Nhiều người thường có những câu hỏi: Bệnh trĩ có tự khỏi được không? Có cách nào giúp búi trĩ co lên một cách tự nhiên? … Bài viết dưới đây ITP Pharma sẽ giải đáp những thắc mắc đó và hướng dẫn cho bạn đọc những phương pháp dân gian giúp điều trị bệnh trĩ.
Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ
Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường được gọi là bệnh trĩ nhẹ. Ở giai đoạn này, người bệnh thường có một số triệu chứng nhẹ như khó chịu, ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn, đôi khi thấy chảy máu khi đi ngoài và thường không gây nguy hiểm. Đa số bệnh nhân khi ở giai đoạn này có đáp ứng tốt, triệu chứng thuyên giảm nhanh sau khi thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc và áp dụng mẹo chữa bệnh tại nhà.
Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường có 1 số biểu hiện tổn thương thực thể như:
- Đối với trĩ nội: búi trĩ hình thành nhưng nằm sau trong ống hậu môn, do đó người bệnh không thể quan sát bằng mắt thường.
- Đối với trĩ ngoại: búi trĩ hình thành và thò nhẹ ra ngoài hậu môn. Người bệnh có thể nhận thấy, tuy nhiên triệu chứng lại không rõ rệt.
Triệu chứng cơ năng:
- Vùng da xung quanh hậu môn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu, ngứa ngáy do hậu môn tiết dịch nhầy.
- Có cảm giác sưng nhẹ ở niêm mạc hậu môn kèm cảm giác đau rát, khó chịu.
- Thấy có máu lẫn trong phân khi đi ngoài hoặc máu dính trên giấy vệ sinh.
- Đối với trường hợp trĩ ngoại, người bệnh có thể có cảm giác vướng víu, hơi cộm ở vùng hậu môn và cảm thấy đau rát nhẹ sau khi đi đại tiện.
- Đối với trường hợp trĩ nội thì người bệnh hầu như không thấy đau đớn hay khó chịu trong giai đoạn này.
Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Bệnh trĩ có bản chất là hiện tượng căng giãn tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn do phải chịu một áp lực lớn trong thời gian dài. Đây là bệnh mãn tính nên tiến triển dai dẳng và không thể khỏi hoàn toàn dù đã áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
Theo các chuyên và các bác sĩ chuyên môn, bệnh trĩ nhẹ ít tác động đến sức khỏe và ít gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy vậy, bệnh không thể tự khỏi mà bắt buộc bệnh nhân phải có các phương pháp điều trị và xử lý phù hợp.
Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng bởi thực tế cho thấy, những người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường có đáp ứng tốt, triệu chứng giảm nhanh chóng nếu sử dụng các phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Nhờ vậy, bạn có thể kiểm soát quá trình phát triển của bệnh và làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Búi trĩ có tự co lại không?
Thông thường, búi trĩ phát triển với 4 cấp độ:
- Độ 1: búi trĩ hình thành, chưa sa ra ngoài hậu môn.
- Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài và có thể tự co lên được
- Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài nhưng phải dùng tay ấn vào mới co lên được.
- Độ 4: búi trĩ không thể co lên được.
Theo như các giai đoạn hình thành và phát triển của búi trĩ có thể thấy, búi trĩ không thể tự co lên được, đồng thời nó có chiều hướng phát triển nặng thêm nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời.
Tuy vậy, khi mới ở giai đoạn nhẹ (giai đoạn đầu), búi trĩ hoàn toàn có thể co lại nếu bạn chủ động điều trị bệnh ngay từ thời điểm đó. Nếu để lâu, búi trĩ sẽ phát triển đến kích thước lớn khiến chúng bị sa ra ngoài, mất hoàn toàn khả năng co vào trong, dẫn đến búi trĩ bị viêm, nhiễm khuẩn, nặng nhất là hoại tử búi trĩ gây nguy hiểm cho người bệnh.
Do vậy, để giảm nguy cơ bệnh phát triển nặng hơn, ngay từ khi còn ở giai đoạn nhẹ, bạn nên áp dụng một số biện pháp điều trị bệnh. Trong phần tiếp theo dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một vài cách làm co búi trĩ tự nhiên, an toàn mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
Cách làm búi trĩ tự co lên một cách tự nhiên
Cách thứ nhất: tập thể dục
- Bài tập thể dục 1: co thắt hậu môn
-
- Thả lỏng toàn thân, tinh thần tập trung vào vùng bụng dưới.
- Hít vào một hơi, khép và ép chặt 2 bên mông, đùi lại với nhau. Lưỡi đẩy lên hàm trên và tiến hành co thắt hậu môn như khi nhịn đi ngoài.
- Nín thở và giữ nguyên động tác trong 5 giây rồi thở ra từ từ, thả lỏng cơ thể để các cơ ở hậu môn trở về trạng thái bình thường.
- Thực hiện 20-30 lần bài tập này, mỗi ngày tập 2-3 lần.
- Bài tập thể dục 2: đi bộ
-
-
- Người đứng ở tư thế thẳng lưng, hai tay khép hờ song song với thân, tập trung tinh thần vào vùng bụng dưới, ngón chân bám chặt vào nền nhà.
- Bắt đầu co hậu môn và đi bộ từng bước kết hợp hít, thở đều đặn. Duy trì động tác này trong khoảng 100m đầu tiên.
- Đứng yên trong 10 giây rồi thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi khoảng 1 phút rồi tiếp tục thực hiện.
- Nên thực hiện hàng ngày, mỗi lần làm 15 phút.
- Bài tập này tạo cho người bệnh có thói quen co thắt hậu môn mỗi khi di chuyển giúp cho búi trĩ co lại rất tốt.
-
Cách thứ hai: sử dụng các bài thuốc nam chữa bệnh trĩ
Hiện nay trong y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, có khả năng làm bền tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn, qua đó tác động từ bên trong giúp búi trĩ co dần lên một cách tự nhiên. Có 3 bài thuốc mà người ta thường sử dụng như sau:
- Bài thuốc thứ nhất: dùng cây huyết dụ
Cách làm: rửa sạch lá huyết dụ và cắt thành những đoạn ngắn, cho vào nồi đã đổ sẵn 2 bát nước. Đun sôi nước còn 1 bát và chia làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện cho đến khi thấy sự cải thiện rõ rệt.
- Bài thuốc thứ hai: gồm các vị thuốc sau: 20g cây cỏ mực, 16g cỏ bồ hoàng, 16g trắc bá diệp, 20g ngó sen.
Cách làm: rửa sạch các nguyên liệu trên, vớt ra để ráo nước, cắt nhỏ rồi sao vàng. Sau đó cho hỗn hợp vào ấm sắc, đổ thêm 5 bát nước và đun sôi còn 2 bát. Uống trước bữa trưa và bữa tối 30 phút. Kiên trì thực hiện cho đến khi thấy búi trĩ co lại và không còn thò ra.
- Bài thuốc thứ ba gồm các vị thuốc sau: 30g lá bỏng, 10g lá trắc bá diệp, 10g ngải cứu, 10g cỏ mực.
Cách làm: đem rửa sạch lá trắc bá diệp và ngải cứu rồi sao cho cháy đen. Cho hỗn hợp đã sao vào ấm đã có cỏ mực và lá bỏng, đổ 5 bát nước và đun sôi lấy nước uống. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi thấy búi trĩ co lên hoàn toàn.
Tham khảo:
[Bác sĩ tư vấn] 7 cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản và hiệu quả nhất
Bệnh trĩ để lâu có sao không?
Nhiều người thắc mắc rằng bệnh trĩ để lâu có sao không, thì theo như các giai đoạn phát triển của bệnh, câu trả lời chắc chắn là có. Bệnh trĩ tuy không phải bệnh hiểm nghèo nhưng việc không chữa trị kịp thời sẽ làm bệnh chuyển biến nặng và nguy cơ cao gây các biến chứng cho người bệnh. Một số triệu chứng khó chịu như:
- Đi ngoài ra máu: lượng máu nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều, hay chóng mặt, ngất xỉu, thường xuyên đau đầu, mệt mỏi,…
- Viêm ngứa, đau rát vùng hậu môn: búi trĩ tiết ra nhiều dịch nhầy gây ngứa ngáy, viêm nhiễm. Ngoài ra khi để lâu, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau rát, khó chịu ở hậu môn.
- Bội nhiễm: búi trĩ hình thành ở hậu môn làm cho việc vệ sinh và chăm sóc trở nên khó khăn hơn. Do đó, nếu người bệnh không vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào các cơ quan bên trong gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ gây bội nhiễm, từ đó càng làm bệnh trầm trọng thêm.
- Ngoài ra còn có các triệu chứng nguy hiểm như: tắc mạch trĩ ngoại, tắc mạch trĩ nội, trĩ sa nghẹt, nặng hơn có thể vỡ búi trĩ.
Hiện nay, việc chữa trị không hề khó khăn hay tốn quá nhiều thời gian, bạn vẫn có thể sinh hoạt và đi làm bình thường chứ không phải nằm yên một chỗ để chữa bệnh như những bệnh khác. Các phương pháp chữa bệnh cũng ngày càng tiến bộ và đa dạng hơn nên bạn hoàn toàn có thể tự do lựa chọn phương pháp phù hợp. Bệnh trĩ không nên để lâu, nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng làm khó chữa trị.
Xem thêm:
10 Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian đơn giản và hiệu quả