Top 7 biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu dễ nhận biết

Ngày viết:
biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu
biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu
Đánh giá post

Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản thường dễ xảy ra trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin nhận biết biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu và gợi ý các điều trị.

Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản là gì?

Hội chứng trào ngược dạ dày (GERD) là hội chứng rối loạn đường tiêu hóa trên, xảy ra khi acid dạ dày tăng cao và có xu hướng trào lên thực quản và gây khó chịu cho người mắc phải.

Một nghiên cứu về phụ nữ mang thai tại Mỹ ghi nhận tới 30-50% bà mẹ trong thời kỳ mang thai than phiền về tình trạng ợ hơi,ợ chua trong thời suốt thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai có thể do nhiều vấn đề như sự thay đổi hormone, sự chèn ép dạ dày do thai nhi phát triển, sự giãn cơ thắt thực quản,… Một yếu tố nguy cơ cũng có thể dẫn tới tình trạng này đó là sự tăng cân đột ngột ở các mẹ bầu.

Hội chứng trào ngược dạ dày có thể khiến người mẹ cảm thấy khó chịu và làm cho tình trạng nôn nghén thai kỳ xảy ra trầm trọng hơn. Để đảm bảo chất lượng cuộc sống, cải thiện sức khỏe cả thể chất và tâm lý cho phụ nữ mang thai, mẹ bầu được khuyên nên điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản từ sớm.

Biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu thế nào?

Một số dấu hiệu dưới đây là biểu hiện đặc trưng, giúp mẹ bầu phát hiện chứng trào ngược dạ dày thực quản từ sớm:

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng hay cảm thấy nóng rát phần ngực sau xương ức là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất.
  • Tiết nhiều nước bọt, miệng đắng.
  • Nếu để tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra lâu ngày, người mẹ còn có thể gặp tình trạng viêm thực quản, đau khi ăn/nuốt hay đau tức ngực.
  • Buồn nôn, ói mửa (nhất là khi nằm ngủ), mẹ bầu dễ cảm thấy khó chịu, tình trạng nôn nghén tăng lên nếu mắc phải hội chứng trào ngược dạ dày.
  • Mẹ bầu đầy bụng, ăn uống khó tiêu cũng có thể là triệu chứng của GERD.
  • Khàn tiếng, ho: Acid trào ngược lên thực quản nhiều dẫn đến dây thanh quản bị sưng, khàn, mất tiếng.
  • Khó nuốt: Trào ngược dạ dày thực quản khiến lớp niêm mạc sưng, phù nề khiến các thai phụ cảm thấy đau cổ họng, khó nuốt.
biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu
Những biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu

Trào ngược dạ dày ở bà bầu có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản thường kéo dài và dễ tái phát do người bệnh không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Đối với các bà bầu, tình trạng ợ hơi, ợ chua và đẩy ngược acid lên thực quản thường gây cảm giác khó chịu và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống.

Hiện tượng ợ hơi, ợ chua thường xuất hiện vào ban đêm, khiến bà bầu càng thêm khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ. Tình trạng này cũng khiến mẹ chán ăn do đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn xảy ra thường xuyên. Nếu chứng trào ngược kéo dài lâu mà không được điều trị, có thể gây ra những vấn đê nghiêm trọng hơn như thiếu dinh dưỡng, giảm cân…

Có thể làm gì để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu?

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên điều trị các chứng trào ngược sớm nhất có thể. Hiện tại có 2 cách chính để giảm tình trạng trào ngược dạ dày ở bà bầu đó là cải thiện lối sống và sử dụng thuốc điều trị.

Cải thiện trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi lối sống

Mẹ bầu được khuyên nên áp dụng cách thay đổi lối sống khi phát hiện sớm tình trạng trào ngược dạ dày:

Bà bầu được khuyên nên ăn nhiều bữa nhỏ và không ăn muộn vào ban đêm (tức là trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ).

Phụ nữ mang thai cũng nên chú ý tránh dùng các loại thực phẩm cay nóng và đồ ăn/đồ uống chứa nhiều cafein hay các loại thức ăn có thể kích thích sự tiết acid dạ dày.

Nếu mẹ bầu hay gặp tình trạng ợ chua vào ban đêm thì có thể sử dụng một chiếc gối cao hoặc nâng đầu giường cao hơn. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng dịch dạ dày đổ ngược lên thực quản khi nằm ngủ.

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Trường hợp áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống nhưng triệu chứng trào ngược dạ dày vẫn không thuyên giảm thì bà bầu hoàn toàn có thể cân nhắc sử dụng các thuốc giúp giảm triệu chứng trào ngược:

  • Trường hợp mẹ bầu mắc trào ngược dạ dày mức độ nhẹ và trung bình thì được khuyên nên lựa chọn các loại thuốc trung hòa acid dạ dày hoặc thuốc kháng histamin H2 (famotidine, ranitidine).
  • Trường hợp trào ngược dạ dày mức độ trung bình – nặng hoặc các triệu chứng không thuyên giảm kể cả đã dùng thuốc kháng acid và thuốc kháng histamin H2 thì bác sĩ hoàn toàn có thể cân nhắc sử dụng cho bà bầu các thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, esomeprazole,…).
  • Trường hợp mẹ bầu vẫn không đáp ứng với thuốc PPIs, lúc này có thể cân nhắc sử dụng thêm một thuốc tăng nhu động như metoclopramide.

Gần đây, tại thị trường Việt Nam đã có một sản phẩm trị trào ngược dạ dày hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú: Marial Gel – Giải pháp đột phá trong trào ngược dạ dày thực quản, họng thanh quản.

biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu
Marial gel – An toàn với phụ nữ có thai

Marial là công thức cải tiến nhất trong các liệu pháp chống trào ngược dạ dày, thực quản, họng – thanh quản. Marial mang đến tác động kép lên cả nguyên nhân và quá trình trào ngược, không những giảm nhanh triệu chứng trào ngược, ợ chua, nóng rát, khó tiêu mà còn bảo vệ, làm lành, phục hồi và tái tạo niêm mạc bị tổn thương.

  • “Bè nổi” Mg-Alginate nhanh chóng tạo lớp gel lơ lửng ở phía trên như hàng rào bảo vệ, làm cản trở sự trào ngược của acid, giúp giảm nhanh các triệu chứng trào ngược, ợ chua, nóng rát, khó tiêu.
  • Phức hợp E-Gastryal bám dính vào niêm mạc, thúc đẩy quá trình tái tạo mô giúp bảo vệ, làm lành và phục hồi niêm mạc thực quản, họng, thanh quản. Phức hợp E-Gastryal là công thức đã được cấp bằng sáng chế bao gồm:
  • Keratin thủy phân giúp bảo vệ lớp niêm mạc.
  • Hyaluronic Acid giúp kích hoạt và thúc đẩy quá trình tái tạo mô.
  • Tara Gum, Xanthan Gum giúp làm tăng bề mặt tiếp xúc, bám dính lâu, kéo dài tác dụng bảo vệ và làm lành

Chỉ định dùng cho các đối tượng:

  • Người bị trào ngược dạ dày – họng – thanh quản: giảm các triệu chứng ho, khó phát âm, nuốt đau, co thắt thanh quản, chứng hôi miệng, hen suyễn, khó thở, đau tai, chảy nước mũi và nghẹt mũi,…
  • Bảo vệ, làm lành và phục hồi niêm mạc thực quản, họng – thanh quản.
  • Dùng độc lập hoặc kết hợp với PPIs, giúp giảm sự phụ thuộc vào PPIs.

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 gói/lần hoặc 15ml/lần sau ăn, ngày từ 2-3 lần.
  • Trẻ từ 3 đến 12 tuổi: nửa gói/lần hoặc 7,5ml/lần ngày từ 2-3 lần.

Dùng an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú và trẻ từ 3 tuổi trở lên. Dùng cả cho phụ nữ mang thai & cho con bú.

Dùng được cho người bệnh thận, người bệnh tăng huyết áp, tiểu đường.

Trên đây là một số thông tin cũng như biện pháp giảm tình trạng trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể tham khảo và hỏi thêm ý kiến của bác sĩ cũng như tư vấn của dược sĩ để có thể có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh về cả sức khỏe và tinh thần.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn