Bactamox 1g là thuốc gì, giá bao nhiêu, có công dụng gì?

Ngày viết:
Hình ảnh thuốc Bactamox 1g
Hình ảnh thuốc Bactamox 1g
4/5 - (3 bình chọn)

Bactamox 1g là thuốc gì?

Thuốc Bactamox 1g được sản xuất từ thương hiệu thuốc nổi tiếng Imexpharm, có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da và các mô mềm, nhiễm khuẩn nha khoa, nhiễm khuẩn xương khớp,….

Thuốc Bactamox 1g được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Amoxicillin 875g, Sulbactam 125g và các thành phần khác vừa đủ trong một viên nén.

Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 7 viên.

Sđk: VD-22897-15

Hình ảnh thuốc Bactamox 1g
Hình ảnh thuốc Bactamox 1g

 

Thành phần của thuốc Bactamox 1g có tác dụng gì?

Thuốc Bactamox được điều chế từ hai thành phần chính là Amoxicillin và Sulbactam, với các tác dụng như sau:

  • Amoxicillin (875mg) thuộc nhóm Penicillin, tồn tại được trong môi trường acid, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Amoxicillin là thành phần chủ yếu trong thuốc Bactamox 1g, được bào chế dưới dạng Amoxicillin trihydrat.
  • Sulbactam (125mg): dưới dạng Sulbactam Pivoxil, là một chất ức chế lactamase, cùng với kháng sinh lactam ức chế lactamase-một loại enzyme sinh ra bởi vi khuẩn phá hủy hoạt động của kháng sinh. Sulbactam có hoạt tính kháng khuẩn rất yếu nên không dùng đơn độc mà phải dùng phối hợp với nhóm Penicillin để mở rộng tác dụng của nhóm này

Chỉ định

Thuốc Bactamox 1g được dùng để điều trị trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản,… (nhất là khi bệnh hay tái phát, bệnh đã đến giai đoạn nặng).
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm bể thận, viêm bàng quang.
  • Nhiễm khuẩn xương khớp: viêm tủy xương, viêm khớp.
  • Nhiễm khuẩn da và các mô mềm: viêm mô tế bào, áp xe chân răng và miệng.
  • Các nhiễm khuẩn khác: nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn do nạo phá thai,….

Cách sử dụng thuốc Bactamox 1g

Liều dùng

Dựa vào hàm lượng Amoxicillin có trong thuốc, liều dùng thuốc được tính như sau:

  • Đối với người lớn: uống 1 viên/12 giờ
  • Đối với bệnh nhân suy thận: tuân theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ hoặc có sự giảm liều dựa trên hệ số thanh thải creatinine của thận.
  • Trẻ em < 30kg:  khoảng 75-100mg/kg/ngày dựa vào tình trạng bệnh.
  • Trẻ em > 30kg  và trẻ em > 12 tuổi: sử dụng thuốc với liều lượng như ở người lớn

Cách dùng

Dùng qua đường uống bằng nước. Để biết rõ thông tin chi tiết về cách sử dụng thuốc cần thông qua tư vấn của các y bác sĩ có uy tín.

Sử dụng thuốc Bactamox 1g qua đường uống
Sử dụng thuốc Bactamox 1g qua đường uống

Thuốc Bactamox 1g có dùng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú không?

Đối với phụ nữ đang mang thai

Theo nghiên cứu, dùng chế phẩm thuốc không gây dị dạng cho thai nhi trong quá trình sinh sản của chuột. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai là đối tượng vô cùng nhạy cảm nên rất cần thiết phải cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc, khi thực sự muốn sử dụng cần có sự tham khảo từ y bác sĩ uy tín.

Đối với phụ nữ đang cho con bú

Do khi đang trong thời kỳ cho con bú mà dùng thuốc, một lượng nhỏ thuốc có thể ngấm vào sữa mẹ gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, trước khi dùng thuốc Bactamox cho đối tượng này cần cân nhắc kỹ và thông báo cho y bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân.

Thuốc Bactamox 1g có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay trên thị trường, thuốc Bactamox 1g đang được bán với giá dao động khoảng 196.000 đồng/hộp 2 vỉ x 7 viên.

Dựa trên khảo sát, ITP Pharma thấy rằng thuốc Bactamox 1g được phân phối chính hãng tại hầu hết các nhà thuốc nên bạn có thể yên tâm tìm mua và sử dụng thuốc một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để tránh mua phải hàng nhái hàng giả, bạn cần tìm mua tại nhà thuốc lớn có uy tín, chất lượng, sử dụng app check mã vạch để kiểm tra thông tin về thuốc chính hãng.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân mẫn cảm với Penicillin, Sulbactam, hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tai mũi họng.
  • Bệnh nhân bị nhiễm virus Herpes.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng thuốc với phụ nữ có thai và cho con bú
Thận trọng khi sử dụng thuốc với phụ nữ có thai và cho con bú

Tác dụng phụ của thuốc Bactamox 1g

Hiếm gặp các trường hợp sau:

  • Viêm ống kẽ thận.
  • Suy gan, rối loạn chức năng.
  • Rối loạn thần kinh: mất ngủ, lo âu, căng thẳng.
  • Các triệu chứng dị ứng: nổi mày đay, rối loạn đường hô hấp.
  • Rối loạn huyết học: gây thiếu máu, tiểu cầu và bạch cầu giảm.
  • Viêm ruột giả mạc.

Cần thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp một trong các trường hợp trên.

Lưu ý

  • Bệnh có thể nặng hơn do bội nhiễm nấm hay vi khuẩn gây bệnh khác (do vi khuẩn Pseudomonas hoặc nấm Candida). Vì vậy nên ngưng sử dụng thuốc ngay khi thấy xuất hiện bội nhiễm và thông báo kịp thời tình trạng bệnh cho bác sĩ.
  • Các chỉ số transaminase của gan có thể tăng.  Trong trường hợp bệnh nhân phải sử dụng thuốc kéo dài, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm tra định kỳ chức năng của  gan, thận, tủy xương.
  • Đối với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị Lyme thì cần phải thận trọng vì việc sử dụng thuốc này có thể gây hội chứng Sulfone.
  • Thuốc có tác dụng làm giảm nhẹ sự liên hệ nồng độ của estriol và estrone với estradiol có trong huyết thanh. Vì vậy đối với bệnh nhân nữ đang sử dụng biện pháp tránh thai estrogen hoặc progestin cần sử dụng thêm các biện pháp tránh thai hỗ trợ.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc đối với các đối tượng: trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người lái xe, người vận hành máy móc.

Dược động học

Amoxicillin

  • Hấp thu: Amoxicillin tồn tại bền vững trong môi trường acid của dịch vị dạ dày. Amoxicillin được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, hấp thu không bị phụ thuộc bởi thức ăn.
  • Phân bố: Trừ mô não và dịch não tủy thì Amoxicillin phân bố vào hầu hết các dịch trong cơ thể. Tuy nhiên Amoxicillin lại dễ dàng khuếch tán vào dịch não khi màng não bị viêm. Nồng độ Amoxicillin trong máu sẽ đạt khoảng 4-5mcg/ml sau khi uống liều 250mg/1-2 giờ, từ 8-10mcg/ml sau khi uống 500mg.
  • Thải trừ: Trong vòng 6-8h thì có đến 60% liều uống Amoxicillin bị thải trừ ra nước tiểu. Amoxicillin có thời gian bán thải khoảng 1 giờ, thời gian này bị kéo dài ở trẻ em và người lớn tuổi, 7-20 giờ ở người suy thận.

Sulbactam

  • Hấp thu: Qua đường tiêm và đường tiêu hóa
  • Phân bố: Sulbactam có khả năng khuếch tán tốt vào các mô và dịch cơ thể
  • Thải trừ: chủ yếu qua nước tiểu

Tương tác thuốc

  • Tránh dùng đồng thời với Probenecid vì khi dùng kết hợp hai loại này có thể tăng nồng độ thuốc Bactamox trong máu do Probenecid có tác dụng làm giảm bài tiết thuốc Bactamox ở ống thận.
  • Các loại thuốc làm giảm tác dụng diệt khuẩn của Penicillin không nên dùng kết hợp như: Chloramphenicol, Macrolide,Sulfonamide và Tetracycline
  • Trong cận lâm sàng: Amoxicillin làm ảnh hưởng đến lượng protein trong huyết thanh toàn phần. Nồng độ glucose trong máu giảm nếu hàm lượng Amoxicillin tăng cao

Để đề phòng những tương tác không đáng có, trước khi sử dụng thuốc cần thông báo cho bác sĩ về những thuốc đang sử dụng trước đó.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Bactamox 1g
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Bactamox 1g

Cách xử lý khi quá liều, quên liều

Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Bactamox 1g

Nếu có biểu hiện bất thường khi dùng quá liều thuốc Bactamox cần phải thông báo ngay cho y bác sỹ hoặc nhân viên ý tế gần nhất. Đối với những  biểu hiện bất thường cần phải cấp cứu thì gọi ngay đến số điện thoại 115 để được hướng dẫn sơ cứu và điều trị kịp thời. Khi đến nơi cấp cứu cần mang theo đơn thuốc để bác sĩ chẩn đoán triệu chứng và điều trị kịp thời.

Cách xử lý khi quên một liều thuốc Bactamox 1g

Theo thông thường, trong khoảng thời gian 1-2 giờ so với thời gian quy định trong đơn thuốc thì vẫn có thể dùng thuốc trừ khi quy định thời gian trong đơn thuốc nghiêm ngặt hơn thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, không nên uống bù thuốc khi thời gian phát hiện quên thuốc quá xa thời điểm cần uống thuốc vì có thể gây nguy hiểm. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Tham khảo thêm:

Thuốc Combikit: Công dụng, Liều dùng, Lưu ý tác dụng phụ, Giá bán

Thuốc Azithromycin: Tác dụng, Liều dùng, Cách sử dụng & Lưu ý, Giá bán

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn