[Bật mí] Các cách chữa mất sữa sau sinh tại nhà hiệu quả

Ngày viết:
Cách chữa mất sữa sau sinh
Cách chữa mất sữa sau sinh
5/5 - (2 bình chọn)

Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp hàng đầu mang lại dinh dưỡng toàn diện cho bé. Chính vì vậy, mẹ mất sữa sau khi sinh là một thiệt thòi rất lớn đối với bé. Bài viết dưới đây, Nhà thuốc ITP Pharma chia sẻ đến bạn đọc các cách chữa mất sữa sau sinh tối ưu nhất.

1, Mất sữa sau sinh là gì? Nguyên nhân mẹ bị mất sữa?

Một trong những nỗi lo của các bà mẹ đó là mất sữa. Đây là hiện tượng các tuyến sữa của mẹ giảm hoặc ngừng tiết sữa do một nguyên nhân nào đó, ngực của mẹ trở nên mềm hơn, khó hút ra sữa.

Nguyên nhân mẹ bị mất sữa do gặp phải những trường hợp sau:

  • Cơ thể mẹ gây ảnh hưởng đến các hormone bài tiết, bài xuất sữa.
  • Do chế độ ăn uống, không đảm bảo dinh dưỡng của mẹ: Trong thời gian mang thai và sau khi sinh, chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng. Nếu mẹ không bổ sung đầy đủ vitamin, chất khoáng, đạm, protein,… làm giảm hormone prolactin khiến mẹ bị mất sữa. Ngoài ra, có thể do mẹ ăn phải một số thức ăn làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa như: măng, lá lốt, cần tây,…
  • Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt cũng là một yếu tố rất quan trọng: Sau khi sinh, thời gian làm việc và sinh hoạt của mẹ cũng bị ảnh hưởng do làm việc quá sức, bé hay quấy khóc về đêm dẫn đến hiện tượng mất ngủ, chán ăn, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.
  • Do bé lười bú hoặc bú ít nên các tuyến cũng bài tiết ít sữa hơn bình thường rồi dần mất sữa.
  • Do đầu ti của mẹ bị tắc, sữa không ra được bên ngoài dẫn đến các lỗ thông tia sữa bị kín
  • Do không đảm bảo vệ sinh quần áo dẫn đến bị viêm, nhiễm khuẩn vùng ngực.
  • Quá trình đầu mang thai mẹ mắc bệnh cần dùng đến một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến các nhu, tuyến tiết sữa.
  • Đối với một số bà mẹ sinh mổ, Việc dùng thuốc gây tê tủy có thể để lại di chứng sau này, ảnh hưởng đến hormone tiết sữa làm cho mẹ bị mất sữa.
Nguyên nhân gây mất sữa mẹ?
Nguyên nhân gây mất sữa mẹ?

2, Cách chữa mất sữa sau sinh hiệu quả

Sữa mẹ bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết dành cho trẻ. Nếu mẹ bị mất sữa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể của bé như thiếu cân, tiêu chảy,…Điều này chắc hẳn khiến các mẹ cảm thấy rất lo lắng. Chính vì vậy, mẹ bỉm hãy tham khảo một số phương pháp gọi sữa về sau đây:

2.1 Sử dụng mẹo dân gian trị mất sữa sau sinh

2.1.1 Nước lá cây chè vằng – Bài thuốc chữa mất sữa hiệu quả

Chè vằng là một loại thảo dược Đông y, hay có tên gọi khác là chè cước man, dây vắng, cẩm vân. Với nhiều công dụng khác nhau, chè vằng được coi như một loại thảo dược quý có nguồn gốc từ thiên nhiên. Đặc biệt, từ thời xa xưa, tác dụng của chè vằng rất có lợi đối với phụ nữ sau sinh:

  • Chè vằng có tác dụng lợi sữa nhờ thành phần alcoloid flavonoid giúp ngăn ngừa viêm nhiễm tuyến sữa, kích thích bài tiết sữa nhiều và đặc hơn.
  • Chè vằng giúp bổ sung các chất dinh dưỡng vào sữa cho trẻ trong thời gian bú mẹ.
  • Chè vằng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm tử cung, viêm hạch bạch huyết, khí hư nhiều.
  • Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giảm tình trạng mụn nhọt, vết thương do côn trùng xuất hiện trên cơ thể mẹ.
  • Chè vằng giúp mẹ hạn chế tình trạng mất ngủ, ăn không ngon miệng.
  • Ngoài ra, chè vằng với khả năng làm giảm nồng độ cholesterol, giảm mỡ bụng giúp mẹ tự tin về bản thân hơn.

Nhờ vậy, chè vằng được truyền tai nhau phổ biến từ thời xưa đến nay với công dụng như một “thần dược” với các mẹ bỉm sau sinh. Điều này khiến cho những mẹ có biểu hiện ít sữa, sữa nóng đã rất tích cực dùng nước chè vằng. Tuy nhiên, do hành động lạm dụng chè vằng không đúng cách nên dẫn đến tắc sữa, mất sữa.

Hướng dẫn pha chè vằng đúng cách để trị mất sữa hiệu quả:

  • Bước 1: Đun một ấm nước sôi (90 – 100 độ C), sau đó cho vào khoảng 4 thìa chè vằng ở dạng khô. Dùng thìa hoặc đũa dài khuấy đều tay trong vòng vài phút để chè nở ra đều hơn.
  • Bước 2: Tiếp tục đun nhỏ lửa trên bếp từ 15 – 20 phút rồi tắt.
  • Bước 3: Chờ vài phút để nước chè bớt nóng và sử dụng.
  • Có thể uống nước chè vằng thay thế nước lọc giúp tăng quá trình bài tiết sữa. Đồng thời, uống chè vằng hàng ngày còn giúp mẹ bỉm giảm mỡ bụng, giảm cân hiệu quả.
  • Thời gian đầu, uống chè vằng sẽ có cảm giác đắng, khó uống. Vì thế, các mẹ hãy pha thêm nước ấm, điều chỉnh lượng nước và chè cho dễ uống. Không nên uống nước chè quá đặc dẫn đến biểu hiện mất sữa sau sinh.
  • Liều lượng: Nên uống chè vằng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều là phương pháp tối ưu nhất.

Ngoài ra, để mang lại công dụng hiệu quả từ chè vằng, mẹ cần lưu ý một số đặc điểm sau:

  • Tìm hiểu, lựa chọn loại chè vằng chất lượng tốt, không bị ẩm, mốc, không xuất hiện nấm, vi khuẩn trên gói chè.
  • Nên pha loãng để giảm nồng độ chè vằng, tránh hiện tượng mất sữa.
  • Không nên lạm dụng, uống quá nhiều nước chè trong một ngày.
  • Nên dùng chè vằng khi vừa đun xong, nước còn ấm.
  • Nếu lỡ đun nhiều chè, nên bảo quản bã chè trong tủ lạnh rồi hôm sau đun lại để dùng.
  • Trong một số trường hợp, nếu không có chè vằng hoặc không biết chế biến, mẹ bỉm có thể dùng “Viên uống chè vằng lợi sữa Kingphar”. Với liều lượng mỗi ngày 2 viên, uống trước khi cho trẻ bú từ 1 – 2 tiếng giúp kích thích, bổ sung các chất cần thiết vào sữa mẹ.
Nước lá cây chè vằng - Bài thuốc chữa mất sữa hiệu quả
Nước lá cây chè vằng – Bài thuốc chữa mất sữa hiệu quả

2.1.2.Canh lá đinh lăng trị mất sữa sau sinh hiệu quả 

Lá đinh lăng được nhắc đến với nhiều công dụng phổ biến khác nhau như: chữa dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay, giảm ho, sốt dai dẳng, chữa bệnh kiết lị,… Bên cạnh đó, lá đinh lăng còn là bài thuốc có tác dụng hiệu nghiệm với phụ nữ sau sinh như:

  • Giúp lợi sữa, hạn chế tắc tia sữa.
  • Bổ sung dưỡng chất cho mẹ sau sinh.
  • Giảm tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ.
  • Lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể.
  • Giảm đau mỏi, tê bì tay chân.
  • Ngăn ngừa biểu hiện ra mồ hôi trộm ở trẻ, giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.

Chính vì thế, lá đinh lăng còn được gọi là “nhân sâm cho người nghèo” bởi vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả nhờ những thành phần trong lá và rễ cây của chúng:

  • Vitamin C, vitamin B1, B2, B6
  • Gần 20 loại acid amin
  • Tinh dầu và các nguyên tố vi lượng
  • Saponin
  • Alkaloid
  • Glycosid
  • Phytosterol

Hướng dẫn cách chế biến lá đinh lăng để lợi sữa cho mẹ sau sinh:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá đinh lăng tươi, rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Đun nước sôi rồi bỏ lá đinh lăng vào với tỉ lệ 200ml với 150 gram – 200 gram lá đinh lăng. Đun 5 phút đảo đều một lần trong vòng 10 – 15 phút sau khi nước sôi.
  • Bước 3: Tắt bếp, dùng rây lọc lấy nước uống.
  • Có thể bỏ thêm nước vào lá đinh lăng để sắc lần 2.
  • Kiên trì uống nước lá đinh lăng trong thời gian từ 1 – 2 tháng, các mẹ sẽ thấy giảm tình trạng tắc tia sữa hiệu quả.
  • Các mẹ có thể kết hợp sử dụng lá đinh lăng và rau diếp cá để giảm hiện tượng tắc tia sữa, bầu ngực căng cứng. Bằng cách giã nát rồi đắp trực tiếp hỗn hợp lên ngực từ 15 – 20 phút.
  • Ngoài ra, để uống nước lá không bị nhàm chán, nên chế biến lá đinh lăng với một vài món ăn như kho cá, kho thịt, xào lá đinh lăng với thịt bò,… Sự thay đổi này không chỉ giúp mẹ bỉm dễ hấp thu dinh dưỡng mà tạo cảm giác ăn ngon miệng, giúp sữa được bài tiết nhiều hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng trị mất sữa các mẹ cần quan tâm như sau:

  • Trong lá đinh lăng có lượng lớn thành phần là saponin, nếu lạm dụng uống nước đinh lăng quá nhiều sẽ gây chóng mặt, buồn nôn, có nguy cơ đối mặt với vỡ hồng cầu trong máu.
  • Bài thuốc đinh lăng là bài thuốc gia truyền nên hiệu quả nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Lưu ý khi chọn lá đinh lăng để nấu nước, cần chọn loại cây lá nhỏ, sống từ 3 năm trở lên để mang lại dưỡng chất, hiệu quả lợi sữa tốt nhất tương đương với nhân sâm.
  • Bên cạnh việc dùng nước đinh lăng, mẹ bỉm cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Canh lá đinh lăng trị mất sữa sau sinh hiệu quả
Canh lá đinh lăng trị mất sữa sau sinh hiệu quả

2.1.3 Trị mất sữa sau sinh đơn giản với lá tía tô 

Lá tía tô được biết đến nhờ các bài thuốc nam với công dụng làm trắng da, trị sốt ở trẻ em, hỗ trợ điều trị bệnh gout, là một trong những loại rau sống phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt, lá tía tô có công dụng an thai, giảm co thắt trong quá trình sinh em bé, giảm khả năng mất sữa sau sinh. Tuy nhiên, một vài người cho rằng lá tía tô là nguyên nhân gây mất sữa. Điều này là không đúng bởi chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng lá tía tô ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của phụ nữ sau sinh. Trong thời gian cho con bú, mẹ bỉm mất sữa là do cơ địa mỗi người, không phải do thành phần của lá tía tô nên các mẹ hãy yên tâm nhé!

Cách dùng lá tía tô trị mất sữa sau sinh:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá tía tô và ngọn cây dừa nước, rửa sạch rồi để ráo.
  • Bước 2: Dùng chày giã nát tạo thành hỗn hợp lá tía tô.
  • Bước 3: Làm sạch vùng ngực, bỏ hỗn hợp vào khăn mỏng rồi chườm nóng từ 40 – 60 phút mỗi ngày. Thực hiện đều đặn 1 –  2 ngày mẹ sẽ thấy sữa về.
  • Nên đắp lá tía tô trước khi cho trẻ bú 30 phút.

Lưu ý khi trị mất sữa bằng lá tía tô:

  • Không nên uống nước lá tía tô quá nhiều, có thể gây tăng huyết áp và gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
  • Gây dị ứng nhẹ với thành phần của lá tía tô.
  • Cần kiên trì dùng lá tía tô để mang lại hiệu quả tốt nhất bởi tía tô có tác dụng chậm hơn các loại thảo dược khác.
  • Có thể sắc nước lá tía tô uống với liều lượng vừa phải sẽ hồi phục sức khỏe của mẹ nhanh hơn.
Trị mất sữa sau sinh đơn giản với lá tía tô
Trị mất sữa sau sinh đơn giản với lá tía tô

2.1.4 Mẹo trị mất sữa chỉ với lá mít hiệu quả 

Lá mít có công dụng khá lành tính và hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong Đông y. Lá mít không chứa độc, có mùi thơm, vị ngọt nhẹ giúp giải rượu, an thần, trị mụn ngọt. Không chỉ vậy, lá mít được biết đến nhờ tác dụng gọi sữa về thần kỳ, giúp các mẹ trị mất sữa, trị tắc tia sữa một cách hiệu quả và tiết kiệm. Do lá mít có hơi ấm, nên được các mẹ sử dụng phổ biến để thông tắc các tuyến sữa sau khi hơ nóng, kết hợp với xoa, day đầu vú giúp ngực mềm, sữa về nhiều hơn.

Một số phương pháp trị mất sữa sau sinh đơn giản với lá mít

Phương pháp chải lược:

  • Chuẩn bị 7 chiếc lá mít nếu dùng cho bé trai, 9 chiếc lá mít nếu dùng cho bé gái.
  • Đun nước sôi rồi bỏ lá mít vào. Sau 5 – 7 phút, bỏ lược dày vào nồi, nhúng ngập chiếc lược.
  • Lấy lược ra và dùng lược chải xuôi theo đầu ti nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng ngực.
  • Thực hiện liên tục phương pháp này 5 ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần chải lược để sữa về ổn định, hạn chế tình trạng tắc tia sữa.

Phương pháp làm nóng lá mít:

Ứ sữa, tắc tuyến sữa không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể bé, mà còn gây đau, nhức ngực, sốt cao đối với mẹ. Mẹ hãy hơ nóng 2 – 4 lá mít qua lửa nhỏ, đắp trực tiếp lên ngực. Đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng quanh núm vú từ 7 – 10 phút. Làm như vậy sữa không còn bị tắc lại ở các mô, tuyến sữa, giúp ngực của mẹ mềm, không đau, nhức. Chăm chỉ thực hiện mỗi ngày 5 – 6 lần để mang lại hiệu quả cao nhất. Lưu ý, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng ti trước và sau khi cho trẻ bú mẹ.

Phương pháp nấu nước lá mít:

  • Bước 1: Chuẩn bị 40 – 50 lá mít non, rửa sạch, để khô nước.
  • Bước 2: Đun sôi hỗn hợp nước và lá mít (khoảng 1,5 – 2 lít nước) trong 5 phút rồi để nhỏ lửa 2 – 3 phút. Sau đó tắt bếp.
  • Bước 3: Để nguội bớt rồi uống nước lá mít 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi dùng nước lá mít thông tắc tia sữa:

  • Lá mít tuy khá lành tính nhưng hiệu quả lại không cao. Nếu uống nước lá mít 2 – 3 ngày mà không thấy phát huy tác dụng thì cần đổi ngay sang phương pháp khác.
  • Nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ nào của bé sau khi bú mẹ như đi ngoài, tiểu nhiều,… thì cần ngừng ngay uống nước lá mít.
  • Không nên lạm dụng lá mít, tránh gây tác dụng phụ ngược lại làm mất sữa.
  • Kết hợp bổ sung chất dinh dưỡng: ăn chuối, thịt vịt, các loại hoa quả,…
Mẹo trị mất sữa chỉ với lá mít hiệu quả
Mẹo trị mất sữa chỉ với lá mít hiệu quả

2.1.5 Gọi sữa về bằng cách chườm lá bồ công anh

Bồ công anh là loại cây thuộc họ Cúc với thành phần chứa nhiều vitamin A, B, C, E, nguyên tố vi lượng, hàm lượng sắt cao có công dụng chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Theo kinh nghiệm từ xa xưa đến nay, bồ công anh giúp giải nhiệt cơ thể, lợi sữa, thông các tuyến sữa, kích thích hormone bài tiết sữa. Nhờ vậy, đây là phương pháp trị mất sữa sau sinh quen thuộc với các bà mẹ Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng lá bồ công anh đúng cách. Vì thế, mẹ bỉm hãy tham khảo cách gọi sữa về bằng bồ công anh như sau:

  • Chuẩn bị lá bồ công anh khoảng 100 – 200 gram, rồi đem rửa sạch, để ráo.
  • Cắt nhỏ lá bồ công anh.
  • Thêm 1 thìa cà phê muối sạch rồi đem giã nát bằng chày hoặc xay nhuyễn.
  • Vắt hỗn hợp hoặc lọc gạn chia làm hai phần nước và bã.
  • Dùng nước uống trực tiếp.
  • Phần bã dùng để đắp lên ngực. Có thể cố định bằng vải mềm hoặc băng gạc từ 15 – 20 phút. Sau khi đắp xong, mẹ cần vệ sinh vùng ngực sạch sẽ trước khi cho trẻ bú.

Sai lầm hay mắc phải khi dùng lá bồ công anh trị mất sữa:

  • Dùng lá bồ công anh bảo quản lạnh hoặc uống nước lá ở nhiệt độ thấp. Lúc này, bồ công anh không còn phát huy tác dụng như mong muốn.
  • Dùng lá bồ công anh khi đã mất sữa 2 – 3 ngày. Điều này là không nên. Các mẹ nên dùng ngay sau khi trẻ không bú, mẹ không hút được sữa 8 – 20 tiếng.
  • Không cho trẻ bú mẹ khi đang sử dụng lá bồ công anh gọi sữa về.

2.2 Massage kích thích tuyến sữa

Ngoài các phương pháp trị mất sữa sau sinh bằng mẹo dân gian, các mẹ có thể kết hợp thực hiện một vài động tác massage tuyến vú để hạn chế khả năng tắc sữa, lưu thông các tia sữa. Cách massage tuyến vú hiệu quả như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh tay và vùng ngực sạch sẽ trước khi massage để tránh nhiễm khuẩn.
  • Bước 2: Dùng hai ngón tay là ngón trỏ và ngón giữa đặt nhẹ lên trên phần đầu vú. Sau đó từ từ vuốt nhẹ theo hình trôn ốc quanh động mạch vú 5 – 7 lần. Làm như vậy sẽ giúp sữa lưu thông dễ dàng, hạn chế tình trạng tắc sữa.
  • Bước 3: Tiếp theo, dùng ngón trỏ và ngón cái massage quanh vùng núm vú theo đường tròn và thuận chiều kim đồng hồ. Thực hiện lặp lại 4 – 5 lần.
  • Bước 4: Dùng ba đầu ngón tay, nhẹ nhàng đặt lên núm vú, kéo đẩy nhanh ra bên ngoài.
  • Bước 5: Tạo hình chữ C, đặt bàn tay giữ lấy bầu ngực dưới.
  • Bước 6: Sử dụng linh hoạt ngón cái và ngón trỏ ấn và bóp xung quanh núm vú. Thực hiện như việc vắt sữa cho trẻ từ 2 – 5 phút.

Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả, các mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà nhiều lần trong ngày để đảm bảo đủ sữa cho bé bú.

Cách massage ngực kích thích tuyến sữa
Cách massage ngực kích thích tuyến sữa

2.3 Thường xuyên hút sữa

Hiện nay, việc dùng máy hút sữa không còn xa lạ gì so với các bà mẹ trẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, các mẹ nên tìm hiểu thật kỹ để sử dụng một sản phẩm hút sữa an toàn, đảm bảo vệ sinh, phù hợp với kinh tế gia đình. Lý do mẹ cần thường xuyên hút sữa là để hormone có thêm thời gian bài xuất sữa. Việc này sẽ cung cấp thêm một lượng sữa đáng kể cho bé yêu, giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng thiết yếu, bé phát triển cân nặng phù hợp với độ tuổi. Nếu nhiều sữa mà bé không bú hết, mẹ hay chăm chỉ hút sữa ngày 2 – 3 lần, bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá tủ lạnh. Sau đó ủ ấm lại cho bé uống.

Lưu ý mẹ bỉm cần biết khi hút sữa thường xuyên:

  • Hút sữa đúng giờ, tránh nguy cơ làm viêm nhiễm, tắc tia sữa.
  • Không nên dùng các loại thảo dược gây giảm lượng sữa như rau mùi, lá bạc hà.
  • Tuyệt đối không nên dùng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình kích sữa.
  • Cho bé ngưng bú mẹ một thời gian nếu mẹ cần dùng thuốc điều trị bệnh lý.
  • Chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để sữa mẹ có chất lượng tốt hơn với bé.
Thường xuyên hút sữa để tăng bài xuất sữa
Thường xuyên hút sữa để tăng bài xuất sữa

2.4 Tăng nồng độ hormone tiết sữa

Hormone prolactin là một hormone quan trọng trong quá trình tiết sữa mẹ. Khi nồng độ hai hormone estrogen và progesterone giảm xuống là điều kiện để hormone prolactin kích thích bài tiết sữa. Mọi hoạt động của các tuyến vú bài tiết sữa nhờ hormone này. Chính vì vậy, để hạn chế mất sữa, tăng lượng sữa cần có phương pháp làm tăng lượng hormone prolactin. Một số gợi ý giúp mẹ lợi sữa hơn như sau:

  • Tích cực cho trẻ bú mẹ nhiều hơn
  • Thường xuyên hút sữa mẹ
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Ăn nhiều tôm, cua, thịt, cá, rau xanh…
  • Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Có thể dùng một số loại thảo dược kích thích bài tiết prolactin. Tuy nhiên, hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cùng với việc tăng điều tiết hormone tiết sữa, các mẹ cần tránh vài hoạt động sau để trị mất sữa có hiệu quả:

  • Hạn chế cho bé ăn, dặm với sữa ngoài
  • Không cho bé sử dụng ti giả quá sớm, tránh việc không bú mẹ.
  • Uống thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone tiết sữa.
  • Tiểu phẫu, phẫu thuật vùng ngực sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình giải phóng của prolactin.
  • Nồng độ prolactin ở mẹ mắc chứng trầm cảm thấp hơn người bình thường. Vì thế hãy trò chuyện, tâm sự với mọi người xung quanh.

3, Cách phòng tránh mất sữa sau sinh

Sau khi tìm hiểu về lý do tại sao bị mất sữa, các mẹ nên bình tĩnh tuân theo một số biện pháp để phòng tránh mất sữa như:

  • Lập nên chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng: tinh bột từ cơm, khoai, bánh mì, phở,…, ăn thêm nhiều rau xanh và ngũ cốc hoặc yến mạch, bổ sung đạm, sắt, kẽm và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tìm hiểu và cho trẻ bú và hút sữa đầy đủ, đúng cách.
  • Tích cực cho trẻ bú sữa nhiều hơn để kích thích các mô, tuyến tiết sữa: Để có thể cung cấp đầy đủ lượng sữa cho trẻ, cần tập thói quen cho trẻ bú từ 2 – 3 tiếng đều đặn mỗi ngày, có thể cho trẻ bú đêm nếu còn thức. Tuy nhiên nếu trẻ không bú hết lượng sữa mẹ trong một ngày thì mẹ vẫn nên hút hết sữa và để dành đến hôm sau cho trẻ bú. Ngoài ra, các mẹ cần điều chỉnh tư thế, vị trí ngậm núm vú của trẻ tránh tình trạng không bú đủ sữa.
  •  Hình thành thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý, tránh căng thẳng: Sau khi sinh, cơ thể mẹ xảy ra rất nhiều biến đổi về tâm, sinh lý khiến mẹ dễ bị tự ti với bản thân, buồn rầu, lo lắng và suy nghĩ nhiều hơn. Điều đó khiến cho mỗi bà mẹ mới sinh càng nhiều tâm sự, khó thể hiện ra bên ngoài. Chính vì thế, mẹ nên ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày để không ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Cùng với đó là chuẩn bị tâm lý thư giãn, giảm căng thẳng, lo lắng. Các mẹ hãy thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng, kết hợp nghe nhạc thư giãn, chia sẻ với mọi người xung quanh những vấn đề đang gặp khó khăn.
  • Đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh trong quá trình nuôi con và cho con bú: Nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện nào không bình thường, hãy liên lạc với cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn phù hợp nhất. Mẹ cũng không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian này.
  • Có thể kết hợp dùng sản phẩm thảo dược “Ích mẫu lợi nhi” giúp hỗ trợ kích thích và tăng cường lượng hormone bài tiết sữa trong thời gian cho trẻ bú mẹ.
Cách phòng tránh mất sữa sau sinh
Cách phòng tránh mất sữa sau sinh

4, Một số lưu ý cần thiết khi chữa mất sữa sau sinh

Bên cạnh những hiệu quả mà các phương pháp trị mất sữa sau sinh đem lại, mẹ bỉm không nên bỏ qua một số lưu ý sau:

  • Kết hợp hút sữa, massage vùng ngực đều đặn để sữa về nhanh hơn.
  • Thay vì uống nước lạnh, hãy uống nước ấm mỗi ngày sẽ khiến sữa mẹ trở nên dồi dào.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, tránh xa các chất kích thích, đồ uống chứa cồn.
  • Nếu trị mất sữa bằng mẹo dân gian cần kiên trì, cố gắng trong một thời gian dài.
  • Ở bên cạnh bé, đồng thời âu yếm, chăm sóc trẻ nhiều hơn giúp trẻ ngoan ngoãn, tăng cường bú mẹ.

Xem thêm:

[TOP 9] Các loại thực phẩm gây mất sữa mẹ cần lưu ý

[Review] Fitobimbi – bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bé yêu

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn