lan. Thuốc dùng trong điều trị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục và vùng hậu môn của người trưởng thành.

Podophylline 25% được dùng bằng cách thoa trực tiếp lên nốt sùi mào gà. Sau đó, bệnh nhân để cho khô thuốc, rồi có thể mặc quần áo như bình thường. Để hạn chế tác dụng phụ, bệnh nhân nên bôi trước một lớp tetracylin trên da để có thể diệt được vi khuẩn tại chỗ.

Khi sử dụng Podophylline 25%, bệnh nhân cần lưu ý tránh để thuốc chạm trực tiếp vào mắt hoặc các vùng da, mô nhạy cảm khác. Và đặc biệt không nên sử dụng thuốc cùng lúc ở nhiều vùng da trên cơ thể.

Imiquimod

Thuốc Imiquimod là loại thuốc dùng trong điều trị mụn cóc, sùi mào gà cũng như là các dạng dày sừng trên da khác. Thuốc không làm bong các lớp dày sừng mà tác động trực tiếp vào hệ miễn dịch. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ ngăn cản sự phát triển của những lớp dày sừng trên da.

Thuốc Imiquimod được dùng bằng cách thoa nhẹ lên vùng da bị bệnh. Đối với điều trị sùi mào gà, bệnh nhân có thể sử dụng 1 trong 2 loại là Imiquimod 3,75% và 5%. Đối với loại 3,75%, bệnh nhân chỉ cần thoa 1 lần duy nhất trong ngày trước khi ngủ. Còn đối với loại 5%, bệnh nhân cần phải thoa lên vùng da điều trị khoảng 3 lần/tuần cũng vào buổi đêm trước khi đi ngủ.

Bài thuốc dân gian

Theo kinh nghiệm từ cha ông ta từ ngày xưa, 1 số bài thuốc được cho là có thể chữa sùi mào gà như: Tỏi băm nhuyễn. Bột nghệ gừng, Giấm táo, Lá tía tô. Tuy nhiên các cách này là dựa vào khả năng ăn mòn da của các loại thực phẩm tự nhiên, có thể an toàn khi sử dụng ở miệng lưỡi nhưng khá khó uống và hầu như hiệu quả không cao.

Sùi mào gà ở miệng
Hình ảnh lá tía tô – 1 trong những bài thuốc dân gian điều trị sùi mào gà ở miệng

1 BÌNH LUẬN

  1. Ai bị bệnh sùi mào gà thì liên hệ ngay với bác sĩ đi nhé 08 5354 9696.
    Mình cũng từng bị căn bệnh nay đi viện đốt mấy lần không khỏi cuối cùng mình được một người bạn giới thiệu một phương thuốc nam gia truyền thế là khỏi được mấy năm nay không bị lại nữa, bạn nào bị căn bệnh này thì liên hệ luôn đi.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn