[Bác sĩ giải đáp] Bệnh trĩ có cần kiêng rau muống không?

Ngày viết:
Hình ảnh bệnh trĩ có nên ăn rau muống không
Hình ảnh bệnh trĩ có nên ăn rau muống không
Đánh giá post

Hiện nay, bệnh nhân bệnh trĩ cấp độ nhẹ thường lựa chọn những phương pháp dân gian trị bệnh. Tiêu biểu là những phương pháp sử dụng rau muống. Nhưng nhiều người còn đắn đo bệnh trĩ có nên ăn rau muống không? Hãy cùng ITP Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là biểu hiện của tình trạng các tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị phồng lên, sưng do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc do các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép thường xuyên. Bệnh trĩ thường gặp phải ở đối tượng trung niên, tuy nhiên hiện nay đang có dấu hiệu trẻ hóa do những người trẻ trong độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi đang có nguy cơ mắc bệnh khá cao do lối sống sinh hoạt không hợp lý, ăn uống thiếu khoa học, hoặc do đặc trưng nghề nghiệp thường xuyên phải ngồi quá nhiều.

Bệnh trĩ được chia làm hai loại chính dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ đó là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoài. Trong mỗi bệnh trĩ nội và trĩ ngoại lại được chia thành nhiều cấp độ ứng với các giai đoạn khác nhau.

  • Bệnh trĩ nội: búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn, trên bề mặt của lớp niêm mạc. Khi mới khởi phát bệnh không gây là quá nhiều đau đớn và không thể quan sát bằng mắt thường được. Chỉ phát hiện ra bệnh khi tình trạng trở nên nặng hơn hoặc khi đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa.
  • Bệnh trĩ ngoại: búi trĩ được hình thành và phát triển ở bên rìa hậu môn, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được búi trĩ. Búi trĩ có thể quan sát được bằng mắt thường và có thể cảm nhận được kích thước của búi trĩ khi sờ nhẹ. Tình trạng chảy máu vùng hậu môn ít xuất hiện ở người mắc bệnh trĩ ngoại nhưng lại làm xuất hiện nhiều cảm giác đau đớn cho người bệnh, đặc biệt khi là ngồi.

    Hình ảnh bệnh trĩ có nên ăn rau muống không
    Hình ảnh bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Việc điều trị bệnh trĩ nên được phát hiện sớm và thực hiện điều trị kịp thời. Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng y học hiện đại thì bạn có thể sử dụng các biện pháp dân gian giúp làm giảm các triệu chứng cho người bệnh trĩ. Một trong số đó chính là sử dụng rau muống giúp làm giảm các triệu chứng của người bệnh trĩ. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả không và áp dụng phương pháp này ra sao, hãy cùng tìm hiểu các thông tin liên quan dưới đây.

Công dụng của rau muống trong chữa bệnh trĩ

Rau muống là loại rau hết sức quen thuộc với người dân Việt Nam, thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn gia đình. Trong y học cổ truyền, rau muống có vị đắng, cay, tính hơi lạnh, trong rau muống có chứa các hoạt chất kháng khuẩn giúp phòng ngừa mụn nhọt, tiêu viêm, đặc biệt rau muống còn có tác dụng làm thuyên giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức cho người bệnh trĩ.

Rau muống có tác dụng nhuận tràng, tốt cho đường tiêu hóa do rau muống có hàm lượng chất xơ cao. Cũng do hàm lượng chất xơ cao nên rau muống có tác dụng thuyên giảm và phòng ngừa chứng táo bón, giúp hạn chế làm các triệu chứng nặng hơn cho người bệnh trĩ. Chính vì vậy, hãy tích cực bổ sung chất xơ bằng cách ăn rau muống.

Trong rau muống còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng với hàm lượng cao như threonine, vitamin A, C, leucin, valin, sắt, canxi, protein,…có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, nâng cao sức đề kháng, chống mệt mỏi giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh trĩ.

Bên cạnh đó rau muống còn có công dụng hạn chế được nhiều bệnh khác như giúp hạ sốt, giải nhiệt, loại trừ độc tố, ngăn ngừa bệnh ung thư ruột – trực tràng, chống lại các chất oxy hóa gây hại cho gan, ngăn ngừa ung thư vú.

Đối với người bệnh trĩ nặng, có kèm theo tình trạng đại tiện ra máu làm dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu thì việc ăn rau muống cũng chính là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Công dụng này là do trong rau muống có chứa sắt với hàm lượng cao, là nguyên liệu quan trọng cho quá trình tạo máu. Chính vì vậy mà rau muống chính là một loại rau rất hiệu quả cho người bệnh trĩ.

Hình ảnh bệnh trĩ có nên ăn rau muống không
Công dụng của rau muống trong chữa bệnh trĩ

Rau muống biển có tác dụng chữa bệnh trĩ?

Rau muống biển là cây sống lâu năm, khi thoáng nhìn thì bề ngoài của rau muống biển tương tự giống với cây rau muống. Rau muống biển là loại cây mọc bò trên mặt đất, thân đặc và phân nhiều nhánh hơn so với rau muống thường. Lá của rau muống biển có hình móng ngựa, mọc so le, phần lá non có hai mảnh cụp vào nhau. Khi ngắt có nhựa đục như nhựa khoai lang, trong lá và dây đều có chứa nhựa.

Theo Y học cổ truyền, rau muống biển là một vị dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Dược liệu có vị đắng, cay, tính hơi lạnh, quy vào 2 kinh tỳ và can. Rau muống biển có tác dụng tiêu ung, trừ phong thấp, tán kết dùng trong điều trị cảm mạo, tê thấp, sốt rét, sốt, chân tay nhức mỏi, chữa thủy thũng, thông tiểu tiện, chữa trĩ xuất huyết và chữa đau bụng.

Bệnh trĩ có cần kiêng rau muống không?

Từ trước đến nay nhiều người vẫn quan niệm rằng rau muống là nguyên nhân gây nên sẹo lồi nên ăn nhiều rau muống sẽ làm cho búi trĩ lòi ra nhiều hơn, làm cho tình trạng bệnh trĩ nặng hơn. Đây là một quan niệm sai lầm, việc bạn cố gắng kiêng ăn rau muống khi bị bệnh trĩ là điều hoàn toàn không cần thiết.

Như đã nói ở trên, rau muống có chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng có tác dụng tốt với người bệnh trĩ. Chính vì vậy, người bệnh trĩ không cần  phải kiêng ăn rau muống, thậm chí ăn rau muống là một việc được khuyến khích để giúp cải thiện các triệu chứng của người bệnh trĩ.

Trong một số trường hợp người bệnh sử dụng thuốc đông y để điều trị bệnh trĩ cũng lo lắng liệu có phải kiêng kị rau muống hay không? VIệc kiêng một số thực phẩm trong quá trình sử dụng thuốc đông y là một điều cần thiết do một số loại thực phẩm có thể có tính tương kỵ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc hay thậm chí có thể gây hại đến sức khỏe con người bệnh. Tuy nhiên việc kiêng quá nhiều thứ mà không cần thiết không không tốt, bởi có nhiều thực phẩm là rất cần thiết cho cơ thể. Không phải cứ lúc nào sử dụng thuốc đông y đều phải kiêng ăn tôm, cua, rau muống, giá đỗ, thịt gà, ốc,…mà phải tùy vào từng thuốc sử dụng.

Bạn chỉ cần kiêng ăn rau muống khi sử dụng những vị thuốc gây tương kỵ với rau muống. Ví dụ trong trường hợp sử dụng các thuốc có vị độc (độc trị độc) để điều trị thì ăn rau muống có thể làm giảm tác dụng điều trị của vị thuốc.

Hãy khám và điều trị bệnh tại các cơ sở có uy tín và tuân thủ đúng theo đúng hướng dẫn mà thầy thuốc đưa ra để đảm bảo sức khỏe của bản thân và để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tham khảo:

10 Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian đơn giản và hiệu quả

Cách trị bệnh trĩ bằng rau muống

Rau muống ta và rau muống biển hiện đang là hai loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho người bệnh trĩ. Tuy nhiên, rau muống biển được nhiều chuyên gia trong ngành khuyên sử dụng hơn do đem lại hiệu quả cao hơn trong hỗ trợ điều trị cho người bệnh trĩ.

Dưới đây là một số cách sử dụng rau muống biển được nhiều người sử dụng và áp dụng thường xuyên như:

Cách 1: Hầm lòng lợn với rau muống trị bệnh trĩ

Nguyên liệu: 500g lòng lợn, 30g rau muống biển.

Cách làm: Làm sạch lòng lợn bằng nước muối, rau muống biển đem đi rửa sạch. Sau đó đem nguyên liệu hầm đến nhừ rồi chia ra thành hai lần ăn.

Rau muống hầm lòng lợn là một trong những cách chữa bệnh trĩ nội ngoại hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Món ăn này có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, điều trị và ngăn ngừa táo bón, giúp giảm thiểu các cơn đau và tình trạng chảy máu hậu môn ở người bệnh trĩ.

Để có được hiệu quả tốt nhất bạn nên sử dụng món này liên tục trong 10 ngày, sau đó nghỉ khoảng từ 1 đến 2 tuần rồi tiếp tục ăn lại.

Hình ảnh bệnh trĩ có nên ăn rau muống không
Rau muống hầm lòng lợn là một trong những cách chữa bệnh trĩ nội ngoại hiệu quả

Cách 2: Trị bệnh trĩ bằng canh rau muống

Nguyên liệu: 30 đến 60g rau muống biển tươi (hoặc từ 10 đến 20g loại khô), 500ml nước.

Cách làm: Rau muống biển đem rửa sạch, bỏ vào một cái ấm sạch rồi tiến hành sắc với lửa nhỏ trong khoảng thời gian 15 phút. Sau khi sắc xong thì chắt lấy phần nước và bỏ bã. Sử dụng phần nước cốt để uống.

Ngoài ra, bạn còn có thể đem luộc khoảng 100g rau muống với 2 lít nước. Vớt rau muống ra và tiếp tục đun phần nước với 100g đường đến khi hỗn hợp cô đặc nhìn giống như siro thì dừng. Sử dụng phần nước để uống còn phần rau vớt ra có thể đem ăn kèm với cơm.

Cách 3: Trị bệnh trĩ bằng bã rau muống biển

Nguyên liệu: một nắm rau muống biển, cối chày.

Cách làm: rau muống đem nhặt bỏ lá sâu úa rồi rửa sạch bằng nước muỗi pha loãng. Cho phần rau muống đã rửa sạch vào cối và tiến hành giã. Sau đó đem phần rau muống đã giã đắp vào búi trĩ.

Người bệnh nên đắp vào buổi tối trước khi đi ngủ, nên đắp thuốc khoảng 20 phút rồi mới đi rửa sạch để cho các hoạt chất có trong rau muống có thể thẩm thấu và ngấm vào trong búi trĩ để phát huy tác dụng. Cách này có tác dụng giúp kháng khuẩn, tiêu sưng, chống nhiễm trùng cho vùng búi trĩ, đây là một cách hiệu quả cho người bệnh có búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh trĩ ngoại.

Hình ảnh bệnh trĩ có nên ăn rau muống không
Dùng bã rau muống một cách hiệu quả cho người bệnh có búi trĩ sa ra ngoài

Cách 4: Trị bệnh trĩ bằng bột rau muống

Nguyên liệu: một nắm rau muống biển.

Cách làm: rau muống đem rửa sạch, loại bỏ lá sâu, úa sau đó đem đốt hoặc sao rau đến khi bên ngoài cháy đen nhưng chưa thành tro. Sau đó đem đi nghiền thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh sạch có nắp đậy. Mỗi lần sử dụng lấy một ít bột hòa với nước thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa trực tiếp vào búi trĩ.

Đây là một cách sử dụng rau muống điều trị bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả, bạn nên thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ và để qua đêm rồi rửa sạch lại vào sáng hôm sau để hiệu quả điều trị đạt tốt hơn.

Cách 5: Xông hơi búi trĩ bằng rau muống

Nguyên liệu: một nắm rau muống biển, củ sả, lá dây đau xương, một ít vỏ dừa khô.

Cách làm: lá rau muống đem rửa sạch, giã nhỏ rồi đem trộn với các nguyên liệu khác. Đem tất cả nguyên liệu đốt đến khi có nhiều khói bốc lên thì tiến hành xông khói.

Đây là cách được áp dụng rộng rãi ở Campuchia, thực hiện thường xuyên mỗi ngày 1 lần kể từ khi búi trĩ sa ra ngoài hay bệnh trĩ có dấu hiệu sưng đau.

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng rau muống

Sử dụng rau muống để điều trị bệnh trĩ là một phương pháp dân gian với cách làm đơn giản nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng cách này có hiệu quả. Bạn hãy lưu ý lại một số điều sau đây để có thể áp dụng phương pháp này hiệu quả nhé.

  • Người bệnh cần rửa thật sạch rau muống, rửa rau với nước muối pha loãng nhiều lần để đảm bảo rau muống đã được rửa sạch, hợp vệ sinh.
  • Người bệnh tuyệt đối không ăn rau muống sống bởi trong rau muống sống có thể còn tồn tại một số loài ký sinh trùng tự nhiên sẽ gây nên những biểu hiện đến sức khỏe người dùng như đau bụng nhẹ, tiêu chảy, rất nguy hiểm.
  • Không nên sử dụng rau muống cho người bệnh đang có các vết thương trên da, người bệnh gout, bệnh khớp hay bị sỏi thận.
  • Trong thời gian sử dụng rau muống để điều trị, người bệnh nên kiêng kị một số loại thực phẩm như sữa chua, sữa bò, pho mát. Do đây là những thực phẩm sau khi đi vào dạ dày sẽ dễ dàng kết hợp với nhau gây ra các phản ứng hóa học làm thay đổi về chất làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Người bệnh nên kiên trì áp dụng và thực hiện phương pháp này thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
  • Không nên áp dụng phương pháp này cho phụ nữ đang mang thai.
  • Trong quá trình áp dụng phương pháp mà không có hiệu quả hay thậm chí nhận thấy tình trạng bệnh chuyển biến xấu và trở nên nghiệm trọng hơn thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm:

[Bác sĩ tư vấn] 7 cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản và hiệu quả nhất

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn