Nhằm giúp cho các bạn độc giả có thể có hiểu biết sơ bộ về loại thuốc hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường, hôm nay ITP Pharma xin giới thiệu tới các bạn những thông tin liên quan tới thuốc tiểu đường.
Khi bước vào lứa tuổi trung niên, mọi người rất dễ mắc phải căn bệnh nguy hiểm là bệnh tiểu đường. Một khi đã mắc phải nó sẽ phải dùng thuốc để điều trị đến hết cuộc đời và hoàn toàn không có một phương pháp nào để có thể khỏi hẳn. Do đó, những thông tin về thuốc tiểu đường luôn luôn được cập nhập từng ngày, từng giờ.
Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, là tình trạng bệnh mạn tính do sự thiếu hụt insulin tương đối hoặc tuyệt đối, từ đó dẫn tới rối loạn chuyển hóa glucid, khiến cho lượng đường huyết trong máu người bệnh luôn cao hơn mức bình thường.
Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính và các rối loạn chuyển hóa khác.
Nguyên nhân của căn bệnh này sẽ khác nhau tùy theo phân loại tiểu đường, nhưng đều hướng đến là do thiếu hụt insulin, một hormone đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể.
Có 3 loại hình tiểu đường:
Kháng insulin dẫn tới giảm tác dụng của insulin trong việc sử dụng glucose. Kháng insulin có thể thể hiện ở việc giảm số lượng receptor của insulin ở mô đích, hoặc giảm khả năng gắn của insulin vào receptor.
Rối loạn bài tiết insulin gồm: tăng insulin máu bù trừ, tăng tiền chất không có hoạt tính, mất tính chất tiết insulin theo từng đợt.
Nếu chỉ đơn thuần là tăng đường huyết, bệnh tiểu đường sẽ không nguy hiểm vì hoàn toàn có thể kiềm hãm lượng đường huyết ở mức độ cho phép bằng thuốc. Tuy nhiên hậu quả nguy hiểm nhất của căn bệnh này là do các biến chứng của nó lên các cơ quan trong cơ thể:
Do đó việc điều trị tiểu đường bằng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ là điều cực kỳ quan trọng.
Thuốc tiểu đường là các thuốc có bản chất là insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết khác. Tất cả các thuốc này đều có nguồn gốc hóa học và được sử dụng rộng rãi, kéo dài suốt cuộc đời của người mắc bệnh tiểu đường.
Thuốc tiểu đường có rất nhiều dạng bào chế, có thể là thuốc tiêm hoặc thuốc uống. Hiện nay ngày càng có nhiều nghiên cứu cho ra đời các loại thuốc tiểu đường mới cho hiệu quả điều trị cao.
Trong hai dạng tiểu đường type 1 và type 2, tiểu đường type 2 chiếm đến 90% tất cả các trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Trong khi tiểu đường type 1 bắt buộc sử dụng insulin do cơ thể đã hoàn toàn mất khả năng sản xuất insulin, tiểu đường type 2 có thể sử dụng các loại thuốc khác có tác dụng hạ glucose máu, do đó hệ thống thuốc điều trị tiểu đường typ 2 rất phong phú.
Có thể kể đến những nhóm thuốc sau:
Loại thuốc này chỉ có thể dùng ở đường tiêm do bị phân hủy bởi peptidase khi uống vào. Thuốc có được chiết từ tụy bò, lợn, bán tổng hợp hoặc do tái tổ hợp gen. Thuốc có thời gian bán thải ngắn nên thường được kết hợp với protamine, kẽm hoặc dùng dạng insulin analoge.
Cơ chế hạ glucose huyết của insulin:
Một số chế phẩm insulin:
Loại thuốc này không được sử dụng trong điều trị tiểu đường typ 1 và thận trọng khi dùng cho người già, người suy giảm chức năng gan thận.
Cơ chế hạ đường huyết của thuốc chữa tiểu đường nhóm sulfonylurea: Khi vào trong cơ thể, thuốc chẹn kênh K+, gây khử cực và mở kênh Ca++, từ đó kích thích tế bào beta đảo tụy tiết insulin, tạo ra 2 tác dụng chính:
Các loại sulfonylurea phổ biến trên thị trường
Thuốc tiêu biểu nhất trong nhóm này chính là Metformin. Nó cho tác dụng hạ glucose huyết ở 3 đích:
Từ đó tạo ra tác dụng hạ đường huyết.
Việc sử dụng thuốc metformin có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm toan máu, rối loạn tiêu hóa, giảm cân. Tuy nhiên đây vẫn là thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị tiểu đường type 2.
Enzym alpha-glucosidase trong cơ thể có tác dụng xúc tác cho phản ứng phá vỡ đường đôi thành đường đơn. Do đó thuốc Acarbose thuộc nhóm này khi ức chế enzyme alpha-glucosidase sẽ ức chế quá trình tạo đường đơn, từ đó làm giảm hấp thu đường đơn, chống sự tăng đường huyết sau ăn.
Khi sử dụng thuốc này cần lưu ý phối hợp với một thuốc hạ glucose máu khác và uống thuốc trong khi ăn để thuốc có tác dụng hiệu quả.
Các thiazolidindione hoạt hóa Peroxisome proliferator-activated receptor γ (PPARγ) khiến cho các tế bào tăng nhạy cảm với insulin.
Thuốc hiện có thuộc nhóm này bao gồm Rosiglitazone, Pioglitazone. Người có dấu hiệu suy tim, tổn thương gan không nên sử dụng thuốc này.
Sự nghiên cứu không ngừng nghỉ của các nhà khoa học đã cho ra đời những thuốc mới có tác dụng hiệu quả trong điều trị tiểu đường, đặc biệt là điều trị tiểu đường type 2.
Những loại thuốc mới này tuy không thể thay thế hoàn toàn thuốc cũ nhưng nó sẽ phát huy công dụng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với các loại thuốc đó, giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh.
DPP IV là enzyme bất hoạt GLP1 và GIP. Khi các thuốc thuộc nhóm này đi vào cơ thể, nó ức chế DPP IV làm giảm bất hoạt incretin làm kéo dài tác dụng của incretin, từ đó làm giảm đường huyết.
Các thuốc thuộc nhóm ức chế DPP IV bao gồm: sitagliptin, saxagliptin,…
Thuốc tạo ra tác dụng đồng vận trên receptor GLP1, do đó nó có hiệu quả tương tự GLP1 trong việc hạ đường huyết cơ thể.
Các thuốc trong nhóm: exenatid, liraglutid,…
SGLT2, hay còn gọi là kênh đồng vận chuyển natri-glucose, có tác dụng tái hấp thu glucose từ ống thận.
Thuốc ức chế SGLT2 ức chế tái hấp thu glucose, tăng thải trừ glucose, từ đó làm giảm nồng độ glucose máu.
Các thuốc trong nhóm: canagliflozin, dapagliflozin,…
Thuốc tiểu đường của Mỹ được rất nhiều người tin dùng do những hiệu quả mà nó đem lại. Dưới đây là 3 loại thuốc đã được FDA phê duyệt và lưu hành trên thị trường
Thuốc này thuộc nhóm ức chế SGLT2, do đó có tác dụng đào thải glucose ra khỏi cơ thể, giữ cho lượng đường huyết trong máu luôn ở mức ổn định.
Trong quá trình sử dụng thuốc, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên kết hợp uống thuốc kèm chế độ ăn kiêng và tập thể dục thể thao hợp lý.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng kể như gây nhiễm khuẩn tiết niệu, chóng mặt, ngất xỉu do mất nước và muối. Do đó việc sử dụng thuốc cần hết sức lưu ý.
Đây là loại thuốc thuộc nhóm ức chế DPP-4m, thường được dùng để tránh tăng đường huyết quá mức ở người mắc tiểu đường typ 2.
Thuốc Alogliptin có một ưu điểm lớn là không gây tăng cân, không gây tụt đường huyết ở người bệnh, không làm ảnh hưởng đến chức năng của gan thận. Kể cả những người bị suy thận mức 3 cũng có thể sử dụng thuốc mà không lo xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, thuốc cũng có những nhược điểm lớn là gây suy tim cho người bệnh, gây đau đầu, viêm mũi họng, viêm tụy. Nếu trong quá trình sử dụng gặp phải bất kỳ những triệu chứng bất lợi nào, bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
Thuốc này cũng thuộc nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose, do đó có tác dụng giảm tái hấp thu đường, tăng cường bài xuất glucose.
Thuốc đã được thử nghiệm lâm sàng và cho thấy mang lại kết quả tốt trên nhiều bệnh nhân. Có thể kết hợp thuốc với Metformin, pioglitazone để đạt được hiệu quả điều trị cao hơn, ngăn ngừa biến chứng.
Khi sử dụng thuốc có thể gặp phải những tác dụng phụ như: chóng mặt, suy thận, hạ huyết áp quá mức, nhiễm trùng tiết niệu,…Do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
Khi nhắc đến thuốc tiểu đường của Pháp, không thể không nhắc đến thuốc Glucophage với hoạt chất chính là Metformin, được chỉ định để điều trị tiểu đường typ 2.
Thuốc có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với insulin tùy theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc uống cùng với thức ăn sẽ tạo ra hiệu quả tốt nhất.
Thuốc này không sử dụng cho những đối tượng sau:
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, những liệu pháp dân gian chữa tiểu đường cũng được nhiều người lựa chọn do tính an toàn cao, không gây ra tác dụng phụ. Dưới đây chúng tôi xin đề cập một số bài thuốc dân gian chữa tiểu đường phổ biến nhất:
Cách làm
Công dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu, tạo máu tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Cách làm
Công dụng: tăng cường miễn dịch, giảm lượng đường trong máu, chống nhiễm khuẩn.
Cách làm
Công dụng: cầm tiêu chảy, làm bền thành mạch, giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Khi đã mắc tiểu đường, việc dùng thuốc là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên việc dùng thuốc không phải là tất cả. Bệnh nhân cần thay đổi lối sống để việc điều trị được thuận lợi hơn.
Về chế độ ăn:
Khẩu phần ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng:
Chú ý chia thành nhiều bữa nhỏ và giờ ăn phải đều.
Vận động thể lực (Rất cần thiết đối với bệnh nhân, đặc biệt là type 2), giúp cho bệnh nhân giảm cân, giảm kháng insulin, tăng số lượng receptor và khả năng gắn với receptor của insulin, từ đó cải thiện dung nạp glucose và nồng độ lipid máu (30 phút đi bộ nhanh).
Kiểm soát đường huyết: Kiểm tra thường xuyên để chỉnh liều thuốc phù hợp.
Bệnh nhân cũng cần đi khám định kỳ để theo dõi các biến chứng và tham vấn với bác sĩ khi có vấn đề xảy ra.
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan tới thuốc tiểu đường mà chúng tôi muốn cung cấp tới các bạn độc giả, để việc điều trị căn bệnh này trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.