Tổn thương thận cấp: Biểu hiện lâm sàng và điều trị

Ngày viết:
Tổn thương thận cấp
Tổn thương thận cấp
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Tổn thương thận cấp: Biểu hiện lâm sàng và điều trị tải pdf Tại đây.

Bản dịch của BS. Thanh Sơn.

Giới thiệu

Tổn thương thận cấp (Acute kidney injury) là sự mất chức năng thận đột ngột và thường có hồi phục xuất hiện trong thời gian từ vài ngày tới vài tuần. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh (Hình 1) và AK1 thường là do nhiều yếu tố gây nên.

Hình 1. Các nguyên nhân gây tổn thương thận cấp
Hình 1. Các nguyên nhân gây tổn thương thận cấp

Biểu hiện lâm sàng

Việc phát hiện và can thiệp sớm là quan trọng đối với AKI; tất cả trưởng hợp nhập viện cấp cứu nên được kiểm tra chức năng thận và nên tầm soát nguy cơ xuất hiện AKI. Bao gồm xác định đái tháo đường đồng mắc, bệnh mạch máu và gan, những bệnh làm tăng nguy cơ và ghi lại các thuốc (ức chế men chuyển, NSAIDs) có thể gây rối loạn chức năng thận. Nếu thấy tăng creatinin huyết thanh, thiết lập chẩn đoán (lí tưởng nhất là sử dụng các thông số chức năng thận trước đó) đây là cấp, đợt cấp suy thận mạn hoặc một dấu hiệu của bệnh thận mạn (chronic kidney disease. CKD). Các biểu hiện lâm sàng và các đánh giá để phân biệt nguyên nhân của AKI được thể hiện ở Bảng 1.

AKI trước thận: Bệnh nhân bị AKI trước thận thường hạ huyết áp và mạch nhanh, có dấu hiệu của giảm thể tích máu bao gồm hạ huyết áp tư thế (giảm >20/10 mmHg khi đứng lên từ tư thế ngồi). Bệnh nhân bị sepsis có thể có giãn mạch ngoại vi nhưng co mạch các mạch máu được lấp đầy có liên quan của cây động mạch và mạch thận, dẫn tới AKI kèm hoại tử ống thận cấp. Dù có thể thấy nguyên nhân giảm tưới máu thận nhưng có thể xảy ra mất máu ẩn sau chấn thương (gãy xương chậu) hoặc trong tử cung sản phụ. Ngoài ra, một lượng lớn thể tích trong lòng mạch có thể mất sau chấn thương, bỏng, bệnh viêm da liễu hoặc sepsis. Cuối cùng, AKI trước thận có thể xảy ra mà không có hạ huyết áp khi dùng NSAIDs hoặc ức chế men chuyển.

AKI sau thận và tại thận: Các yếu tố có thể phân biệt nguyên nhân của AKI sau thận và tại thận được tổng hợp ở Hình. 1. Bệnh nhân nên được khám làm sàng và làm siêu âm tìm bàng quang lớn và thận ứ nước.

Bảng 1 Phân loại AKI theo bệnh sử, thăm khám và đánh giá
Loại AKI Bệnh sử Thăm khám Đánh giá
Trước thận Giảm thị tích

Thuốc

Bệnh gan

Suy tim

Giảm huyết áp (hạ huyết áp tư thế), mạch nhanh, sụt cân. da khô. tăng độ phản hồi da, không thấy tĩnh mạch cổ nổi Na niệu <20mmol/l

Tăng tỷ lệ Ure/Creatinine

Phân tích nước tiểu thấy vết

Tai thận
Hoại tử ống thận cấp AKI trước thận kéo dài

Sepsis

Đọc tố: thuốc

Khác (tiêu cơ vân, rắn cắn, nấm độc)

Dấu hiệu sinh tồn

Đánh giá dịch

Chi (Hội chứng chèn ép khoang)

Na niệu >40 mmol/L

Trụ niệu màu nâu bùn

Creatine kinase

Cầu thận Ban, sụt cân, đau khớp

Triệu chứng tại ngực

Tiêm chích ma túy

Tăng huyết áp

Phù

Ban xuất huyết

Viêm khớp, viêm màng bồ đào

Protein niệu, đái máu, trụ hồng cầu, hồng cầu biến dạng, ANCA, kháng thể GBM, C3, C4, viêm gan, HIV, sinh thiết thận
Kẽ ống thận Viêm thận kẽ: do thuốc, sarcoidosis

Tắc nghẽn ống thận: Đa u tủy, bệnh thận do tinh thể (thuốc, oxalate, urate)

Sốt, ban Bạch cầu axit niệu

Bạch cầu niệu

Tăng bạch cầu axit màu

Trụ bạch cầu, protein niệu tối thiểu

Urate huyết thanh

Oxalate nước tiểu

Mạch máu Đau hông, chấn thương

Chống đông

Mới phẫu thuật mạch máu

Hội chứng thận hư (huyết khối tĩnh mạch thận)

Xơ hóa hệ thống

Huyết áp

Nội soi đáy mắt

Vân tím

Xơ cứng bì

Đái máu

C3,C4

Siêu âm doppler thận

Chụp CT mạch máu

Đánh giá tan máu, tiểu cầu, lactate và mất nước

Sau thận Tiền sử ung thư thận

Bệnh bàng quang thần kinh

Ung thư biểu mô cổ tử cung

Xơ hóa sau phúc mạc

Các triệu chứng của đường ra bàng quang

Thăm khám trực tràng (tuyến tiền liệt và hậu môn)

Bàng quang căng

Khối ở chậu

Phân tích nước tiểu bình thường hoặc có đái máu

Siêu âm thận (thận ứ nước)

Chụp xạ hình thận nếu siêu âm không đủ kết luận

Điều trị

Các điều trị chính trong AK1 được tổng hợp trong Bảng 2.

Bảng 2. Điều trị AKI
Đánh giá tình trạng dịch để xác định việc sử dụng dịch:

  • Giảm thể tích: Tối ưu hóa tình trạng huyết động toàn thân bằng test dịch và thuốc tăng co nếu cần thiết.
  • Đẳng tích: dịch truyền vào hàng lượng nước tiểu cộng thêm 500mL cho lượng nước mắt đi không thấy được.
  • Quá tải dịch: Dùng lợi tiểu quai (thường cần liều cao); nếu không có đáp ứng tốt thi cần lọc máu.

Dùng Canxi để ổn định màng cơ tim và glucose + insulin để điều chỉnh tăng kali máu nếu K>6.5 mmol/L cho tới khi lọc máu hoặc sự phục hồi chức năng thận cho phép đào thái kali tốt.

Cân nhắc dùng natri bicarbonate (100 nmol) để điều trị toan nếu H+ > 100 nmol/L (pH >7.0).

Dừng bất kỳ thuốc nào gây độc cho thận và giảm liều các thuốc khác theo chức năng thận.

Cung cấp dinh dưỡng hợp lý.

Cân nhắc dùng PPIs giảm nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa trên.

Tầm soát nhiễm khuẩn và điều trị nếu có.

Nếu tắc nghẽn, dẫn lưu đường dẫn niệu dưới và trên nếu cần thiết.

Tình trạng huyết động: Nếu có giảm thể tích, nên điều chỉnh lại bằng truyền dịch hoặc máu đường tĩnh mạch; nên tránh truyền quá nhiều do có thể gây phù phổi cấp. Các dịch tinh thể, như Plasma- Lyte, Hartmann’s hoặc Ringer’s lactate, có thể được ưu tiên hơn so với dịch đẳng trương (NaCl 0.9%) để tránh toan hóa tăng chloric máu. Những bệnh nhân nguy kịch có thể cần thuốc tăng co để hồi phục huyết áp, nhưng các thử nghiệm không ủng hộ việc sử dụng dopamine liều thấp.

Rối loạn chuyển hóa: Tàng kali máu từ 6.5 mmol/L nên được điều trị ngay lập tửc để đề phòng loạn nhịp. Hồi phục thể tích máu thường sẽ điều trị được sự toan máu, nhưng toan máu nặng có thể được điều trị bằng natri bicarbonate nếu tình trạng thể tích cho phép. Giảm natri máu do pha loãng có thể xảy ra nếu bệnh nhân uống quá nhiều kèm thiểu niệu hoặc được truyền tĩnh mạch dextrose. Thường gặp hạ canxi máu nhưng hiếm khi cần điều trị. Phosphate huyết thanh thường tăng.

Các biến chứng tuần hoàn hô hấp: Phù phổi có thể do truyền quá nhiều dịch so với lượng nước tiểu ra và do tăng tính thẩm mạch máu phổi. Nếu lượng nước tiểu ra không thể được phục hồi nhanh chóng, thì có thể cần lọc máu để loại bỏ lượng lớn dịch. Cũng có thể cần bổ trợ hô hấp tạm thời.

Dinh dưỡng: Có thể cần dùng đường miệng hoặc đường ruột nếu bệnh nhân tăng dị hóa. Thức ăn nên chứa đủ năng lượng và các loại protein phù hợp, dù cần tránh bổ sung nhiều protein.

Nhiễm khuẩn: Bệnh nhân bị AKI có nguy cơ nhiễm khuẩn tái phát và tích cực chẩn đoán và điều trị là điều tiên quyết

Thuốc: Cần dừng các thuốc được biết gây tổn thương thận và bất kỳ thuốc không cần thiết. Các thuốc có hoạt tính có mạch (NSAIDs và ức chế men chuyển) nên được dừng bởi chúng có thể gây kéo dài AKI. Thuốc ức chế thụ thể H2 hoặc PPI nên được dùng để dự phòng chảy máu đường tiêu hóa. Nếu cần thiết cần điều chỉnh liều các điều trị còn lại.

Tắc nghẽn đường niệu: Giảm thiểu tắc nghẽn trong AKI sau thận có thể bao gồm đặt catheter với hẹp đường ra bàng quang hoặc đặt stent niệu quản hoặc mở thận qua da với tắc nghẽn niệu quán.

Điều trị thay thế thận: Nếu ure máu và tăng kali máu không đáp ứng so với các giá trị đo trước đó thì có thể cần một đợt điều trị thay thế thận, có hai lựa chọn chính với AKI đó là lọc máu hoặc siêu lọc thể tích lớn. Cả hai đều mang lại các nguy cơ bao gồm bẩt ổn huyết động hoặc nhiễm khuẩn catheter cho nên cần đánh giá cẩn thận các trường hợp riêng biệt. Thẩm phân phúc mạc có thể được sử dụng nếu không thể lọc máu.

Phục hồi sau AKI

Lượng nước tiểu tăng dần và sự cải thiện ổn định về sinh hóa theo sinh hóa đi kèm với sự phục hồi. Một số bệnh nhân ban đầu bị ATN hoặc tắc nghẽn đường niệu mãn tính đã hồi phục, xuất huyết giai đoạn đái nhiều. Nên bù dịch hợp lý để bù lại lượng nước tiểu. Sau một vài ngày, thể tích nước tiểu giảm về bình thường do cơ chế nồng độ phục hồi. Trong giai đoạn đái nhiều, có thể cần bổ sung muối, chloride, kali và phosphate để bù lại lượng mất đi tăng qua nước tiểu.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn